Mối quan hệ cơm chẳng lành giữa Putin và Hillary Clinton

Lập trường cứng rắn của bà Clinton với ông Putin trong quãng thời gian bà làm ngoại trưởng có thể là yếu tố khiến Nga không mong bà trở thành tổng thống Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gặp Tổng thống Nga Putin tháng 9/2012. Ảnh: AFP.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gặp Tổng thống Nga Putin tháng 9/2012. Ảnh: AFP.

Các tin tặc tuần này công bố khoảng 20.000 email bị đánh cắp từ máy chủ của Uỷ ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC). Chúng cho thấy các quan chức DNC, nhẽ ra phải duy trì quan điểm trung lập, lại ưu ái bà Clinton hơn so với đối thủ trong đảng là Bernie Sanders.

Một số nhà nghiên cứu bảo mật cho rằng vụ việc có liên quan đến chính phủ Nga, nhưng điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc này. "Chúng tôi không làm việc với tin tặc. Chúng tôi không liên quan đến hoạt động như vậy ", Dmitry Peskov, phát ngôn viên điện Kremlin, nói.

Nhân những lùm xùm quanh vụ việc này, các quan chức và chuyên gia Mỹ đã hướng sự chú ý đến mối quan hệ "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" giữa bà Hillary Clinton và Tổng thống Nga Putin.

Gốc rễ căng thẳng

Theo Time, năm 2009, ngay sau khi Tổng thống Obama nhậm chức, bà Hillary, với tư cách là ngoại trưởng mới được bổ nhiệm, đã khởi xướng điều Nhà Trắng gọi là "tái thiết lập" quan hệ với Nga. Vào thời điểm đó, ông Putin đã định vị mình như một đối thủ của Mỹ, hoặc ít nhất là đối trọng với ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới.

Ông Putin khi đó đang giữ chức thủ tướng, còn ông Medvedev giữ chức tổng thống. Khác với ông Putin, Tổng thống Medvedev đã thể hiện mình là người thiên về phương Tây và có hứng thú đặc biệt với các tiện ích công nghệ cao của Mỹ.

Điều này đem lại cơ hội cho Washington và trong năm nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Obama, Mỹ đã cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt hơn với Nga thông qua ông Medvedev. Với tư cách là ngoại trưởng, bà Clinton đã giám sát những nỗ lực này. Tổng thống hai bên đã đến thăm lẫn nhau, ông Obama đến Nga năm 2009, và ông Medvedev đến Mỹ năm 2010, thiết lập một loạt các thỏa thuận hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực, từ chống khủng bố đến kinh tế công nghệ cao.

Tuy nhiên, đối với những người giữ lập trường cứng rắn với phương Tây ở Điện Kremlin, nỗ lực của bà Clinton để kết bạn với ông Medvedev được coi là nhằm làm xói mòn vai trò của ông Putin như một đối trọng với sự thống trị của Mỹ trong vấn đề thế giới.

Mùa xuân năm 2011, Mỹ và các đồng minh bắt đầu thúc đẩy để mở đường cho can thiệp quân sự ở Libya, nhằm lật đổ chính quyền ông Muammar Ghaddafi. Nhưng nếu không được Nga chấp thuận, phương Tây không thể đạt được nghị quyết tại Liên hợp quốc để có cơ sở pháp lý cho sự can thiệp. Vì vậy, bà Clinton và ông Obama đã gây sức ép với ông Medvedev, và cuối cùng ông đã đồng ý không phủ quyết nghị quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Theo Time, ông Putin rất tức giận trước quyết định này. Ông cho rằng nghị quyết giống "lời kêu gọi thời Trung cổ cho một cuộc thập tự chinh Thiên chúa giáo".

Một số cựu quan chức chính quyền Obama nói rằng khi bà Clinton là ngoại trưởng, bà là quan chức Mỹ tích cực và thẳng thắn nhất trong việc chống lại nỗ lực củng cố quyền lực trong nước và mở rộng ảnh hưởng trong và ngoài khu vực của ông Putin. Bà giữ lập trường đối nghịch với ông Putin trong một loạt vấn đề, bao gồm sự hỗ trợ của Nga với Iran và Syria. Bà Clinton còn từng phát biểu rằng ông Putin cố gắng tái tạo lại Liên Xô.

"Họ rất tức giận vì điều đó", NBC dẫn lời Michael McFaul, đại sứ Mỹ tại Nga năm 2012 - 2014, nhớ lại ác cuộc họp với các quan chức Nga cấp cao. "Tôi là đại sứ vào thời điểm đó, họ vô cùng giận dữ vì bà ấy".

Khi rời khỏi chính phủ, bà Clinton thậm chí còn trở nên gay gắt hơn, đến mức so sánh ông Putin với trùm phát xít Đức Hitler năm 2014, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Những nhận xét này không chỉ làm mất lòng ông Putin mà còn cả công chúng Nga.

"Bà ấy luôn là tiếng nói cứng rắn trong chính quyền của chúng tôi với Nga. Các đồng nghiệp của tôi tại Nhà Trắng cũng phải đồng ý như vậy", ông McFaul nói thêm.

Kỳ cựu hay lính mới

Theo Washington Post, các nhà phân tích thân Điện Kremlin chỉ ra rằng khi ông Bill Clinton là tổng thống Mỹ, ông đã cố gắng hướng Nga đến các chính sách chính trị, pháp lý và kinh tế mới nhưng đa phần đều thất bại. Họ lo ngại rằng bà Hillary sẽ cố gắng làm giống như chồng mình. Khi được hỏi về bà Clinton hồi tháng 4, ông Putin trả lời bằng một câu nói phổ biến ở Nga, ám chỉ vợ chồng thường giống nhau.

Trong vài tháng qua, truyền thông Nga liên tục viết rằng ông Donald Trump sẽ là tổng thống Mỹ có lợi với Nga hơn bà Clinton, do cách tiếp cận của ông với Đông Âu và mong muốn làm đảo lộn hệ thống chính trị Mỹ.

Tuy nhiên, Igor Ivanov, cựu ngoại trưởng Nga lại giữ quan điểm thận trọng. Hiện là chủ tịch Hội đồng Quan hệ Quốc tế Nga, ông viết hồi đầu tháng này rằng: "Thường dễ đạt được một thỏa thuận với các chuyên gia giàu kinh nghiệm, ngay cả khi họ là những nhà đàm phán không linh hoạt và đối tác khó khăn. Họ tự nhận thức được hạn chế của họ và dễ đoán được hành động của họ hơn".

"Chúng ta thường khó làm việc với các 'lính mới' trong chính trị quốc tế, vì sự thiếu kinh nghiệm thường biến thành hành vi thiếu lý trí và khó đoán trước, dẫn đến những quyết định thiên về mặt chủ quan, cảm xúc. Một khi đã có những quyết định sai lầm thì rất khó khắc phục", ông viết.

Theo VNE

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.