Hình ảnh lịch sử trận chiến kinh hoàng tại Trân Châu Cảng 75 năm trước

(Baonghean.vn) - Ngày 7/12/2016 tròn đúng 75 năm trận chiến Trân Châu cảng lịch sử, khi đó máy bay Nhật Bản bất thần tấn công tiêu diệt hạm đội Mỹ. Trận tấn công này  là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Mỹ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii, dẫn đến việc Mỹ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Sáng ngày 7/12/1941, Đô đốc Isoroku Yamamoto phát động cuộc chiến nhằm vào căn cứ Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng. Hơn 180 máy bay được sử dụng trong đợt công kích đầu tiên này. Trong ảnh: Các máy bay của Nhật Bản cất cánh từ tàu sân bay Shokaku chuẩn bị tấn công Trân Trâu Cảng
Sáng ngày 7/12/1941, Đô đốc Isoroku Yamamoto phát động cuộc chiến nhằm vào căn cứ Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng. Hơn 180 máy bay được sử dụng trong đợt công kích đầu tiên này. Trong ảnh: Các máy bay của Nhật Bản cất cánh từ tàu sân bay Shokaku chuẩn bị tấn công Trân Trâu Cảng.
Các phi công của Nhật nhận lệnh trên một tàu khu trục trước khi bắt đầu sứ mệnh ném bom Trân Châu Cảng. Đô đốc Yamamoto Isoroku hi vọng một cuộc tấn công bất ngờ, chớp nhoáng vào hạm đội của Mỹ sẽ làm cho người Mỹ phải cầu hòa, và để Thái Bình Dương cho Nhật tự do bành trướng.
Các phi công của Nhật nhận lệnh trên một tàu khu trục trước khi bắt đầu sứ mệnh ném bom Trân Châu Cảng. Đô đốc Yamamoto Isoroku hi vọng một cuộc tấn công bất ngờ, chớp nhoáng vào hạm đội của Mỹ sẽ làm cho người Mỹ phải cầu hòa, và để Thái Bình Dương cho Nhật tự do bành trướng.
Các máy bay ném bom trên tàu sân bay Val kiểu 99 của hải quân Nhật chuẩn bị cất cánh để tấn công Trân Châu cảng.
Các máy bay ném bom trên tàu sân bay Val kiểu 99 của hải quân Nhật chuẩn bị cất cánh để tấn công Trân Châu cảng.
Máy bay xuất kích từ tàu sân bay Kate kiểu 97 trên đường tiến đánh Trân Châu cảng.
Máy bay xuất kích từ tàu sân bay Kate kiểu 97 trên đường tiến đánh Trân Châu cảng.
Buồng đạn phía trước của tàu khu trục USS Shaw phát nổ sau khi trúng bom của máy bay Nhật vào ngày 7/12/1941.
Buồng đạn phía trước của tàu khu trục USS Shaw phát nổ sau khi trúng bom của máy bay Nhật vào ngày 7/12/1941.
Các thủy thủ Mỹ đứng giữa các xác máy bay tại căn cứ đảo Ford. Tàu khu trục USS Shaw nổ ở giữa hậu cảnh.
Các thủy thủ Mỹ đứng giữa các xác máy bay tại căn cứ đảo Ford. Tàu khu trục USS Shaw nổ ở giữa hậu cảnh.
Hai chiến hạm USS West Virginia và USS Tennessee bốc cháy ngùn ngụt. Cảnh tượng đó được một phi công ném bom Nhật sau đó kể lại là “một cảnh tượng thật hùng vĩ”.
Hai chiến hạm USS West Virginia và USS Tennessee bốc cháy ngùn ngụt. Cảnh tượng đó được một phi công ném bom Nhật sau đó kể lại là “một cảnh tượng thật hùng vĩ”.
Hình ảnh con tàu nổ tung và bị nhấm chìm xuống đáy đại dương. Ảnh tư liệu/nguồn DailyMail
Hình ảnh con tàu nổ tung và bị nhấm chìm xuống đáy đại dương. Ảnh tư liệu/nguồn DailyMail
Một thủy thủ được cứu lên sau khi nhảy khỏi chiến hạm USS West Virginia bị trúng ngư lôi. Chiến hạm USS West Virginia đã bị chìm bên cạnh chiến hạm USS Tennessee.
Một thủy thủ được cứu lên sau khi nhảy khỏi chiến hạm USS West Virginia bị trúng ngư lôi. Chiến hạm USS West Virginia đã bị chìm bên cạnh chiến hạm USS Tennessee.
Sân bay hải quân của Mỹ ở Trân Châu Cảng chỉ còn là một đống đổ nát sau vụ tấn công. Tổng cộng 347 máy bay của Mỹ hoặc bị phá hủy hoặc bị hư hỏng.
Sân bay hải quân của Mỹ ở Trân Châu Cảng chỉ còn là một đống đổ nát sau vụ tấn công. Tổng cộng 347 máy bay của Mỹ hoặc bị phá hủy hoặc bị hư hỏng.
Chiến hạm USS Oklahoma bị lật ngược trong Trân Châu Cảng.
Chiến hạm USS Oklahoma bị lật ngược trong Trân Châu Cảng.
Một máy bay phóng ngư lôi của Nhật được kéo lên khỏi đáy biển. Chỉ có khoảng 10% số máy bay Nhật bị mất tích trong ngày 7/12.
Một máy bay phóng ngư lôi của Nhật được kéo lên khỏi đáy biển. Chỉ có khoảng 10% số máy bay Nhật bị mất tích trong ngày 7/12.
Khoảng 188 máy bay Mỹ bị phá hủy và 159 chiếc hư hỏng. Đây là ảnh những chiếc máy bay bị bỏ lại Căn cứ không quân Hickam Field gần Cảng Trân Châu.
Khoảng 188 máy bay Mỹ bị phá hủy và 159 chiếc hư hỏng. Đây là ảnh những chiếc máy bay bị bỏ lại Căn cứ không quân Hickam Field gần Cảng Trân Châu.
Các thủy thủ ở sân bay hải quân ở Kaneohe, Hawaii cố gắng cứu máy bay bị trúng bom của máy bay Nhật Bản.
Các thủy thủ ở sân bay hải quân ở Kaneohe, Hawaii cố gắng cứu máy bay bị trúng bom của máy bay Nhật Bản.
Và vào 4h chiều ngày hôm sau, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ Franklin D. Roosevelt ký bản tuyên chiến, chính thức đẩy nước Mỹ vào trong sự hỗn loạn của Chiến tranh thế giới II.
Và vào 4h chiều ngày hôm sau, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ Franklin D. Roosevelt ký bản tuyên chiến, chính thức đẩy nước Mỹ vào trong sự hỗn loạn của Chiến tranh thế giới II. 2.402 người Mỹ thiệt mạng, hàng chục chiến hạm bị đánh chìm  hoặc hư hại cùng hàng trăm máy bay bị phá hủy là hậu quả của trận chiến thảm khốc ở Trân Châu Cảng năm 1941.

Thái Bình (tổng hợp)

tin mới

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.