Ông Trump lái xe tải và ông Kim lái máy cày có gì khác biệt?

(Baonghean.vn) - Mặc cho cuộc khẩu chiến qua lại giữa Mỹ và Triều Tiên liên tiếp xảy ra từ đầu năm đến nay nhưng Tổng thống Donald Trump và ông Kim Jong-un  vẫn có điểm chung đặc biệt.

1. Ông Trump leo lên xe tải giữa căng thẳng họp hành

Hình ảnh Tổng thống Trump leo lên xe tải giả vờ lái nhanh chóng lan truyền trên Twitter. Ảnh: AFP.
Hình ảnh Tổng thống Trump leo lên xe tải giả vờ lái nhanh chóng lan truyền trên Twitter. Ảnh: AFP.

Hồi cuối tháng 3/2017, trong khi các thành viên đảng Cộng hòa ở Hạ viện đang vật lộn để giành được sự ủng hộ cho Luật Chăm sóc Sức khỏe Mỹ (AHCA), Tổng thống Trump cũng bận rộn ở Nhà Trắng với những hoạt động riêng.

Ông đã gặp các giám đốc điều hành và lái xe từ các công ty vận tải đường bộ lớn nhất trong nước. Sau khi 2 chiếc xe tải 18 bánh tới Nhà Trắng, tổng thống đã ra bắt tay các CEO và các lái xe. Ông chúc mừng những người có hồ sơ tai nạn không tì vết.

Sau đó, ông Trump leo lên chiếc xe tải, bóp còi vài lần. Ông đóng cửa xe lại và vẫy tay chào các phóng viên. 

Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc vờ lái xe tải của tổng thống nhanh chóng lan truyền trên mạng. Một người dùng Twitter hài hước bình luận hành động bóp còi xe của tổng thống dường như là để hối thúc Hạ viện thông qua dự luật chăm sóc sức khỏe mới được ông ủng hộ nhằm xóa bỏ và thay thế Obamacare.

2. Ông Kim Jong-un cười tươi, lái thử máy kéo, kêu gọi Triều Tiên tự lực

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trổ tài lái máy kéo.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trổ tài lái máy kéo.

Ngày 15/11 nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới thị sát nhà máy sản xuất máy kéo Kumsong, và và kêu gọi người dân Triều Tiên tăng cường tự lực trong bối cảnh Bình Nhưỡng liên tiếp phải hứng chịu các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế.

"Các đầu máy tại Triều Tiên đều được chế tạo từ hầu hết phụ tùng nội địa. Đây không chỉ là những phương tiện vận chuyển, mà còn là những con ngựa thép của tinh thần tự lực, mở ra hướng phát triển của nền kinh tế", ông Kim Jong-un bày tỏ niềm tự hào về khả năng tự phát triển máy móc cơ giới của Triều Tiên giữa lúc phải đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế trong bài phát biểu tại nhà máy Kumsong.

Việc nhà lãnh đạo Triều Tiên đích thân tới thăm các cơ sở kinh doanh là một phần trong nỗ lực nhằm chứng minh cho cộng đồng quốc tế thấy rằng, nền kinh tế Triều Tiên không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt.

3. Những điểm chung giữa hai nhà lãnh đạo
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là một trong những lãnh đạo trẻ tuổi nhất trên thế giới trong khi ông Donald Trump là Tổng thống Mỹ “già nhất” trong lịch sử nước Mỹ. Bất chấp cuộc khẩu chiến gần đây giữa hai người liên quan đến chương trình tên lửa hạt nhân của Triều Tiên, hai lãnh đạo này vẫn có điểm chung.
Cả hai đều lên nắm quyền với hành trang kinh nghiệm chính trường ít ỏi nhưng đã cố gắng bù đắp cho điểm yếu đó bằng cách mạnh dạn khẳng định mình với những người còn hoài nghi cả trong và ngoài nước.
Ở tuổi 27, ông Kim Jong-un trở thành một trong những nhà lãnh đạo trẻ nhất thế giới sau khi cha ông qua đời. Không giống như người cha Kim Jong-il, ông Kim Jong-un có rất ít thời gian thử thách trước khi trở thành người lãnh đạo đất nước Triều Tiên.
Không chỉ giải cứu nền kinh tế vốn gặp nhiều khó khăn vì các lệnh trừng phạt, ông Kim Jong-un đã làm được một việc mà trước đây cha và ông của ông chưa làm được, đó là chế tạo thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, đe dọa lãnh thổ Mỹ.
Tổng thống Trump đánh giá cao việc Kim Jong Un tiếp nhận quyền lực khi còn trẻ và vẫn trụ vững. Ảnh: Asianews.
Tổng thống Trump đánh giá cao việc Kim Jong-un tiếp nhận quyền lực khi còn trẻ và vẫn trụ vững. Ảnh: Asianews.
Còn Tổng thống Mỹ Donald Trump - nhà lãnh đạo “già nhất” lịch sử nước Mỹ - người lên nắm quyền mà không có bất kỳ kinh nghiệm chính trị hay quân sự nào.
Ông chủ Nhà Trắng từng đăng lên Twitter rằng: "Tôi đã cố gắng rất nhiều để trở thành bạn của ông ấy - Kim Jong-un" mà dường như không bận tâm đến việc sử dụng các cụm từ như "người đàn ông tên lửa" và "hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên" có thể khiến lãnh đạo Triều Tiên mếch lòng.
Ngược lại, Triều Tiên cũng tỏ ra không mặn mà với việc cải thiện quan hệ với Mỹ và luôn kiên quyết đáp trả lại những đe dọa từ chính quyền Trump.
Tuy nhiên, 2 nhà lãnh đạo Triều Tiên và Mỹ có nhiều điểm chung hơn những gì họ có thể nhận ra.
Hình ảnh  ông Kim Jong-un vui vẻ thử lái máy kéo tại một nhà máy ở Bình Nhưỡng và ông Trump  lái thử xe tải 18 bánh tại Nhà Trắng hồi tháng 3 cho thấy 2 nhà lãnh đạo Triều Tiên và Mỹ dường như có điểm giống nhau là đều thích lái các loại xe cỡ lớn.
Thái Bình
(Tổng hợp)

tin mới

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?