Tokyo cải cách quân đội nhằm bảo vệ ai?

Nhật Bản đang thay đổi cơ cấu quân đội, tạo lập lực lượng và phương tiện quân sự để có thể sử dụng lực lượng vũ trang ở ngoài lãnh thổ.

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Ảnh: AP
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Ảnh: AP

Nhu cầu chi phí quân sự trong năm tới sẽ tăng nhiều hơn 2,3 % so với  năm 2016. Hãng Reuters lưu ý: kế hoạch chi tiêu quân sự của Nhật Bản có thể được nâng lên đến 5,16 tỷ đô la.

Truyền thông Nhật Bản giải thích việc cần thiết bổ sung ngân sách quân sự sắp tới vì phải tăng chi phí để củng cố chống lại mối đe dọa tên lửa từ phía Triều Tiên. Cũng như việc cấp kinh phí xây dựng tàu ngầm. Đề án tàu ngầm sẽ triển khai vào năm 2023 ở  vùng Biển Đông nhằm chống Trung Quốc. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản Valery Kistanov nói về vấn đề này như sau:

"Trọng tâm vấn đề là phương tiện để đối phó với hải quân Trung Quốc. Củng cố hạm đội tàu ngầm của Nhật Bản, phát triển phương tiện giám sát, tăng cường phương tiện tuần tra. Tiến hành tập trận đặc biệt nhằm nâng cao khả năng tác chiên của lính thủy đánh bộ và bảo vệ những đảo xa, mà theo nhận định của Tokyo, Trung Quốc có thể xâm phạm.

Tất cả điều này, dĩ nhiên, có thể ảnh hưởng đến quan hệ song phương nói chung. Một mặt, căng thẳng có thể sẽ xảy ra. Chắc chắn, Trung Quốc sẽ tính đến điều này trong chiến lược quân sự của mình ở châu Á, cũng như trong quan hệ song phương. Mặt khác, sẽ có những nỗ lực nhằm tìm ra một số thỏa hiệp nào đó, có tính đến lợi ích chung.

Điều này sẽ được thực hiện tại cuộc họp ba bên Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc, được tổ chức tại Tokyo vào tuần tới. Không loại trừ khả năng sẽ có cuộc gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào đầu tháng Chín ở Trung Quốc".

Xin nhắc lại, năm ngoái Nhật Bản đã thông qua gói luật mở rộng phạm vi hoạt động ở nước ngoài của các lực lượng phòng vệ. Ngoài ra, chuyến thăm năm ngoái của Thủ tướng Abe đến Washington đã góp phần làm tăng cường hợp tác quân sự của Nhật Bản với Hoa Kỳ. Ngân sách mới dự tính rằng, lần đầu tiên Nhật Bản sẽ mua tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA của Mỹ với độ cao tối đa lên đến 1000 km.

Những tên lửa này dự tính sẽ triển khai  trên tàu chiến có hệ thống cảnh báo sớm "Aegis". Theo tờ báo "Nihon Keizai", mùa thu này tên lửa sẽ được thử nghiệm trong vùng phụ cận của quần đảo Hawaii, và từ năm 2017 sẽ bắt đầu đưa vào sản xuất.

Mỹ công khai khuyến khích Nhật Bản thành lập các lực lượng quân đội và phương tiện quân sự để tiến tới có thể sử dụng ở nước ngoài, như lãnh đạo Học viện nghiên cứu các vấn đề địa chính trị, nhà phân tích quân sự Konstantin Sivkov cho biết:

"Nhật Bản rõ ràng đang chuẩn bị cho các hoạt động liên quan đến việc sử dụng các lực lượng vũ trang tại những điểm xa xôi,  nơi diễn ra xung đột quân sự. Để làm được việc đó cần phải có tiền, cần hạm đội tàu, cần không quân. Đương nhiên, việc tăng cường sức mạnh quân sự của Nhật Bản sẽ dẫn đến việc Trung Quốc sẽ gia tăng các lực lượng vũ trang của mình.

Nga cũng sẽ bắt buộc phải tăng cường tổ chức các đội tàu, hàng không, lục quân ở vùng Viễn Đông. Bình Nhưỡng sẽ phát triển khả năng hạt nhân của mình, nỗ lực bảo vệ chống hoạt tính quân sự có thể xẩy ra từ phía Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc.

Washington hưởng lợi từ chính sách quân sự hóa của Tokyo. Hoa Kỳ rất tiện sử dụng Nhật Bản như là một thê đội tiền phong và thuộc quyền kiểm soát của họ ở Đông Bắc Á.

Theo Sputnik

tin mới

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.