Vui cùng Diễn Bích

(Baonghean) - Sau 3 năm, chúng tôi mới có dịp trở lại vùng biển Diễn Bích (Diễn Châu). Diễn Bích bây giờ không còn cảnh chợ lấn đường, rác ngập về ngõ xóm; không còn cảnh cãi vã, xô đẩy vì ổ trứng vỡ, nải chuối hay chuyện đổ rác bừa bãi ra chân cầu Diễn Bích, mỗi lần gió thổi bao nilon bay khắp ngõ xóm... Lại nhớ lời ao ước của cụ Cao Bá Thọ đã qua tuổi 90, là lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa duy nhất của xã Diễn Bích: Không biết tôi còn sống đến ngày Diễn Bích có chợ, có bãi rác mới, có nếp sống mới hay không?

Người đầu tiên chúng tôi tìm đến khi về Diễn Bích là nhà cụ cố Thọ. Sức khỏe cụ đã yếu đi nhiều, nhưng niềm vui thì ánh lên trong mắt: “Con à, quê biển của ta đã có nhiều cái mới lắm rồi. Chợ mới này, bãi rác mới này, đường mới nữa... Thế là điều ao ước xưa đã kịp thành sự thật trước khi già này nhắm mắt”. Rồi, câu chuyện của người già lại dẫn chúng tôi về với một thời Diễn Bích chưa xa: “Trước đây, cả làng, cả xã khổ vì cái chợ Hải Trung, khổ vì chuyện rác không có chỗ mà đổ. Khách xa mô có dám mời về thăm. Cả làng ngập rác mà lại bốc mùi từ chợ ni. Dừ về đây rồi, nhất định các con phải ghé chợ mới một thoáng đấy nhá”.
Anh Thạch Đình Nghĩa- Phó Chủ tịch xã dẫn chúng tôi trên những con đường phong quang ra thăm chợ mới ở thôn Quyết Thắng. Có thể cảm nhận rất rõ niềm hứng khởi theo từng bước chân các mẹ, các chị quẩy gánh bún trắng đến từ Diễn Quảng, gánh rau xanh đến từ Diễn Hạnh, gánh mía mật ngọt lừng heo may đến từ Diễn Đồng, Diễn Thái... tụ về “Chợ Diễn Bích”  rộng gần 3000 m2 được Nhà nước đầu tư cho xã nghèo với kinh phí 5,6 tỷ đồng (có phần nhỏ ngân sách xã và đóng góp của bà con). Mới hôm nào, chợ Hải Trung ở một rẻo nhỏ hẹp chỉ khoảng 1000 m2, lại là đầu mối giao thương của cả vùng. Bà con đổ về từ Diễn Ngọc, Diễn Kim, Diễn Kỷ, Diễn Hạnh, Diễn Xuân, Diễn Đồng, Diễn Thái, Diễn Trung... rồi cả bà con huyện Quỳnh Lưu nữa. 1/4 km đường lúc nào cũng chật cứng người. Nào xe ô tô chở cá, kéo theo bao nhiêu lao động bốc cá đứng chen chúc, nào người bán lá thông thui thuyền, người đứng bên những sọt rau chênh ềnh... Chợ kéo dài cả ngày, từ sớm tinh mơ đến chiều tối mịt.  Nhất là dịp lễ, Tết, ngày Rằm, mồng Một, nhiều khi học sinh đi học phải đứng khóc vì muộn giờ, cán bộ xã lên huyện họp cũng muộn, toát mồ hôi chật vật mới qua được “cửa ải” này.  Chưa kể chợ còn không có hệ thống kênh thoát nước, cống nước thải cứ điềm nhiên chảy ra đường. Đã hàng chục năm, chợ Hải Trung cứ “nghiễm nhiên” gây phiền toái như vậy, mất cả mỹ quan, ô nhiễm môi trường, đôi khi mất cả tình nghĩa khi bà bán rau chen vỡ trứng của bà bán trứng, hàng bà bán thịt lấn sang hàng bà bán hoa quả... Không thể đếm hết những lần lực lượng công an, an ninh, trật tự... xóm, xã phải ra giải tỏa mà đâu vẫn hoàn đấy.
Thuyền về bến Diễn Bích
Thuyền về bến Diễn Bích
Đứng trong chợ mới, anh Nghĩa kể: “Đêm trước hôm chuyển chợ, tôi phải ra mắc màn nằm ngủ giữa đình chợ mới này để sớm mai mở cổng sớm cho bà con, với lại để đứng ra giải quyết nếu có tranh giành chỗ bán. Đêm ấy, nhiều bà con cũng không ngủ. Lo “dằm” của mình thì ít, nhưng  mừng là nhiều. Không mừng sao được, sau bao năm thấp thỏm hàng đêm, để ban mai ra lại chen lấn, xô đẩy, bây giờ có được một góc ngồi tươm tất”. Nghe câu chuyện của chúng tôi, chị hàng chuối Trần Thị Tú góp thêm: “Chợ cũ lộn xộn, nói mô hết được. Nhiều phen ngày tuần, họ chen nhau mà mấy nải chuối của tui bẹp hết cả. Vốn liếng thế là đổ sông. Dừ có hẳn chỗ ngồi rộng thoáng thế này, bớt đi bao mối lo”. 
Trong căn nhà nhỏ gần sát chợ Diễn Bích, bác Cao Thị Hoàng vừa bỏm bẻm nhai trầu, tay thoăn thoắt đan lưới bên hiên nhà chia sẻ: “Trước đây cổng nhà tui khi mô cũng chật người. Nhiều bữa muốn ra chẳng ra được. Chợ mới giờ giải tỏa được người, đỡ rác bẩn, mà bán hàng cũng thuận. Con gái tôi bán hàng trong chợ, sáng tới giờ bán hết 4 yến cá, mực rồi”. 
Chuyện chợ là thế, Diễn Bích mấy năm rồi còn bức xúc cả chuyện rác, giờ cũng đã “giải quyết” xong. Trên con đường dẫn về phía biển, chúng tôi gặp chị Trần Thị Hợi, nhà gần chân cầu Diễn Bích: "Từ ngày xã xây dựng được bãi tập kết rác, nhà tui bớt nỗi khổ những lần gió quẩn. Trước đây, bao nilon bay vào nhà, mùi ô uế xộc lên hàng giờ vì người dân đổ rác nhiều ở chân cầu. Mà thực ra người ta đổ khắp nơi, cả đường làng, nghĩa trang, bờ đê, sông... Mừng là bây giờ, xã còn có quy định rõ ràng về chuyện đổ rác. Ai đổ rác không đúng nơi quy định bị phạt tiền, lại không được xét danh hiệu gia đình văn hóa. Vậy nên bà con đã có nhiều chuyển biến”.  
Mua bán trong chợ mới Diễn Bích
Mua bán trong chợ mới Diễn Bích
Với dân số hơn 1 vạn, 2.300 hộ, rất đông hộ buôn bán, làm dịch vụ, tính ra, một ngày, người dân Diễn Bích thải ra  hơn 2 tấn rác. Đất chật, người đông, nhộn nhịp là thế, nhưng khổ vì rác bao nhiêu năm. Sau bao đề xuất, bao lần quyết tâm, bây giờ bãi rác trị giá xây dựng hơn 1 tỷ đồng đã được Nhà nước đầu tư xây dựng, cũng có phần góp sức nhỏ của địa phương. Xã đã thành lập những tổ thu gom rác thải từ các xóm, mỗi tổ 3-4 người. Sắp tới, xã tính đến phương án thu gom hiện đại hơn bằng 2 xe chở rác chuyên dụng để vận chuyển rác ra bãi rác mới ở vùng Sắp Cồn Nước, giáp với Diễn Kim, là vùng xa dân cư...
Anh Nguyễn Viết Mãn- Bí thư Đảng uỷ xã vui vẻ cho biết: Có chợ, làm được bãi tập kết rác thải, không chỉ nhân dân mà bản thân cán bộ cũng rất phấn khởi. Có chợ, nguồn thu ngân sách xã chắc chắn sẽ tăng thêm. Từ 28-30 triệu đồng/năm, nay có nguồn thu từ chợ mới, tạm thu năm đầu 100 triệu đồng/ năm. Những đổi mới ấy, xã sẽ lấy để làm “đà”, tích cực tuyên truyền, vận động người dân trong xã đổi mới phương thức sản xuất, đầu tư phương tiện vươn khơi, phát triển nghề phụ, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng.  Hiện,  3 trường học của 3 cấp học ở Diễn Bích đều kiên cố hoá, đạt đơn vị văn hoá từ năm 2008 đến nay, trong đó trường cấp 1, 2 đạt chuẩn quốc gia. Y tế cũng đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2.  Toàn xã có 6 trạm biến áp, đủ phục vụ tiêu dùng trong toàn xã. Đường giao thông liên xã, thôn, bê tông và nhựa hoá 100%. Tàu khai thác trên toàn xã đạt 200 chiếc, trong đó có 62 chiếc công suất 90 CV trở lên. Sản lượng khai thác hàng năm 7000-8.000 tấn/năm. Tổng doanh thu từ cá một năm trên 100 tỷ đồng...
Tạm biệt Diễn Bích, vui với người dân quê biển chịu thương, chịu khó vươn lên từ nghèo khó, chúng tôi nhìn theo những tấm lưng trần ngư dân đang neo thuyền vào bãi. Vô vàn thuyền về cập bến rợp cờ bay. Trong các ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, các mẹ, các chị thoăn thoắt ngồi đan lưới. Chúng tôi tin một điều, rồi đây, khi có “đà”- như Bí thư Mãn nói thì Diễn Bích còn nhiều đổi thay hơn nữa....
Bài, ảnh: Vinh - Hương

tin mới

Sáp nhập thị trấn Diễn Châu và xã Diễn Thành: Niềm tự hào một danh xưng

Quê hương không chỉ là tên gọi...

(Baonghean.vn) - Về thăm thị trấn Diễn Châu vào thời điểm những người dân ở đây đang băn khoăn trước đề án sáp nhập, có thể thấy được được tình yêu, niềm tự hào của họ với những giá trị hữu hình của quê hương.

Mở ra cơ hội việc làm ‘khủng’ cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh

Mở ra cơ hội việc làm 'khủng' cho lao động Nghệ An - Hà Tĩnh, tại các khu công nghiệp trên cả nước

(Baonghean.vn) - Vừa qua, Công ty Vinayuuki và Công ty cổ phần Dịch vụ 3 Sao ký kết hợp tác độc quyền cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, giai đoạn 2024-2030, mở ra cơ hội việc làm "khủng" tại các khu công nghiệp trên phạm vi miền Trung và miền Bắc, cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh.

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954/ - 7/5/2024), ngày 3/5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Trong khi hầu hết các câu lạc bộ dân ca cấp xã hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh đều được kiện toàn để tiếp cận với chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 29/2021/NQ-HĐND tỉnh thì đến nay một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được tiếp cận.

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) -Sau khi được tòa án tuyên thắng kiện, lấy lại được ruộng thì chỉ không lâu sau, trên thửa ruộng đó xuất hiện nhiều chông sắt bị kẻ xấu cắm. Khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được thủ phạm, thì trong quá trình canh tác, ruộng lúa này lại nghi bị phá hoại một lần nữa.

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.