Thơm ngọt vị chè đâm

(Baonghean) - Lâu lắm tôi mới có dịp trở lại Quỳ Hợp để thưởng thức cốc chè đâm thơm mát bên hồ Thung Mây. Người bán nước chè đâm ngày nào giờ đây tóc đã thêm nhiều sợi bạc. Tôi đỡ bát nước từ bàn tay gầy gầy xương xương của ông, lặng nghe ông kể chuyện quê, chuyện phố, chuyện làm nên bát nước chè đặc biệt này với đầy vơi nỗi niềm…

Ông là Nguyễn Văn Đảm, năm nay tròn 65 tuổi. Quê gốc của ông ở Cẩm Dương, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), cùng gia đình lên bản Cáng, xã Châu Đình (Quỳ Hợp) dắm dân từ năm 1983. Những lần đi nương đi rẫy, sinh hoạt với bà con dân bản, ông học cách làm chè đâm và nghiện nước chè đâm từ lúc nào không hay... 
Ông kể: Tui “vẫn nhớ như in cái buổi làm rẫy giữa hoang vu rừng núi ấy. Khi tui đang đưa tay quệt những giọt mồ hôi, trong cơn khát cháy ruột, thì một lão nông đi qua. Dường như thấy tôi khát quá, ông dừng lại, rót ra từ cái bình nhỏ mang theo một bát nước có màu xanh ngắt, rất lạ mắt: “Này, cậu uống bát nước này cho đỡ khát đã”. Thấy vẻ ngạc nhiên của tui vì màu sắc của bát nước, ông lão thủ thỉ: “Cậu mới lên dắm dân phải không? Chưa uống chè đâm khi nào chứ gì? Nước chè đâm của người Thái vùng này đấy, uống đi, không sợ xốn ruột đâu, uống vào đỡ mệt đấy”.
Lúc đó, tui rất cảm động, uống vội bát nước ông đưa. Ông lão với tui ngồi bên vệ nương, trò chuyện một lúc. Ông lão tên Tùng, là người Thái gốc ở đây. Thấy tui ngạc nhiên vì uống nước chè xanh khi đói mà không hề bị “say”, ông Tùng ôn tồn: "Chè đâm hay là ở chỗ ấy, không như chè xanh mà bà con dưới xuôi vẫn hãm, dù uống nóng, pha thêm thìa mật mía hay ăn cùng kẹo lạc thì cái bụng vẫn không tránh được cái cồn cào trong dạ. Đồng bào Thái uống nước chè đâm, cũng là từ chè xanh mà ra. Chè đâm tốt cho sức khoẻ, ngủ tốt, còn chống được say rượu". 
Thế là kể từ bữa đó, món chè đâm đối với ông Đảm trở thành một thứ thuốc đặc biệt. Khi gắn bó hơn với những bản làng người Thái, ông Đảm đã được hiểu rõ hơn về món nước chè mà ông trót “mang duyên nợ” này: Từ xa xưa, khi người Thái chưa định cư, họ sống bên bìa rừng, sườn đồi, khe suối săn bắt và hái lượm nên rất gần gũi với thiên nhiên. Từng cành cây, ngọn cỏ họ đều đem về nhà, phơi phong cẩn thận, chất vào bì treo trên bếp đun nước uống dần.
Theo thời gian, khi cây chè xanh xuất hiện và du nhập trong đời sống của đồng bào, cũng như các loại cây cỏ khác, người dân cũng đem chè về làm nước uống. Khác với các loại vỏ cây, cỏ cây, thấy cây chè có lá xanh mơn mởn, hoa màu trắng, còn có cả qủa, đồng bào không phơi khô như các lọai cỏ cây, mà hái chè đem về nhà giã nhỏ bằng cối tre, chày cũng bằng thân tre, sau đó cho nước suối vào uống thấy ngon. Dần dần món nước chè này trở thành một thứ đồ uống không thể thiếu được của bà con và được gọi là chè đâm. 
Ông Đảm đang chế biến chè đâm.
Ông Đảm đang chế biến chè đâm.
Làm chè đâm không khó nhưng so với chè xanh om thì mất nhiều thời gian và công đoạn. Ông Đảm vừa tranh thủ vo chè, vừa hướng dẫn cho tôi cách làm chè đâm: Chè xanh hái về đem rửa sạch, vò nhỏ, bỏ vào cối giã nhuyễn. Giã phải đều tay, nước chè mới ngon, giã không nhuyễn khi pha chế chè sẽ bị loãng. Cối giã chè phải làm bằng ống tre già, chày giã chè cũng bằng thân tre. Khi chè giã nhỏ, cho nước sôi nguội vào, dùng đũa tre khuấy đều, lóng 2 lần cho sạch cặn bạ. Mùa hè dùng nước sôi nguội, mùa đông cho 2 lạnh, 1 sôi. Thích uống mát cho vào tủ lạnh. 
Quán nước ông Đảm bao giờ cũng có chè đã đâm sẵn, chưa pha chế. Ông Đảm bảo, khách đến cần uống nóng hay lạnh ông mới pha chế. Ông kể: Ngày trước, bà con bản Cáng, xã Châu Đình thường rủ nhau lên đồi, lên nương vào những đêm trăng sáng phát nương, làm rẫy, ai cũng đem theo ấm chè xanh đâm. Ông mê nước chè đâm rồi mày mò học cách làm chè đâm, ban đầu để phục vụ gia đình, mời bà con trong bản, những lần có bạn dưới xuôi lên thăm, tấm tắc khen chè đâm ngon, uống vào thấy khoẻ người, ngủ ngon, ông nghĩ hay mình bỏ công làm chè đâm bán. Người qua lại Thung Mây uống rất nhiều, cả người Thái và người Kinh. Nhiều người biết làm chè đâm, nhưng họ không có mấy thời gian để làm thứ thức uống khá kì công này nên chủ yếu tìm đến quán ông. Vì vậy, cả Thị trấn Quỳ Hợp có 3 quán chè đâm bán ở xung quanh hồ Thung Mây, lúc nào cũng đông khách. Mảnh đất này đã mang đến no ấm cho gia đình ông  Đảm và quán chè đâm cũng đã giúp con cái ông học hành, thành đạt.
Uống bao nhiêu thứ, đúng là chẳng có nước uống nào lại rẻ như nước chè đâm. Ở Thung Mây này, người ta chỉ bán từ 5 trăm đồng đến 1 nghìn đồng một cốc. 4 giờ sáng vợ chồng ông Đảm đã dậy làm chè. Gần đây nhu cầu uống chè đâm nhiều nên mỗi ngày ông Đảm cũng kiếm được cỡ 1 trăm nghìn. Hôm nào có khách xuôi lên công tác, muốn mua mang về , ông Đảm bán được 2, 3 trăm ngàn.
Vui chuyện, tôi theo chân ông Đảm về thăm nhà ông. Ngôi nhà lọt thỏm giữa bạt ngàn chè. Vợ ông Đảm năm nay cũng bước sang tuổi 60, hàng ngày luôn tay chân trên nương chè, rảnh chút lại ra quán nước chè với ông đến tối khuya mới về nhà.
Làm chè đâm lúc nào cũng thấy vui, ông Đảm bảo thế. Uống chè đâm cũng vậy, đã thành tục không riêng gì người Thái mà bất cứ ở đâu, đã uống là phải đông người, vừa uống vừa trò chuyện rôm rả. Vì vậy, hầu hết người dân ở bản Cáng nói riêng, đồng bào Quỳ Hợp nói chung thường mời nhau uống chè đâm, hôm này nhà này làm, hôm sau nhà khác, mời nhau râm ran khắp bản làng. Chẳng câu nệ vào tận trong nhà, chỉ cần đứng đầu ngõ ới nhau: "Sang uống chè đâm nầy" chân chất, mộc mạc mà ấm áp tình quê.
Tôi kể với ông bà Đảm rằng, không phải bây giờ tôi mới biết đến chè đâm Quỳ Hợp mà từ nhỏ qua câu chuyên của nội tôi, tôi đã lưu giữ một ký ức về thức uống này rồi: Ngày bố tôi chưa lấy mẹ, bố nhận công tác ở huyện miền núi Quỳ Hợp. Là lính trinh sát nên bố có nhiều cơ hội gần gũi với đồng bào Thái, thấy dân bản dùng chè đâm uống thay nước, bố cũng thử rồi mê món này. Mỗi lần về phép, quà của bố là một bao tải to chè tươi. Nội tôi đem phân phát cho bà con, chòm xóm. Bố ghi rất cẩn thận cách làm nước chè đâm cho nội. 4 mùa trong năm nhà tôi lúc nào cũng có chè đâm để uống. Sau này bố lấy mẹ, có chúng tôi, thi thoảng về nội, chúng tôi vẫn thấy nội lọ mọ bên cối giã chè. Trẻ con, chưa biết uống, chỉ thấy cái màu nước xanh ngắt mà trầm trồ: “Nước chi mà đẹp rứa nội?”. Thế là được nghe nội kể…
Chính vì vậy, sau này, đi công tác Quỳ Hợp, bằng giá nào tôi cũng tìm uống chè đâm. Ở phố, giờ đây đã thấy lác đác có quán vỉa hè bán nước chè đâm. Thi thoảng, rủ cô bạn gốc Bắc làm dâu đất Phủ Quỳ đến đường An Dương Vương (T.P Vinh) để thưởng thức chè đâm, họ bán cũng rẻ lắm, chỉ khoảng 2-3 ngàn đồng một cốc. Uống nóng, uống đá, uống có đường, uống không đường, đủ cả…Cô bạn tôi cũng “nghiện” chè đâm, cứ tấm tắc: Lạ lùng thật, uống nhiều thế mà không hề mất ngủ. Có người còn “quảng cáo” thêm: Nếu bị đau lưng, tiểu đường, say rượu hay mỏi mệt, uống chè đâm pha với mật mía người khoẻ ngay. Chè đâm còn giúp tiêu hoá tốt, ngăn ngừa sâu răng, nhiệt miệng… 
Chia tay ông Đảm, tôi đi qua con đường đất đỏ và khe suối hàng ngày ông và vợ mang chè đâm ra phố huyện. Mới đó mà đã gần 15 năm ông ngồi bán nước bên hồ Thung Mây. Lại vui vui nhớ tới lời khoe của ông ban chiều: "Mai có mấy đoàn khách dưới xuôi lên, có mấy cơ quan đặt chè tiếp khách, đêm nay ông nghỉ bán, ở nhà làm chè”. Thế là món chè đâm đặc biệt của đồng bào Thái đã được nhiều người biết tới và yêu thích…
Bài, ảnh: Thu Hương

tin mới

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày10/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kỳ Sơn.

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

(Baonghean.vn) - Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhiều trẻ em ở huyện Tương Dương đã lâm vào hoàn cảnh mồ côi, có nguy cơ phải nghỉ học. Tuy nhiên, sự thiệt thòi của các em đã được bù đắp bằng tình thương, trách nhiệm của những người đỡ đầu qua Chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương”.

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

(Baonghean.vn) - Đậu vào trường công lập là ước mơ của tất cả học sinh và phụ huynh. Nhưng, cơ hội này không dành cho tất cả các em, nhất là với những vùng chỉ tiêu thấp và số lượng học sinh dự thi đông.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

(Baonghean.vn) - Chiều 7/5, đoàn công tác Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Nghệ An do đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị và phổ biến ý định diễn tập khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quỳ Châu.

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

(Baonghean.vn) - Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tỉnh Nghệ An đã, đang và sẽ làm hết sức mình để tri ân công lao của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Quế Phong

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 6/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quế Phong.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

(Baonghean.vn) - Sáng 6/5, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024”, với chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”.