Thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em

(Baonghean.vn)- Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An vừa ban hành xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016 - 2020. Báo Nghệ An giới thiệu toàn văn nội dung Kế hoạch.
Thực hiện Quyết định số 1235/QĐ -TTg ngày 03 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016 - 2020;  Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Nghệ An với những nội dung sau:
I.Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích:
Tạo môi trường thuận lợi và nâng cao năng lực cho trẻ em tỉnh Nghệ An trong việc thực hiện quyền tham gia vào các vấn đề liên quan đến trẻ em theo quy định của pháp luật và Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em.
2. Yêu cầu:
Kế hoạch triển khai cần đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
a) 100% pháp luật, chính sách về trẻ em ở cấp tỉnh và cấp huyện khi xây dựng được tham vấn ý kiến trẻ em
b) 90% các quyết định có liên quan đến trẻ em trong nhà trường được tham vấn ý kiến trẻ em.
c) 90% các quyết định có liên quan đến trẻ em trong cộng đồng, xã hội được tham vấn ý kiến trẻ em.
d) 100% huyện, thành phố, thị xã, mỗi đơn vị triển khai thực hiện ít nhất 01 mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em (sau đây gọi là địa bàn thí điểm).
II. Đối tượng, phạm vi thực hiện
1. Đối tượng: Trẻ em từ 6 tuổi trở lên; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quyền của trẻ em.
2. Phạm vi của Chương trình: Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh.
III. Nội dung kế hoạch
1. Dự án 1: Truyền thông, nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em. 
a) Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức, kỹ năng thực hiện quyên tham gia của trẻ em cho các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân, gia đình và xã hội có trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em.
b) Chỉ tiêu:
- 90% cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hiểu biết và kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em.
- 70% cán bộ chính quyền các cấp tại địa bàn thí điểm có hiểu biết và kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em.
- 90% cán bộ Đoàn, phụ trách Đội, giáo viên tại địa bàn thí điểm có hiểu biết và kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em.
- 70% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em tại địa bàn thí điểm có hiểu biết và kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em.
c) Nội dung:
- Nghiên cứu, xây dựng các tài liệu định hướng công tác truyền thông, các sản phẩm truyền thông về quyền tham gia của trẻ em trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thông tin ở cơ sở và các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về quyền tham gia của trẻ em; tạo điều kiện cho trẻ em tham gia xây dựng tài liệu truyền thông.
- Lồng ghép nội dung truyền thông thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các chương trình chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em ở các cấp, các ngành.
- Hàng năm tổ chức các chiến dịch truyền thông trong tháng hành động vì trẻ em nhăm thay đôi nhận thức và vận động sự tham gia của toàn xã hội ủng hộ việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em.
- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục về thúc đẩy quvền tham gia của trẻ em trên báo in, tạp chí, phát thanh, truyền hình, báo điện tử.
- Tổ chức truyền thông cho các cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường về quyền tham gia của trẻ em; truyền thông tại cộng đồng: tại các nhà văn hóa khối, xóm, bản, xã/phường/thị trấn, tại các dịch vụ tư vấn nhằm thay đổi nhận thức cho trẻ em, cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cán bộ Đoàn, Đội, cha mẹ về quyền tham gia của trẻ em, chú trọng truyền thông kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ trẻ em. Đẩy mạnh truyền thông về quyền tham gia của trẻ em, cam kết, tập huấn, trao đổi biểu dương những tấm gương điển hình về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Theo dõi, đánh giá kết quả các hoạt động truyền thông ừên các phương tiện truyền thông đại chúng, truyền thông trong gia đình, nhà trường, định kỳ đánh giá tác động của hoạt động truyền thông đối với trẻ em, người lớn tại địa bàn thực hiện Chương trình. 
d) Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Các cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
2. Dự án 2: Nâng cao năng lực thực hiện quyền tham gia của trẻ em
a) Mục tiêu: Nâng cao năng lực trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách về bảo đảm quyền tham gia của trẻ em cho các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân, gia đình, xã hội có trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em, chú trọng đối tượng cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, giáo viên, cán bộ đoàn, đội, cha mẹ và trẻ em.Xây dựng, biên tập tài liệu hướng dẫn thực hiện và nâng cao năng lực theo dõi, đánh giá việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em.
b) Chỉ tiêu:
- 90% cán bộ quản lý nhà nước về trẻ em, cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ đến cấp tỉnh đến cấp huyện được nâng cao năng lực về quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, mô hình về quyền tham gia của trẻ em.
- 90% cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cấp xã và cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở khối, xóm, bản được nâng cao năng lực thực hiện quyền tham gia của trẻ em.
- 50% cán bộ Đoàn, Đội, giáo viên tại địa bàn thí điểm được tập huấn, nâng cao năng lực thực hiện quyền tham gia của trẻ em.
- 50% cha mẹ, trẻ em tại địa bàn thí điểm được tập huấn, trang bị kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em.
c) Nội dung:
- Xây dựng văn bản, chính sách và tài liệu hướng dẫn thực hiện quyền tham gia của trẻ em:
+) Nghiên cứu để xây dựng hoặc đề nghị sửa đổi các văn bản pháp luật, chính sách có liên quan đến quyền tham gia của trẻ em. Nghiên cứu, xây dựng quy chế phối hợp giữa các Sở, ngành, đoàn thể ở tỉnh và các huyện, thành, thị trong việc thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em.
+) Xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện quyền tham gia của trẻ em; các quy trình, tiêu chuẩn về quyền tham gia của trẻ em, các kỹ năng làm việc với trẻ em.
-Theo dõi, đánh giá thực hiện quyền tham gia của trẻ em:
+) Xây dựng các tiêu chí giám sát, đánh giá thực hiện quyền tham gia của trẻ em.
+) Tổ chức khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện quyền tham gia của trẻ em.
-Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện quyền tham gia của trẻ em:
+) Xây dựng chương trình, nội dung tập huấn, bồi dưỡng về quyền tham gia của trẻ em cho đối tượng được đào tạo, tập huấn.
+) Tổ chức tập huấn và bồi dưỡng kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về quyền trẻ em và quyền tham gia của trẻ em cho đội ngũ cán bộ các cấp và cộng tác viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
d) Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối họp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
3. Dự án 3: Xây dựng và thực hiện các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em.
Mô hình 1: Diễn đàn trẻ em
Diễn đàn trẻ em là hoạt động để trẻ em nói lên ý kiến, nguyện vọng của trẻ em hoặc để các cơ quan, tổ chức lấy ý kiến của trẻ em về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
a) Mục tiêu: Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh, huyện định kỳ tổ chức 01 lần/năm
b) Nội dung:
- Trẻ em tham gia các trò chơi, giao lưu văn nghệ, tham quan; trẻ em thảo luận nhóm để đưa ra các khuyến nghị, thông điệp, trẻ em tham gia giao lưu với đại diện của lãnh đạo Đảng, chính quyền, Hội đồng nhân dân, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội.
- Truyền thông về Diễn đàn trẻ em và các thông điệp, khuyến nghị của trẻ em, tổng kết, hội nghị, hội thảo đánh giá tình hình thực hiện các Diễn đàn trẻ em.
c) Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Các cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
Mô hình 2: Thăm dò ý kiến trẻ em
Thăm dò ý kiến trẻ em là hình thức tham vấn ý kiến trẻ em thông qua hội nghị, hội thảo, tọa đàm, phiếu hỏi, điện thoại di động, tổng đài tư vấn, internet và các hình thức phù hợp khác.
a) Mục tiêu: ít nhất có 02 huyện, thành phố, thị xã trong quá trình xây dựng pháp luật, chính sách có liên quan đến trẻ em tổ chức thăm dò ý kiến trẻ em.
b) Nội dung:
- Tổ chức các cuộc hội thảo, tập huân, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện mô hình thăm dò ý kiến trẻ em.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn nội dung thăm dò ý kiến trẻ em về các vấn đề, văn bản có liên quan đến trẻ em; hướng dẫn về quy trình thăm dò ý kiến trẻ em, thiết kế và tổ chức triển khai các mô hình thăm dò ý kiến trẻ em.
- Xây dựng báo cáo, tài liệu, đánh giá kết quả, đúc kết kinh nghiệm và khuyến nghị khi thực hiện mô hình, tổ chức theo dõi, giám sát mô hình để đưa ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất nhân rộng mô hình.
c) Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Các cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Y tế, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
Mô hình 3: Hội đồng trẻ em
Hội đồng trẻ em là nhóm đại diện cho trẻ em trong tổ chức Đoàn, Đội để định kỳ bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, trao đổi, đối thoại với đại diện Hội đồng nhân dân các cấp về các vấn đề liên quan đến trẻ em tại địa phương.
a) Mục tiêu: ít nhất có 02 huyện, thành, thị thành lập và tổ chức hoạt động Hội đồng trẻ em.
b) Nội dung:
- Tổ chức hội thảo, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện mô hình Hội đồng trẻ em và các mô hình có liên quan khi triển khai mô hình trên.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn, quy trình thành lập và vận hành mô hình Hội đồng trẻ em.
- Truyền thông về mô hình Hội đồng trẻ em.
- Tổ chức Hội đồng trẻ em cấp tỉnh:
+) Xây dựng kế hoạch, bình chọn trẻ em tham gia, thiết kế nội dung hoạt động của Hội đồng trẻ em.
+) Thành lập Hội đồng trẻ em, trẻ em tổ chức bình bầu Hội đồng trẻ em căn cứ các tiêu chí do trẻ em đề xuất với sự hỗ trợ của người lớn.
+) Tồ chức các hoạt động của Hội đồng trẻ em và định kỳ họp Hội đồng trẻ em về các vấn đề liên quan đến trẻ em.
+) Tổng hợp những ý kiến đề xuất, kiến nghị của Hội đồng trẻ em gửi đến lãnh đạo các ban, ngành của tỉnh để xem xét, phản hồi.
- Xây dựng báo cáo, đánh giá kết quả, đúc kết kinh nghiệm và khuyến nghị khi thực hiện mô hình, tổ chức theo dõi, đánh giá mô hình để đưa ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất nhân rộng mô hình.
c) Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Hội đồng Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An.
- Các cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
Mô hình 4: Câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ em
Câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ em là tổ chức được thành lập trên cơ sở tham gia tự nguyện của trẻ em, do trẻ em chủ động xây dựng và triển khai các hoạt động liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em.
a) Mục tiêu: Mỗi huyện, thành, thị và mỗi trường Trung học cơ sở có ít nhất 01 câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ em được thành lập, tổ chức hoạt động tại nhà trường và cộng đồng.
b) Nội dung:
- Hướng dẫn thành lập và duy trì câu lạc bộ trẻ em.
- Lập kể hoạch tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ trẻ em; xây dựng tài liệu hướng dẫn và triển khai tài liệu hướng dẫn sinh hoạt câu lạc bộ.
- Tồ chức sinh hoạt câu lạc bộ, ghi nhật ký và lập báo cáo sinh hoạt câu lạc bộ.
- Tổ chức tập huấn kỹ năng tổ chức điều hành hoạt động câu lạc bộ, giao lưu, liên hoan các câu lạc bộ; hội nghị, tổng kết, đánh giá, đúc kết, rút kinh nghiệm về triển khai mô hình.
- Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện mô hình câu lạc bộ ừẻ em.
c) Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Các cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, ủy bản nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
Mô hình 5: Các chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện
Các chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện là những đề xuất, sáng kiến của trẻ em nhằm giải quyết các nhu cầu của trẻ em, cộng đồng và xã hội. Những chương trình, hoạt động này do trẻ em đề xuất, xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện với sự hướng dẫn của các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ đáp ứng các quyền tham gia của trẻ em theo quy định của pháp luật.
a) Mục tiêu: Mỗi huyện, thành, thị có ít nhất 01 chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện tại nhà trường và cộng đồng liên quan đến quyền tham gia của trẻ em.
b) Nội dung:
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng.
- Hướng dẫn, triển khai chương trình, hoạt động.
+) Xây dựng kế hoạch, lựa chọn địa bàn thực hiện mô hình.
+) Thành lập nhóm giảng viên nguồn cấp tỉnh: là cán bộ ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
+) Lựa chọn thành viên tham gia mạng lưới hỗ trợ trẻ tại cấp xã: là cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cán bộ Đoàn, Đội, giáo viên, tổng phụ trách của các địa bàn thí điểm; thành lập nhóm trẻ nòng cốt.
+) Tập huấn cho nhóm giảng viên nguồn cấp tỉnh; tập huấn mạng lưới hỗ trợ trẻ em cấp xã; tập huấn cho nhóm trẻ em nòng cốt; phát động trẻ em xây dựng chương trình, hoạt động; thấm định phê duyệt chương trình, hoạt động để trẻ em thực hiện.
+) Nhóm trẻ nòng cốt thực hiện chương trình, hoạt động với sự giám sát, hỗ trợ của mạng lưới hỗ trợ trẻ em: khảo sát ban đầu, phát triển khung logic và kế hoạch can thiệp, kế hoạch giám sát, tổ chức hội thảo thông qua chương trình, hoạt động dò trẻ em khởi xướng, hội thảo đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện, giám sát các chương trình, hoạt động.
+) Mạng lưới hỗ trợ trẻ báo cáo đánh giá kết quả thực hiện với các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện.
- Rà soát, đánh giá, rút các bài học thực hiện chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng, các hoạt động xã hội có trẻ em tham gia.
- Tổ chức hội thảo, hội nghị, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về triển khai mô hình.
c) Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Các cơ quan phối họp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
IV. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch
1. Nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân trong toàn tỉnh về ý nghĩa, sự cần thiết về quyền tham gia của trẻ em, giúp cho trẻ em chủ động, sáng tạo, tự tin trong cuộc sống, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Nâng cao năng lực về quản lý nhà nước, kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em cho các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân trong tỉnh.
2. Các cơ quan nhà nước khi xây dựng và thực hiện pháp luật, chính sách có liên quan đến trẻ em; nhà trường, cộng đồng, xã hội khi xây dựng và thực hiện quyêt định, kế hoạch, hoạt động có liên quan đến trẻ em phải tổ chức tham vấn, lấy ý kiên của trẻ em bằng các hình thức phù hợp.
3. Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực của xã hội, cộng đồng và doanh nghiệp để thực hiện Kế hoạch; khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ nguồn lực để tổ chức các hoạt động, các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em.
4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em và các nội dung của Kế hoạch này. Kịp thời động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong việc triển khai thực hiện Ke hoạch và có hình thức xử lý đối với những tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em theo quy định của pháp luật.
5. Mở rộng quan hệ với các tỉnh bạn nhằm học tập kinh nghiệm, mô hình hay trong việc thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em. Chủ động tham gia và đăng cai tổ chức các sự kiện về quyền tham gia của trẻ em như: Diễn đàn; liên hoan gặp mặt trẻ em ...
V. Tổ chức thực hiện
1. Kinh phí thực hiện:
Kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm: ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách của các Sở, ngành, địa phương, đơn vị; huy động từ các nguồn vốn tài trợ và hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Phân công trách nhiệm:
2.1. Sở Lao động - Thưong binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Xây dựng Kế hoạch thực hiện hàng năm; là co quan thường trực của Kế hoạch, chủ trì phôi họp với các Sở, ngành đoàn thể cấp tỉnh có liên quan và UBND các huyện, thành, thị tổ chức thực hiện Kế hoạch đề ra;
b) Tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động đã được phân công trong kế hoạch theo quy định của pháp luật;
c) Đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông về chủ trưong của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về quyền tham gia của trẻ em;
d) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, tổng họp tình hình thực hiện Kế hoạch và định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
đ) Giúp UBND tỉnh đôn đốc các Sở, ban, ngành, địa phưong tổ chức tham vấn ý kiên trẻ em khi xây dựng pháp luật, chính sách, chương trình, đề án có liên quan đến trẻ em;
e) Tổ chức tổng kết việc thực hiện Kế hoạch vào cuối năm 2020.
2.2. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối họp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Nghệ An, UBND các huyện, thành, thị thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Triển khai bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ phụ trách Đoàn, Đội trong trường học về việc xây dựng và áp dụng phương pháp giáo dục gắn liền với sự tham gia của trẻ em;
b) Tích hợp, lồng ghép các nội dung có sự tham gia của trẻ em vào các môn học chính khóa, hoạt động ngoại khóa phù họp với cấp học, trình độ đào tạo và năng lực, sự phát triển của trẻ em.
c) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thành lập các mô hình, các câu lạc bộ thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em, chú trọng tổ chức các diễn đàn trẻ em, thăm dò ý kiến trẻ em về các vấn đề liên quan đến trẻ em, tôn trọng và khuyến khích các chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện trong các nhà trường nhằm thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em.
2.3. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối họp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ban ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách thúc đẩy các hoạt động tham gia của trẻ em trong gia đình. Chỉ đạo các địạ phương quy hoạch, xây dựng các thiết chế văn hóa cho trẻ em, tạo điều kiện để trẻ em được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí phù họp.
2.4. Sở Tài chính thẩm định và bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch đã được ngân sách nhà nước phân bổ trong dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; phối họp thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Ke hoạch.
2.5. Các Sở, ngành, cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh trong quá trình xây dựng pháp luật, chính sách có liên quan đến trẻ em phải có hình thức tham vấn ý kiến trẻ em phù họp và tổ chức triển khai thực hiện Ke hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
2.6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm:
a) Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành chức năng có liên quan;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện các Kế hoạch hoạt động hằng năm về thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em; lồng ghép việc thực hiện Ke hoạch với các chương trình, kế hoạch khác có liên quan trên địa bàn;
c) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức khi xây dựng và thực hiện pháp luật, chính sách, chương trình, đề án phải tham vấn ý kiến trẻ em; xây dựng và nhân rộng các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em;
d) Chủ động bố trí ngân sách, nhân lực để thực hiện Kế hoạch;
đ) Kiểm tra việc thực hiện Ke hoạch tại địa phương.
2.7. Đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An và các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia tổ chức triển khai Kế hoạch; đẩy mạnh công tác truyền thông về quyền tham gia của trẻ em; tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách về quyền tham gia của trẻ em.
Trên cơ sở Kế hoạch này, các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thành phố, thị xã định kỳ hằng năm (vào tuần cuối tháng 11) gửi báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ nêu trên về Sở Lao động - TB&XH (Cơ quan thường trực) để tổng họp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - TB&XH theo đúng quy định.
    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. Chủ tịch
Phó Chủ tịch
Lê Xuân Đại

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.