Cử tri Nghệ An mong muốn đẩy nhanh tiến độ cấp quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Gửi ý kiến tới Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, cử tri một số địa phương phản ánh hiện trạng, tiến độ cũng như những khó khăn, vướng mắc cần các cấp, ngành tháo gỡ, hỗ trợ trong bàn giao đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường.

Cử tri các địa phương bày tỏ, tuy đã được bàn giao đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường, song nhiều hộ chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, người dân mong muốn các cấp, ngành đẩy nhanh tiến độ, tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các thủ tục, giấy tờ liên quan.

Đẩy nhanh tiến độ cấp quyền sử dụng đất

Cử tri Lương Công Tiến ở bản Tân Ngọc, xã tái định cư Ngọc Lâm (Thanh Chương) cho biết: "Từ khi gia đình đến sinh sống tại xã Ngọc Lâm đến nay, diện tích đất ở, đất sản xuất cơ bản đã ổn định. Gia đình tôi chủ yếu trồng chè và trồng keo, nhưng diện tích đất sản xuất chưa được cấp quyền sử dụng, nên bản thân cũng chưa thực sự yên tâm trồng trọt. Mong rằng, các cấp, ngành đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cấp bìa đất cho bà con".

Ông Lương Công Tiến bản Tân Ngọc xã Ngọc Lâm .JPG
Cử tri Lương Công Tiến ở xã Ngọc Lâm (Thanh Chương) bày tỏ mong muốn các cấp, ngành đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ảnh: Hoài Thu

Tại xã Ngọc Lâm, lãnh đạo xã cho biết, từ thời điểm thực hiện Quyết định 314/QĐ-UBND của UBND tỉnh vào tháng 2/2022 giao cho cấp huyện về rà soát, phê duyệt phương án sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường, UBND huyện đã hỗ trợ địa phương thực hiện cơ bản xong hồ sơ trích đo cho hơn 1.400 hộ dân của xã Ngọc Lâm, chủ yếu là đồng bào tái định cư. Tuy nhiên, cho đến thời điểm cuối tháng 11/2023, mới có 52 hộ dân của xã Ngọc Lâm được cấp bìa đất, số còn lại cũng đã cơ bản hoàn tất thủ tục, chờ cấp huyện xét duyệt hồ sơ chuyển các cấp, ngành liên quan.

Toàn xã Ngọc Lâm có hơn 1.400 hộ, mỗi khẩu được giao 2.500m2 đất sản xuất, trung bình mỗi hộ có khoảng 1-3 ha đất sản xuất. Việc cấp quyền sử dụng đất sẽ giúp bà con yên tâm sản xuất, xây dựng kinh tế và tránh các vi phạm về lấn chiếm, chồng lấn đất đai cũng như tranh chấp đất sản xuất.

bna_HT keo ngọc lâm16.jpg
Người dân xã Ngọc Lâm (Thanh Chương) trồng keo trên diện tích đất được bàn giao từ nông, lâm trường. Ảnh: Hoài Thu

Gặp “khó” trong hoàn tất thủ tục bàn giao đất

Liên quan việc bàn giao đất nông, lâm trường cho địa phương, giao đất cho người dân sản xuất, cử tri Lô Thị Dung ở xã Yên Khê, huyện Con Cuông cho biết, hiện nay, nhiều hộ gia đình chưa làm xong thủ tục giấy tờ liên quan. Theo cán bộ UBND xã hướng dẫn, bà Dung cho hay, hiện gia đình phải chờ xác định nguồn gốc đất và quá trình gia đình thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến đóng thuế đất, nguồn gốc đất nông, lâm trường.

Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo UBND xã Yên Khê cho hay, toàn xã có hơn 140 ha đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường bàn giao cho địa phương. Trước khi UBND tỉnh có Quyết định số 314/QĐ-UBND, xã đã lập xong phương án sử dụng đất, bao gồm các phương án liên quan sử dụng đất nông nghiệp, đất ở, đất công trình giao thông, thủy lợi và đất của tập thể quản lý. Sau khi UBND tỉnh có quyết định ủy quyền cho huyện phê duyệt nội dung phương án sử dụng đất đối với quỹ đất thu hồi từ các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao cho địa phương, xã phải tiến hành lập lại phương án sử dụng đất trình UBND huyện phê duyệt.

Quá trình lập phương án, bàn giao đất cho người dân, thực hiện các thủ tục giấy tờ theo quy định để cấp quyền sử dụng hiện còn một số vấn đề vướng mắc. Trong đó, lãnh đạo UBND xã Yên Khê cho biết, vướng mắc lớn nhất là việc xác định nguồn gốc đất và thiếu cán bộ chuyên môn.

bna_Người dân bản Nưa xã Yên Khê tháo dỡ bờ rào, chặt cây cam và hiến đất để chuẩn bị thi công tuyến đường Tung Cồng .JPG
Hiện nay, hơn 60% diện tích đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường của xã Yên Khê đã được bàn giao, cấp quyền sử dụng đất cho người dân. Ảnh: Hoài Thu

Về nguồn gốc đất, trên diện tích đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường, thực tế người dân đã canh tác, sản xuất và sinh sống trên đó từ lâu. Có nhiều hộ dân đã canh tác qua nhiều thế hệ, nhiều hộ đã có tách thửa, chia đất cho con cái, nên việc xác định nguồn gốc đất, đối chiếu số liệu cần nhiều thời gian.

Bên cạnh đó, khó khăn lớn nhất hiện nay là việc thiếu cán bộ thực hiện công tác trích đo. Đối với cấp xã, chỉ có 1 cán bộ địa chính – xây dựng phải kiêm rất nhiều “mảng”, công việc thường xuyên quá tải nên không thể đảm đương được khối lượng lớn nội dung liên quan đến trích đo, hoàn tất hồ sơ đất đai, nhất là xác định nguồn gốc, ranh giới đất nông, lâm trường. Vì thế, chính quyền xã mong muốn cấp trên tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, giúp địa phương đẩy nhanh tiến độ công tác cấp quyền sử dụng đất nói chung, đất liên quan đến nông, lâm trường nói riêng.

Hiện nay, trong tổng số hơn 140 ha đất có nguồn gốc từ nông trường (43,9 ha), lâm trường (96 ha) của xã Yên Khê, có khoảng 60% diện tích hoàn thành trích đo, lập hồ sơ cấp quyền sử dụng đất.

Theo báo cáo của UBND tỉnh trước kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XVIII, thực hiện bàn giao đất của các nông, lâm trường về cho địa phương quản lý, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định thu hồi đất của 11 đơn vị với tổng diện tích 12.031,35 ha, bao gồm các công ty lâm nghiệp: Sông Hiếu (4.393,27 ha), Tương Dương (132,56 ha), Con Cuông (209,81 ha), Đô Lương (1.387,62 ha) và các công ty nông nghiệp: 3/2 (121,17 ha), 1/5 (215,14 ha), An Ngãi (224,19 ha), Xuân Thành (275,82 ha), Cà phê cao su (488,97 ha), Chè (3.892,75 ha), Sông Con (690,09 ha).

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc giao đất cho người dân, ngày 8/2/2022, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định 314/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho các huyện: Thanh Chương, Đô Lương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Tương Dương, Quế Phong và TX.Thái Hòa phê duyệt nội dung phương án sử dụng đất đối với quỹ đất thu hồi từ các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao cho địa phương.

tin mới

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.

Cao tốc Diễn Châu Bãi Vọt

Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thông xe thuận lợi đúng dự kiến

(Baonghean.vn) - Sau gần 2 năm triển khai thi công, tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ thông xe trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này theo đúng dự kiến. Việc di chuyển từ TP.Vinh ra Hà Nội chỉ hơn 3 giờ. Đây là kết quả đáng ghi nhận từ nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, nhà thầu thi công dự án.

Nhà ga, sân bay ở Nghệ An tấp nập trong kỳ nghỉ lễ

Nhà ga, sân bay ở Nghệ An tấp nập trong kỳ nghỉ lễ

(Baonghean.vn) - Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2024 kéo dài 5 ngày nên nhiều người dân trở về quê Nghệ An để nghỉ lễ; bên cạnh đó, Nghệ An cũng là địa phương được nhiều du khách lựa chọn làm điểm nghỉ dưỡng nên hành khách tại nhà ga, sân bay đã đông đúc.

Giá vàng

Giá vàng tăng vọt; Dầu thô sát mốc 90 USD/thùng

(Baonghean.vn) -Giá vàng tăng vọt cả 2 chiều mua và bán; USD thế giới bất ngờ tăng mạnh; Dầu tiếp đà tăng giá, sát mốc 90 USD/thùng; Cà phê tăng mạnh lên mốc kỷ lục mới, là những thông tin thị trường cập nhật sáng 27/4.

Đường Quang Trung xưa

Ngắm những hình ảnh về thành Vinh xưa và nay nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày tái thiết

(Baonghean.vn) - Mặc dù bị tàn phá sau chiến tranh, tuy nhiên, với sự giúp đỡ của Nhà nước và Nhân dân Cộng hòa Dân chủ Đức, TP.Vinh đã dần được xây dựng lại. Ngày 1/5/1974, công trình xây dựng khu Quang Trung chính thức được khởi công, đánh dấu sự khởi đầu quá trình tái thiết thành phố.