Đền Ngọc Huy - một cõi linh thiêng

(Baonghean) - Đền Ngọc Huy là một công trình văn hóa tín ngưỡng, nơi tôn thờ vị thần có công với dân, với nước đó là Cao Sơn Cao Các - một vị thần có vai trò rất quan trọng trong đời sống sản xuất cũng như trong sinh hoạt văn hoá tâm linh của người dân trong vùng.

Tên gọi khác của di tích được nhân dân gọi theo tên địa danh của phường Ngọc Huy dưới triều vua Tự Đức thứ nhất (Mậu Thân - 1848). Hiện nay, Đền Ngọc Huy thuộc khối 1, phường Mai Hùng, Thị xã Hoàng Mai. Trải qua các thời kỳ lịch sử, đền vẫn giữ nguyên vị trí ban đầu.

Đền Thánh Cao xây dựng vào năm Cảnh Thịnh 2 (1794), ban đầu đền làm bằng tranh tre. Đến năm (1858), nhân dân công đức xây dựng lại hai tòa có mặt bằng kiến trúc chữ Đinh, bằng gỗ lim. Năm 1964, nhà bái đường dỡ để phục vụ kháng chiến. Năm 2006, nhà bái đường được xây dựng lại 03 gian bằng bê tông giả gỗ. Đến nay, di tích đền Thánh Cao vẫn giữ được các yếu tố gốc như: nhà hậu cung, cột nanh cổng và một số tài liệu, hiện vật cổ, quý.
Đền Thánh Cao xây dựng vào năm Cảnh Thịnh 2 (1794), ban đầu đền làm bằng tranh tre. Đến năm (1858), nhân dân công đức xây dựng lại hai tòa có mặt bằng kiến trúc chữ Đinh, bằng gỗ lim. Năm 1964, nhà bái đường dỡ để phục vụ kháng chiến. Năm 2006, nhà bái đường được xây dựng lại 03 gian bằng bê tông giả gỗ. Đến nay, di tích đền Thánh Cao vẫn giữ được các yếu tố gốc như: nhà hậu cung, cột nanh cổng và một số tài liệu, hiện vật cổ, quý.

Để đến với di tích, du khách có thể đi bằng hai con đường: Từ thành phố Vinh du khách đi theo quốc lộ 1A(tuyến Vinh - Hà Nội) đến Thị trấn Giát của huyện Quỳnh Lưu. Từ thị trấn Giát, du khách đi tiếp 15km, đến cột mốc Km391/562  rẽ phải theo đường liên xã 5km, qua cầu Ngọc Huy 30m nhìn về bên trái là di tích đền Thánh Cao. Từ quốc lộ 1A (tuyến Hà Nội - Vinh), du khách đi đến cột mốc Km392/562 (cách trung tâm thị xã Hoàng Mai 3km), rẽ trái theo đường liên xã khoảng 5km, đi qua cầu Ngọc Huy 30m, nhìn về bên trái là di tích đền Thánh Cao.

Ông Nguyễn Đình Được - Phó Ban quản lý đền Ngọc Huy cho biết: Đền Thánh Cao là một công trình văn hóa tín ngưỡng, nơi tôn thờ vị thần có công với dân, với nước đó là Cao Sơn Cao Các - một vị thần rất linh ứng, đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống sản xuất cũng như trong sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân cả nước.

Cây phượng trước cổng đền đã trên 300 tuổi
Cây phượng trước cổng đền đã trên 300 tuổi.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tại đền Thánh Cao đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng: Là nơi nhân dân kêu gọi đánh lại Tây Đoan đóng ở đồn Ngọc Huy khi chúng vào làng lùng sục, cướp bóc; Nơi hội họp bí mật của chi bộ xã Văn Hiến chuẩn bị cho kháng chiến chống Pháp; Là nơi diễn ra phong trào thu gom “hũ gạo nuôi quân” cung cấp lương thực cho bộ đội chuẩn bị kháng chiến.

Xưa, hàng năm đền có những ngày lễ trọng như: Lễ Khai hạ (7/1 âm lịch), Lễ Đại khóa (10/3 âm lịch, được tổ chức lớn 03 năm một lần), Lễ tất niên (25/12 âm lịch).

Hiện nay, tại đền còn lưu giữ rất nhiều tập tài liệu bằng chữ Hán và một số đồ tế khí như: Thần tích làng Ngọc Để xưa (Mai Hùng nay), Văn cúng và các điều lệ của hội, địa bạ, đinh bạ, điền bạ...; Kiệu bành, kiệu Mui luyện, Long ngai hiệu bụt, hương án, tượng phỗng, câu đối... đây là nguồn tài liệu gốc giúp hậu thế tìm hiểu về lịch sử, truyền thống địa phương nói chung, nhân vật Cao Sơn Cao Các nói riêng và cũng là minh chứng cho sự tồn tại lâu đời của đền Thánh Cao.
Hiện nay, tại đền còn lưu giữ rất nhiều tập tài liệu bằng chữ Hán và một số đồ tế khí như: Thần tích làng Ngọc Để xưa (Mai Hùng nay), Văn cúng và các điều lệ của hội, địa bạ, đinh bạ, điền bạ...; Kiệu bành, kiệu Mui luyện, Long ngai hiệu bụt, hương án, tượng phỗng, câu đối... đây là nguồn tài liệu gốc giúp hậu thế tìm hiểu về lịch sử, truyền thống địa phương nói chung, nhân vật Cao Sơn Cao Các nói riêng và cũng là minh chứng cho sự tồn tại lâu đời của đền Thánh Cao.

Ông Nguyễn Đức Hiên - Trưởng Ban quản lý đền cho biết: Theo “Thần tích” của phường thủy cư Ngọc Để xưa, lễ Đại khóa được tổ chức 3 năm một lần, đây là lễ hội lớn nhất của phường, lễ được diễn ra trong 2 ngày mồng 9 tháng 3 và mồng 10 tháng 3 với các hoạt động như trang trí cờ hoa, đèn lồng xung quanh đền; Lễ yết cáo kính mời thần Cao Sơn Cao Các và chư vị thần linh giáng lâm. Lễ yết cáo được tiến hành trang trọng theo nghi thức cổ truyền, có đầy đủ Chủ tế, Bồi tế, Chấp sự, Nhạc sinh…, lễ vật chủ yếu là hương hoa, trầu rượu, vàng mã… Lễ Chính tế được tổ chức theo đúng nghi thức cổ truyền, đầy đủ ban nghi lễ, lễ vật gồm: xôi, gà, bánh chưng, hoa quả, trầu cau, rượu, vàng mã… Và đặc biệt là mỗi gia đình trong phường làm một cỗ đến cúng thần.  Lễ bái tạ được tổ chức gần tương tự như lễ Yết cáo, nhằm cung tiễn chư vị thánh thần hồi loan.  Ngoài phần lễ diễn ra trang nghiêm ở trong đền thì phía ngoài là không gian cho những trò chơi dân gian truyền thống như: đu dây, đánh cờ tướng, cờ thẻ, cờ người, đánh tổ tôm, chọi gà,bơi, đấu vật,... Ban đêm, làng tổ chức hát tuồng rất vui vẻ như: Diễn tích trò Trưng Trắc, Trưng Nhị, hát ca trù, hát đối, giao duyên, ví dặm... Phần hội cũng thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham dự.

 Đền Ngọc Huy Các hoạt động sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng diễn ra tại đền, không những đã thể hiện truyền thống trọng đạo nghĩa vốn có từ thuở xa xưa ở mảnh đất này, mà còn phản ánh những nét văn hóa, phong tục tập quán... giàu bản sắc của địa phương.
 Các hoạt động sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng diễn ra tại đền, không những đã thể hiện truyền thống trọng đạo nghĩa vốn có từ thuở xa xưa ở mảnh đất này, mà còn phản ánh những nét văn hóa, phong tục tập quán... giàu bản sắc của địa phương.

Do một thời gian dài các hoạt động tâm linh tại đền Thánh Cao bị đình trệ, các tài liệu chủ yếu bằng chữ Hán Nôm nên nhân dân đa số không đọc được. Hiện nay, ở đền Thánh Cao chỉ mới khôi phục được một số lễ nghi cơ bản phục vụ nhân dân ngày rằm, mồng một. Lễ Đại khóa (10/3 âm lịch) được duy trì 3 năm tổ chức một lần, nhưng phần cúng lễ còn mang tính tự phát, chưa có bài bản. Tuy nhiên nhân dân về dự lễ rất đông đảo, thu hút cả nhân dân các vùng lân cận.  Ngoài sinh hoạt tâm linh, ở đền Thánh Cao hiện nay vẫn duy trì các sinh hoạt văn hóa khác như: Hàng năm vào ngày mồng 4 tháng giêng âm lịch, tại nhà bái đường của di tích nhân dân làng Ngọc Huy, tổ chức gặp mặt những người con đi làm ăn xa nói chuyện với các cụ cao niên trong làng để các cụ nhắc nhở con cháu đi xa phải nhớ về nguồn cội, tổ tiên. Hay vào ngày 20 tháng Giêng, tại sân đền Thánh Cao tổ chức lễ Yến lão, mừng thọ cho các cụ lên tuổi 70, 80, 90, 100 … thể hiện đạo lý kính trọng người cao tuổi.

Thông qua các hoạt động tưởng niệm, lễ tế tại di tích, góp phần khơi dậy niềm tự hào về truyền thống của quê hương, nâng cao hơn ý thức bảo vệ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý ở quê hương cho các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ, từ đó nâng cao thêm chất lượng cho công tác giáo dục truyền thống.

Hiện nay, tại đền còn lưu giữ rất nhiều tập tài liệu bằng chữ Hán và một số đồ tế khí như: Thần tích làng Ngọc Để xưa (Mai Hùng nay), Văn cúng và các điều lệ của hội, địa bạ, đinh bạ, điền bạ...; Kiệu bành, kiệu Mui luyện, Long ngai hiệu bụt, hương án, tượng phỗng, câu đối... đây là nguồn tài liệu gốc giúp hậu thế tìm hiểu về lịch sử, truyền thống địa phương nói chung, nhân vật Cao Sơn Cao Các nói riêng và cũng là minh chứng cho sự tồn tại lâu đời của đền Thánh Cao.
Đền Thánh Cao là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân phường thủy cư Ngọc Để xưa. Và ngày nay giá trị văn hóa tâm linh đó vẫn được nhân dân tiếp tục bảo tồn, phát huy trong toàn phường Mai Hùng và các vùng phụ cận.

Ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng phòng VHTT Thị xã Hoàng Mai cho biết: Đền Thánh Cao là công trình kiến trúc cổ, là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân phường Ngọc Để xưa và các vùng phụ cận. Đây là nơi thờ vị thần có công với dân, với nước, được các triều đại phong kiến ghi nhận và nhân dân tôn thờ.

Đền còn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của địa phương cũng như của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

Vì vậy, việc đền được xếp hạng di tích cấp tỉnh là hết sức cần thiết, nhằm tôn vinh người có công với dân, với nước, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lâu dài của di tích.

Thanh Thủy - Thu Hương

tin mới

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.