Đức rung động trước bức tranh của cô bé tị nạn Syria

Bức tranh vẽ cảnh đổ máu tại Syria ở một bên, và trái tim cùng cờ Đức ở phần còn lại khiến nhiều người bất ngờ và đồng cảm.

CPrZsWUXAAAUmfM-1-6571-1443445940.jpg

Tranh do cô bé tị nạn Syria vẽ. Ảnh: Twitter

"Bức tranh xuất phát từ những suy nghĩ của cô bé", phát ngôn viên cảnh sát Thomas Schweikl nói.

Cảnh sát cho biết bức tranh do một cô bé ở trung tâm đăng ký tị nạn Passau vẽ. Các quan chức đã để giấy và bút màu cho trẻ em nghịch trong khi chờ đợi với cha mẹ.

Cô bé đã đưa tranh cho một cảnh sát, người dán nó lên một tấm bảng cùng với tranh của các em khác. Một phát ngôn viên cảnh sát thích bức tranh của em và chụp ảnh, đăng nó lên Twitter.

Kể từ đó, bức tranh đã được chia sẻ hơn 8.000 lần. Cảnh sát đăng nó với từ khóa #sprachlos và #Fluechtlingskrise, nghĩa là "không thể nói lên lời" và "khủng hoảng tị nạn".

Không ai biết tên của cô bé tác giả. Một nửa bức tranh vẽ các ngôi nhà bị phá hủy và đầu lâu xương chéo trên cờ Syria. Một cô gái chống nạng, xung quanh là những chiếc đầu chảy máu và người chết, dường như đang quan sát cảnh tượng hoang tàn. Ở nửa bên kia bức tranh là một ngôi nhà mái ngói và một lá cờ Đức ở bên trong trái tim màu đỏ. Chữ "Polizi" là từ viết sai chính tả của từ "cảnh sát" trong tiếng Đức.

"Có thể là cô bé đã trải qua những điều vẽ trong tranh, nếu không thì cô bé đã không vẽ như vậy", nhà tâm lý học Tatjana Kolassa nói với hãng tinDPA, nói thêm rằng cô bé vẫn có thể đang chống trọi với chấn thương tâm lý theo cách này. Trẻ em cần được bảo vệ giai đoạn đầu và người lớn không nên nói chuyện với các em về nỗi kinh hoàng các em phải trải qua, trừ khi việc đó là cần thiết, bà Kolassa nói thêm.

Theo phát ngôn viên cảnh sát Schweikl, người thường xuyên được trẻ em chờ đợi tại trung tâm tị nạn tặng tranh vẽ, rất nhiều tranh có dòng chữ "cảm ơn cô chú cảnh sát". Tuy nhiên, không có bức nào gây sốc cho họ như tranh của cô bé Syria, trong đó mô tả cả nỗi kinh hoàng và niềm hy vọng.

Hàng trăm nghìn người tị nạn chạy trốn chiến tranh và nghèo đói ở Trung Đông và châu Phi đã đến châu Âu. Đức dự kiến ​sẽ nhận được hơn 800.000 đơn xin tị nạn trong năm nay./.

Theo VNE

tin mới

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?