Giới chức tình báo Nhật Bản, Triều Tiên bí mật gặp gỡ tại Mông Cổ

Nhiều nguồn tin cho biết một quan chức tình báo hàng đầu Nhật Bản có quan hệ thân cận với Thủ tướng Shinzo Abe đã bí mật gặp gỡ những người đồng cấp Triều Tiên tại Mông Cổ.
 
Quang cảnh tại thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ. (Nguồn: Indy guide)
Quang cảnh tại thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ. (Nguồn: Indy guide)
Ngày 18/10, các nguồn thạo tin tiết lộ, một quan chức tình báo hàng đầu Nhật Bản có quan hệ thân cận với Thủ tướng Shinzo Abe đã bí mật gặp gỡ những người đồng cấp Triều Tiên tại thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ hồi đầu tháng 10/2018. 
Cuộc gặp này có thể phù hợp với mong muốn được thông báo trước đó của Thủ tướng Abe về việc sắp xếp một cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sau khi ông được đảm bảo về tiến triển trong việc giải quyết vấn đề Bình Nhưỡng bắt cóc con tin Nhật Bản trong những năm 1970 và 1980.
Theo những nguồn tin trên, Chủ nhiệm Văn phòng Tình báo và Nghiên cứu thuộc Nội các Nhật Bản Shigeru Kitamura đã đến Mông Cổ từ ngày 6 - 8/10 để gặp gỡ các quan chức Triều Tiên, trong đó có một nhân vật cấp cao thuộc Ban Mặt trận Thống nhất trung ương đảng Lao động Triều Tiên. Ban này là cơ quan tình báo chuyên phụ trách các vấn đề liên quan đến Hàn Quốc. Trước đó, ông Kitamura cũng từng gặp bà Kim Song-hye, Trưởng phòng chính sách mặt trận thống nhất thuộc ban trên, tại Việt Nam hồi giữa tháng 7 vừa qua.
Một quan chức cấp cao trong Chính phủ Nhật Nhật Bản đã thừa nhận thông tin diễn ra cuộc gặp trên, đồng thời tiết lộ rằng ông đã nghe thấy hai bên thảo luận về cách vấn đề bắt cóc nói trên nên được giải quyết giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tiết lộ mới nhất này cho thấy Thủ tướng Abe ngày càng tin tưởng vào các liên lạc bí mật với Triều Tiên, trong đó giới chức tình báo được ưu tiên hơn Bộ Ngoại giao. Cách tiếp cận này giống với cách của Tổng thống Mỹ Donald Trump - người chủ yếu trao nhiệm vụ cho Cơ quan tình báo trung ương sắp xếp cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa ông với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ở Singapore hồi tháng 6 vừa qua./.

tin mới

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?