Tổng thống Mỹ ra tối hậu thư cho Thủ tướng Israel: Nỗi thất vọng đã lên đến đỉnh điểm?

Hoàng Bách - Phương Mai (Theo Reuters)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 4/4 đã đưa ra tối hậu thư cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu: hãy bảo vệ dân thường Palestine và nhân viên cứu trợ nước ngoài ở Gaza, nếu không Washington có thể hạn chế hỗ trợ cho Israel trong cuộc chiến chống Hamas.

Thông điệp sau cuộc tấn công “sai lầm”

Tổng thống Joe Biden trong một chuyến công tác tại Bắc Carolina, Mỹ hôm 26-3. Ảnh Reuters.jpeg
Tổng thống Joe Biden trong một chuyến công tác tại Bắc Carolina, Mỹ hôm 26/3. Ảnh: Reuters

Sau nhiều tháng Mỹ kêu gọi Israel thay đổi chiến thuật quân sự đã khiến hàng chục nghìn người Palestine thiệt mạng, thông điệp trên đã được đưa ra sau một cuộc tấn công của Israel khiến 7 nhân viên cứu trợ của World Central Kitchen (WCK) thiệt mạng và gây ra sự phẫn nộ trên toàn cầu.

Israel thừa nhận cuộc tấn công là một sai lầm.

Nhà Trắng không cho biết chính xác những bước đi mà họ muốn ông Netanyahu thực hiện cũng như những gì họ sẽ làm nếu ông không thực hiện chúng. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, mối đe dọa ngầm là làm chậm quá trình chuyển giao vũ khí của Mỹ cho Israel hoặc làm giảm sự hỗ trợ của Mỹ tại Liên hợp quốc.

Dennis Ross, một nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ đang làm việc tại Viện nghiên cứu Chính sách Cận Đông Washington cho biết: "Trên thực tế, tổng thống đang nói rằng hãy đáp ứng những nhu cầu nhân đạo này nếu không tôi sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hạn chế hỗ trợ (quân sự)".

Ông Biden, sẽ tái tranh cử vào tháng 11, đã phải vật lộn để cân bằng giữa một bên là sức ép muốn kiềm chế ông Netanyahu từ các đảng viên Đảng Dân chủ cấp tiến vốn đang mất tinh thần trước số dân thường Palestine thiệt mạng, và bên còn lại là nguy cơ có thể khiến hầu hết các cử tri độc lập ủng hộ Israel xa lánh mình. Cho đến nay, ông vẫn cự tuyệt việc đặt ra các điều kiện về chuyển giao vũ khí.

Lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Gaza, Tổng thống Joe Biden đã đe dọa sẽ hạn chế hỗ trợ cuộc tấn công của Israel ở đó, nói rằng chính sách của Mỹ có thể thay đổi nếu Israel không thực hiện các bước cụ thể để bảo vệ dân thường và nhân viên cứu trợ.

Cuộc chiến nổ ra sau cuộc tấn công ngày 7/10 của Hamas vào Israel khiến 1.200 người thiệt mạng (theo thống kê của Israel), dẫn đến một động thái quân sự của Israel nhắm vào Gaza, khiến phần lớn vùng lãnh thổ vốn đông dân cư này bị phá huỷ và khiến phần lớn trong số 2,3 triệu người dân nơi đây phải di dời.

Tổng thống Mỹ dự cuộc gặp với Thủ tướng Israel tại Tel Aviv, Israel ngày 18-10-2023. Ảnh Reuters.jpeg
Tổng thống Mỹ dự cuộc gặp với Thủ tướng Israel tại Tel Aviv, Israel ngày 18/10/2023. Ảnh: Reuters

Theo Cơ quan Y tế ở Gaza do Hamas nắm quyền, hơn 33.000 người Palestine đã thiệt mạng, trong đó hầu hết là phụ nữ và trẻ em. Israel cáo buộc Hamas sử dụng dân thường làm lá chắn sống.

Nhà Trắng cho biết ông Biden kêu gọi Israel “công bố và thực hiện một loạt các bước cụ thể, chi tiết và có thể đo lường được để giải quyết tổn thất về dân sự, khó khăn về vấn đề nhân đạo và sự an toàn của nhân viên cứu trợ.

Trong tuyên bố, Nhà Trắng cho biết thêm: “Tổng thống nói rõ rằng chính sách của Mỹ đối với Gaza sẽ được xác định dựa trên đánh giá của chúng tôi về động thái ngay lập tức của Israel đối với những bước đi này”.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thẳng thừng hơn: “Tôi chỉ nói thế này: nếu chúng tôi không nhìn thấy những thay đổi mà chúng tôi cần phải thấy thì sẽ có những thay đổi trong chính sách của chúng tôi”.

Vào tối 4/4, chỉ vài giờ sau cuộc gọi này, chính phủ Israel đã công bố một số bước nhằm tăng cường dòng viện trợ vào Gaza, bao gồm mở cảng Ashdod và cửa khẩu Erez tiến vào phía bắc Gaza và tăng cường chuyển hàng viện trợ từ Jordan. Không rõ liệu các bước này có đủ để đáp ứng yêu cầu của Mỹ hay không.

Bước ngoặt

Bước ngoặt đối với ông Biden, một người ủng hộ nhiệt thành của Israel, là cuộc tấn công của Israel hôm 1/4 nhằm vào các nhân viên của tổ chức từ thiện WCK do đầu bếp nổi tiếng Jose Andres sáng lập.

Vụ tấn công xảy ra khi chính quyền Biden đang tăng cường sức ép lên Israel để xem xét các phương án thay thế cho khả năng tổ chức tấn công trên bộ ở thành phố Rafah phía nam Gaza, nơi trú ẩn tương đối an toàn cuối cùng cho dân thường ở dải đất ven biển này.

Một nguồn tin thân cận với các cuộc đàm phán đề nghị giấu tên cho biết, cuộc gọi kéo dài 30 phút có thời điểm rất căng thẳng, khi ông Biden nêu ra những lo ngại của mình còn ông Netanyahu bảo vệ đường hướng của mình về Gaza.

Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng mô tả cuộc trò chuyện là "rất trực tiếp, rất thẳng thắn" và cho biết có sự tham gia của Phó Tổng thống Kamala Harris, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan và Blinken.

Về những gì Mỹ mong đợi, quan chức này nói: "Chúng tôi cần một kế hoạch toàn diện để họ thực hiện công việc tốt hơn nhiều ở đây. Họ không thể giết hại các nhân viên viện trợ nhân đạo và dân thường".

Mặc dù ông Biden lâu nay luôn tránh né việc cắt giảm sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Israel nhưng cuối cùng có thể ông đã đạt đến giới hạn của mình.

Mike Singh, cựu quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia phụ trách Trung Đông cho biết: “Luôn có một thời điểm mà chính quyền Biden cảm thấy rằng chi phí trong nước và quốc tế để hỗ trợ chiến dịch của Israel ở Gaza lớn hơn lợi ích mà Israel có thể đạt được trên thực địa. Điều đáng chú ý không phải là điều này đang diễn ra mà là nó đã diễn ra quá lâu”.

Singh, hiện làm việc tại Viện nghiên cứu Chính sách Cận Đông của Washington, cho biết nếu Israel không đáp ứng các điều kiện của ông Biden, bước đi dễ xảy ra nhất là Mỹ đàm phán một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giống như nghị quyết chấm dứt xung đột Israel-Hezbollah năm 2006.

Ông nói thêm: “Việc đặt ra các điều kiện chuyển giao vũ khí gây lo ngại về mặt chính trị cao hơn, có thể sẽ vấp phải sự phản đối gay gắt ở Đồi Capitol và có thể khiến Israel dễ bị tấn công bởi Hezbollah hoặc các lực lượng ủy nhiệm khác của Iran”.

Khu vực phía Bắc Dải Gaza. Ảnh Reuters.jpeg
Khu vực phía Bắc Dải Gaza. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, ông Biden có thể đã bộc lộ suy nghĩ của mình vào tháng trước, sau khi nói rằng cuộc tấn công Rafah sẽ là một "lằn ranh đỏ", ông khẳng định sẽ không bao giờ cắt bỏ "tất cả vũ khí để họ không có hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt để bảo vệ mình”.

Ông không đưa ra những đảm bảo rõ ràng như vậy về vũ khí tấn công, làm dấy lên suy đoán rằng ông có thể áp đặt các điều kiện đối với việc chuyển giao vũ khí loại này cho Israel, quốc gia vốn phụ thuộc nhiều vào vũ khí của Mỹ.

Jonathan Panikoff, cựu quan chức tình báo ở Trung Đông, cho biết ông Biden khó có thể thực hiện hành động quyết liệt làm đảo ngược mối quan hệ Mỹ-Israel, chẳng hạn như từ chối cung cấp vũ khí hạng nặng hoặc hoàn toàn bỏ mặc Israel tại Liên hợp quốc.

Nhưng ông có thể đặt ra các điều kiện đối với các hạng mục quân sự nhỏ hơn và thực hiện thêm các biện pháp chống những người định cư Do Thái cực đoan liên quan đến các cuộc tấn công nhằm vào người Palestine ở Bờ Tây bị chiếm đóng.

Panikoff nói: “Sự thất vọng của ông Biden với cách tiến hành cuộc chiến và với chính Thủ tướng Netanyahu, đã lên đến đỉnh điểm”.

tin mới

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.