Tổng thống Philippines đề nghị Trung Quốc đối xử như anh em

Ông Rodrigo Duterte hôm qua kêu gọi Trung Quốc đối xử với người Philippines như anh em, để ngư dân đánh cá ở vùng biển tranh chấp, khi hai nước bàn cách giải quyết tranh chấp lãnh thổ Biển Đông.

Ông Duterte bắt tay Đại sứ Triệu tại sự kiện hôm qua. Ảnh: PPD
Ông Duterte bắt tay Đại sứ Triệu tại sự kiện hôm qua. Ảnh: PPD

"Tôi hy vọng người Trung Quốc có thể tìm được một chỗ trong trái tim của họ dành cho người Philippines. Tôi hy vọng các bạn đối xử với chúng tôi như những người anh em, không phải kẻ thù, và quan tâm đến hoàn cảnh khó khăn của các công dân của chúng tôi", DPA dẫn lời ông Duterte phát biểu tại sự kiện đánh dấu Ngày Anh hùng Quốc gia. 

Ông Duterte cho hay hầu hết ngư dân đi tới các vùng biển tranh chấp, đặc biệt là bãi cạn Scarborough gần tây bắc Philippines, đều nghèo và cần đánh bắt thêm nhiều hải sản để kiếm sống. 

Theo Philstar, tổng thống Philippines cũng sẵn sàng tạm thời đặt phán quyết của Tòa Trọng tài sang một bên trong việc giải quyết tranh chấp với Trung Quốc. "Ngay bây giờ, tôi sẽ không sử dụng phán quyết của tòa trọng tài, nhưng đến một ngày, tôi sẽ ngồi trước đại diện của ông hoặc ông, rồi tôi sẽ trình bày lập trường của mình. Và tôi sẽ nói rằng, tôi không thể vượt khỏi nội dung của văn bản luật này, đó là phán quyết của tòa trọng tài", ông Duterte nói với đại sứ Trung Quốc. 

Triệu Giám Hoa, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines, người dự sự kiện tại Nghĩa trang các Anh hùng, cho biết Bắc Kinh sẵn sàng thảo luận về khả năng cho phép người Philippines đánh cá tại bãi Scarborough. Ông nói Bắc Kinh mong chờ tổ chức đối thoại song phương với Philippines để bàn về tranh chấp.

"Hiện chúng ta cần thay đổi hướng tập trung, từ những sự khác biệt tới lợi ích chung, để ta có thể tập trung vào hợp tác, đem lại lợi ích cho người dân", ông Triệu nói với các phóng viên.

Hồi tháng 7, Tòa Trọng tài thường trực thông báo phán quyết, khẳng định Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò". Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện, bác bỏ phán quyết của tòa là vô giá trị và không có tính chất ràng buộc pháp lý.

Theo VNE

tin mới

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?