Ngày 19 tháng Giêng, khai hội Đền Cờn

(Baonghean.vn) – Theo kế hoạch, từ ngày 19 -21 tháng Giêng năm Bính Thân (tức 26 – 28/02/2016), UBND thị xã Hoàng Mai sẽ tổ chức Lễ hội Đền Cờn Xuân Bính Thân.

Đây là lễ hội truyền thống, có quy mô lớn nhất nhì Xứ Nghệ, được tổ chức hàng năm với các hoạt động phong phú, thu hút hàng vạn du khách và người dân địa phương đến tham dự.

Lễ Yết cáo tại Đền Cờn trong.
Lễ Yết cáo tại Đền Cờn trong.

Lễ hội đền Cờn Xuân Bính Thân 2016 sẽ được tổ chức từ ngày 19 -21 tháng Giêng năm Bính Thân (tức ngày 26 – 28/02/2016) nhằm duy trì và phát triển văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, thu hút khách du lịch đến tham quan, chiêm ngưỡng,  đáp ứng nhu cầu giao lưu, tìm hiểu đời sống tâm linh của nhân dân.

Lễ rước kiệu trong ngày chính hội.
Lễ rước kiệu trong ngày chính hội.

Lễ hội năm nay sẽ được UBND thị xã Hoàng Mai tổ chức hoành tráng, trang nghiêm, an toàn, vui tươi, tiết kiệm, lành mạnh đúng quy định về tổ chức lễ hội của Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch quy định, với nhiều nội dung đặc sắc.

Sôi nổi với hoạt động thi kéo co.
Sôi nổi với hoạt động thi kéo co. Ảnh tư liệu

Trong ngày 19 tháng Giêng sẽ có hoạt động triển lãm ảnh nghệ thuật; Ngày 20 tháng Giêng khai mạc lễ hội, Ban tổ chức tiến hành thi đấu các giải thể thao như: Bóng chuyền, đẩy gậy, đua thuyền, cờ thẻ, Hội thi chim Chào Mào, Kéo co, đan lưới và các trò chơi dân gian khác.

Thi đấu đẩy gậy, tôn vinh tinh thần thượng võ.
Thi đấu đẩy gậy, tôn vinh tinh thần thượng võ.Ảnh tư liệu

Ngày 21 tháng Giêng, Lễ hội tiến hành nhiều hoạt động chính, đặc sắc: Lễ cầu ngư cổ truyền, lễ hợp tế... đua thuyền trên sông Mai Giang.

Đền Cờn tọa lạc trên gò Diệc, bên bờ sông Mai, xã Quỳnh Phương. Đền được xây dựng từ thế kỷ 13 và phát triển ở quy mô lớn dưới thời Lê, trùng tu nhiều lần dưới triều Nguyễn.

Từ thời Trần, đền được gia phong “Quốc gia – Nam Hải Đại Càn Thánh Nương”. Ghi chép trong quốc sử, các thần tích và lưu truyền trong dân gian, ngôi đền được gắn với công âm phù hai bậc minh quân của hai triều đại Trần, Lê là vua Trần Anh Tông năm 1312 và vua Lê Anh Tông năm 1470 đánh thắng quân xâm lược, giữ yên bờ cõi.

Đền Cơn còn nổi tiếng bởi vị trí địa lý, cảnh quan, các giá trị khoa học, văn hóa, sự hài hòa về nghệ thuật kiến trúc…

Lễ hội Đền Cờn xưa được nhân dân tổ chức hàng năm cầu mong một năm trời yên, biển lặng, đánh bắt nhiều hải sản, cầu lộc, cầu yên; là một sinh hoạt văn hóa dân gian cổ truyền mang đậm sắc thái địa phương của các làng ven biển ở Quỳnh Lưu.

Năm 1997, đền được Bộ Văn hóa thông tin cấp bằng công nhận là di tích quốc gia, được tái tạo và khôi phục lại khang trang và năm 1999 Lễ hội đền Cờn cũng được phục hồi.


Thanh Sơn 

tin mới

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.