Đường Hoàng Thị Loan - Phố mang tên người Mẹ

(Baonghean) - Tôi không ngờ phố lại khiêm nhường đến thế. Ẩn chứa bao trầm tích văn hóa - lịch sử mà đến hôm nay vẫn vẻ bình lặng phố vắng. Và rồi, đôi khi những ngẫu nhiên lại như hàm chứa ý nghĩa nhân sinh đã định: Con phố khiêm nhường ấy được mang tên người Mẹ lớn giàu đức hy sinh - Bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu của Hồ Chí Minh, nhà cách mạng lỗi lạc, danh nhân kiệt xuất.

Hôm nay, tôi tập làm một kẻ hậu sinh yêu cố thổ về với phố này cùng với một người trẻ yêu lặng lẽ con phố mà anh đã, đang và luôn tự hào, đó là Phó Bí thư Đảng ủy  phường Bến Thủy, Nguyễn Thanh Hùng. Anh bảo tôi, đã hơn 40 năm sinh ra và lớn lên tại đây, dám nói đã thuộc từng khóm cây, ngõ phố và bao khuôn mặt người, nhưng vẫn muốn cùng tôi đi gặp, nghe những câu chuyện sống động về phố…
Đường Hoàng Thị Loan.
Đường Hoàng Thị Loan.
Đường Hoàng Thị Loan dài một cây số, uốn cong gọn trên địa bàn phường Bến Thủy, là một nhánh xuyên nối quãng giữa đường Phong Định Cảng về mạn Đông sang đường Nguyễn Văn Trỗi. Con đường này vốn là lối đi nối thông sang con đường thiên lý Bắc – Nam phía chân núi Quyết – cầu Bến Thủy bây giờ. Theo như Phó Bí thư Đảng ủy phường Nguyễn Thanh Hùng thì khi anh sinh ra và lớn lên ở tuổi vỡ lòng (anh sinh năm 1972), đã tung tăng trên con đường mòn chưa đặt tên nhưng đã được rải nhựa, dù phố xá vẫn là vẻ thôn mạc lam lũ mưu sinh. Trước nữa anh nhớ nhập nhòa rằng con đường đất nhỏ ấy mỗi năm như rộng ra một chút nhờ nhộn nhịp người đi lại trong những năm đầu thành phố tái thiết sau chiến tranh. 
Ngôi miếu đá cổ dày huyền tích trên đường Hoàng Thị Loan.
Ngôi miếu đá cổ dày huyền tích trên đường Hoàng Thị Loan.
Nguyễn Thanh Hùng dẫn tôi đi gặp ông Châu Hồng Sơn, năm nay 79 tuổi, vẫn “gánh” chức Bí thư chi bộ khối 8, phường Bến Thủy, được coi là một trong những người gắn bó nhất với mặt phố hiện nay. Vừa chiêu trà tiếp khách, ông Sơn vừa lục lại những sách, báo, giấy tờ và chậm rãi kể, ông vốn không phải là cư dân gốc ở đây mà theo gia đình từ ngoài QL 1A về định cư vào đầu những năm 1950. Ông từng có nhiều năm lăn lộn với thăng trầm phát triển của xã Hưng Thủy xưa đến phường Bến Thủy nay cho đến khi về hưu với cương vị Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường. Ngày nhà ông về đây, đường này chỉ là một lối đi vừa hai người lách giữa cây cối rậm rì. Bên đường còn ngôi đền Làng Tịnh thâm u có cả trung, thượng điện và cổng tam quan. Đó là nơi dân làng thờ thành hoàng.
Cho đến năm 1964, đền bị dỡ bỏ, bao nhiêu tượng, đồ tế khí… được chuyển về đền Hồng Sơn bây giờ. Đôi cột trụ tam quan của đền cũng bị phá bỏ nốt từ khoảng năm 1990 khi xây trụ sở xã lần thứ nhất… Đến năm 1979, ông Sơn cùng với đội ngũ cốt cán ở đây đã tích cực vận động một đơn vị giao thông đóng trên địa bàn mở rộng con đường và rải nhựa lần thứ nhất, đường trở thành niềm tự hào về công trình công cộng của xã. Nay ở phường Bến Thủy, lớp người già còn nhớ về cảnh tình vùng đất làng Yên xưa, dân cư chuyên canh tác nông nghiệp, sau một số trở thành thợ thuyền Trường Thi – Bến Thủy thời thuộc Pháp, sau là xã viên Hợp tác xã bốc vác Bến Thủy. Cư dân có mấy thời giao lưu ra ngoài đều đi trên con đường “độc đạo” ấy. Phố còn là chứng tích cho tinh thần cách mạng khu Đệ Thập – làng Yên thời Pháp thuộc, là nơi sinh ra các bậc tiền bối Lê Mao, Lê Viết Cường, Lê Viết Thuật… mà nay vẫn còn di tích nhà thờ họ đồng chí Lê Mao, chiếc hầm bí mật che giấu chiến sỹ cộng sản trong ngôi nhà gỗ hàng trăm năm tuổi của dòng họ Lê Viết.
Năm 1992, khi thành phố có quy hoạch tổng thể, đã đầu tư mở rộng đường Hoàng Thị Loan lên 12 mét cả vỉa hè, thì đường mới bắt đầu có dáng dấp phố. Cư dân mặt phố là dân cũ, mới xây dựng nhà cửa đông dần lên; nhưng vỉa hè phố bây giờ chậm được chỉnh trang lốm đốm những vườn rau xanh tận dụng. Mỗi sáng mai, các bà, các chị nhà bên phố lại lúi húi cắt hái, để có thể có những mớ rau sạch từ đây ra bán ở chợ Quyết họp bên đường (?). Nếp lao động lam lũ của cư dân phố còn in đậm ở sinh hoạt bán mua, ấy là những xe thồ tôm cá từ mạn Hưng Tây, Hưng Hòa lên, từ Nghi Xuân – Hà Tĩnh sang, hàng thịt, hàng rau nho nhỏ cứ ngả ra nhẩn nha bán mua trên suốt dọc phố. Lạ là ngôi chợ Quyết, ẩn khuất sau nhà dọc, nhà ngang mặt phố, mà nếu khách xa đến, không tò mò theo một lối chợ nống ra trước khu nhà đồ sộ, cao tầng của tư nhân cho thuê ở trọ, bên dưới là các ki-ốt dịch vụ để đi vào, thì hẳn sẽ không có được cảm giác ngạc nhiên thú vị về một ngôi chợ rộng lớn với cơ man sản vật quê, hàng ăn uống bình dân đủ bánh gói, bánh đúc, bánh canh, cháo chè… Chợ chỉ họp một buổi nên còn gọi là chợ sáng, về đây mua bán gần như không có trả giá, và giá cả cũng rẻ vào hàng nhất trong các chợ ở thành phố. 
Ẩm thực phố Hoàng Thị Loan cũng là một nét lạ. Phố chủ yếu về hàng ăn sáng, có đủ cả bún phở, cháo lươn, xôi, bánh mướt… nhưng giá cũng rất rẻ. Không có nhà hàng lớn, tất cả đều mở tạm vỉa hè hoặc kê mấy chiếc bàn ghế nhỏ bán kèm trong sân nhà, không cần biển hiệu, nhà nào có khách nhà nấy, bát phở gàu bò hay bát cháo lươn chất lượng không kém gì ngoài phố lớn nhưng giá chỉ 15 – 20 nghìn đồng, khách công nhân lao động còn được chủ hàng đon đả tiếp thêm cho muôi nước dùng, đũa sợi phở, chủ khách cứ thế rôm rả chuyện thân tình. Đây cũng là con phố gần như duy nhất ở Vinh mà quãng quãng lại có treo biển “xe lai” kẻ chữ ngay ngắn. Trên hai lối vỉa hè lốm đốm vườn rau xanh ấy, được cư dân mặt phố trồng rất nhiều cây lộc vừng. Phía cuối phố, ngoài quãng dài vỉa hè hoang hóa cây cỏ dại suốt dãy tường bao mé Đông của Công ty CP Dệt may Hoàng Thị Loan, thì thi thoảng lại rậm  rịt cây cối, tre pheo, thấp thoáng mái nhà cấp bốn rêu phong. 
Đường Lý Nhật Quang cắt ngang giữa đường Hoàng Thị Loan đã tạo cho phố một không gian ngã tư khoáng đạt. Một bên là sân vận động, một bên là khuôn viên công sở phường, bên kia là trạm y tế… Trên địa thế công sở phường ấy, trước đây ngoài ngôi đền Làng Tịnh, còn có trại lính khố xanh với thú ăn chơi phong tình của đám tay sai nha dịch hay đám trẻ con nhà có của ăn, của để đua đòi. 
Từ ngã tư phố, Phó Bí thư Hùng dẫn tôi đến ngôi miếu cổ tôn tạo lại từ gốc có hơn 300 năm tuổi nằm khuất phía sau mặt phố. Trông nom hương khói là một cụ già tuổi đã 80. Cụ sẽ sàng lục cho tôi xem những khảo cứu của một nhà nghiên cứu về ngôi miếu, và kể cho chúng tôi huyền tích khoảnh đất Bãi Lũy này hơn 300 năm trước còn là cồn rậm có những gốc cây to chừng sải người ôm. Chuyện rằng, hai vợ chồng người Tàu cùng cô con gái nhỏ ngả lều củi định cư tại đây và hành nghề bốc thuốc. Người cha khám bệnh kê đơn, người mẹ bốc thuốc cho bệnh nhân và cô con gái thu tiền. Gặp năm đói kém, cô con gái khi đó 17 tuổi đã lén đem tiền phân phát cứu đói cho dân nghèo, khi bị cha mẹ phát hiện đuổi ra khỏi nhà và chết đói nơi cổng Công ty CP Hoàng Thị Loan bây giờ, mối đùn lên thi thể cô thành mộ, sau dân làng chuyển về đây lập miếu thờ. Là huyền tích nhưng miếu xưa còn đó linh thiêng, làm nên một ngẫm ngợi nhân tình của phố.
Rời phố trong tâm thế như đã là người ở phố, tôi còn ngẫm ngợi thêm về tâm sự của người già, người trẻ ở phố, rằng cũng như đâu đó phố còn chút nặng ưu tư vì chưa thực sự thoáng đẹp bởi còn mấy cư dân phố chưa chịu chấp hành giải phóng mặt bằng để thông tuyến vỉa hè. Nhưng tôi tin rằng, một ngày sớm thôi, phố sẽ thực sự được đẹp lên bằng sự đồng thuận của mọi cư dân phố; bởi ai chẳng muốn mình thực sự là một phần gắn bó, trách nhiệm với con phố vinh dự được mang tên một người Mẹ lớn đã dưỡng dục lên một biểu tượng nhân cách của dân tộc - Bác Hồ kính yêu.
Bài, ảnh: Đình Sâm
Bà Hoàng Thị Loan sinh năm 1868 tại làng Chùa, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, nay là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Năm 15 tuổi (1883) bà kết hôn với ông Nguyễn Sinh Sắc. Bà có với ông Sắc 4 người con, trong đó con thứ ba là Nguyễn Sinh Cung sinh năm 1890 (tức là Chủ tịch Hồ Chí Minh). Bà là người phụ nữ đảm đang, nhân hậu, thạo nghề dệt vải.
Năm 1895, Bà Hoàng Thị Loan để con gái đầu ở lại quê cho mẹ già rồi cùng hai con trai theo chồng vào Kinh đô Huế tiếp tục làm nghề dệt vải nuôi con và nuôi chồng ăn học 3 năm tại Quốc Tử giám (1895 - 1898). Năm 1900, ông Nguyễn Sinh Sắc đưa theo cậu Khiêm đi làm thư ký khoa thi Hương ở Thanh Hóa. Tại Huế, bà ở cùng cậu Cung và sinh thêm một người con trai đặt tên là Nguyễn Sinh Nhuận nhưng  ngay sau đó bà bị lâm bệnh nặng và đột ngột qua đời vào ngày 10/2/1901. Thi hài bà được táng ở chân núi Ba Tầng (Huế), sau chuyển về Nghệ An cho đến ngày nay.
Bà Hoàng Thị Loan đã ảnh hưởng đến Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng những cảm thụ nền văn hoá dân gian mang đậm bản sắc địa phương, truyền thống dân tộc, nêu tấm gương sáng để con cái hình thành nên nhân cách đạo đức tốt đẹp.

tin mới

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy

(Baonghean.vn) - Đêm 3/5 rạng sáng 4/5, tại địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn đã xảy ra lốc xoáy gây ảnh hưởng đến tài sản của các hộ dân, các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã khẩn trương phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương và các lực lượng giúp dân khắc phục hậu quả.

Sáp nhập thị trấn Diễn Châu và xã Diễn Thành: Niềm tự hào một danh xưng

Quê hương không chỉ là tên gọi...

(Baonghean.vn) - Về thăm thị trấn Diễn Châu vào thời điểm những người dân ở đây đang băn khoăn trước đề án sáp nhập, có thể thấy được được tình yêu, niềm tự hào của họ với những giá trị hữu hình của quê hương.

Mở ra cơ hội việc làm ‘khủng’ cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh

Mở ra cơ hội việc làm 'khủng' cho lao động Nghệ An - Hà Tĩnh, tại các khu công nghiệp trên cả nước

(Baonghean.vn) - Vừa qua, Công ty Vinayuuki và Công ty cổ phần Dịch vụ 3 Sao ký kết hợp tác độc quyền cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, giai đoạn 2024-2030, mở ra cơ hội việc làm "khủng" tại các khu công nghiệp trên phạm vi miền Trung và miền Bắc, cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh.

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954/ - 7/5/2024), ngày 3/5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Trong khi hầu hết các câu lạc bộ dân ca cấp xã hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh đều được kiện toàn để tiếp cận với chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 29/2021/NQ-HĐND tỉnh thì đến nay một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được tiếp cận.

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) -Sau khi được tòa án tuyên thắng kiện, lấy lại được ruộng thì chỉ không lâu sau, trên thửa ruộng đó xuất hiện nhiều chông sắt bị kẻ xấu cắm. Khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được thủ phạm, thì trong quá trình canh tác, ruộng lúa này lại nghi bị phá hoại một lần nữa.

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.