Tái bản 3 tác phẩm văn học lớn của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Đêm hội Long Trì, Vũ Như Tô, và Hai bàn tay chiến sĩ được tái bản giúp độc giả thưởng thức trọn vẹn các trước tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.
Nhân dịp kỉ niệm 55 năm ngày mất của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960), NXB Kim Đồng đã tái bản 3 tác phẩm: tiểu thuyết Đêm hội Long Trì, kịch Vũ Như Tô, và truyện lịch sử Hai bàn tay chiến sĩ.
Tiểu thuyết Đêm hội Long Trì được đăng tải lần đầu tiên trên tạp chí Tri tân năm 1942 – là dấu ấn để nhà văn Nguyễn Huy Tưởng khẳng định tên tuổi của mình trên văn đàn. Với Đêm hội Long Trì, người đọc sớm nhận thấy ở Nguyễn Huy Tưởng một ngòi bút có khuynh hướng lịch sử không trộn lẫn.
 
Dựa trên cái nền chắc chắn là chuyện bê bối trong phủ chúa mang nhiều nét bi kịch gia đình mà sử sách đã ghi lại, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã dựng lên một bức tranh xã hội thời phong kiến với nhiều vấn đề được đặt ra. Việc tranh ngôi đoạt vị đã dẫn đến kết cục là gia đình nhà chúa rồi cả ngôi vị chúa Trịnh đều tiêu vong. Ở tiểu thuyết Đêm hội Long Trì, đó không còn là một tấn bi kịch gia đình, dòng họ - cho dù là nhà chúa thì vẫn mang tính riêng tư, mà quan thiết đến cả sự an nguy của kinh thành, hay rộng hơn, của đất nước. Tác phẩm cũng được chuyển thể thành chèo, cải lương, kể cả điện ảnh - phim Đêm hội Long Trì được nhiều người yêu thích.   
Kịch Vũ Như Tô được xem là tác phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, một vở kịch kinh điển trong nền văn học Việt Nam. Tác giả đã sáng tạo nên một vở bi kịch năm hồi có quy mô rộng lớn, chứa đựng một nội dung tư tưởng sâu sắc, mang nhiều ý nghĩa. Nổi bật lên trên nền của những xung đột đầy kịch tính và đa chiều xuyên suốt năm hồi kịch, là khát vọng sáng tạo khôn cùng của người nghệ sĩ Vũ Như Tô, là sự đồng cảm trước nghệ thuật cao cả của cặp nhân vật Vũ Như Tô - Đan Thiềm.
 
Tác phẩm ra đời từ nửa đầu thập niên bốn mươi của thế kỉ trước, được in thành sách lần đầu tiên năm 1946. Tuy nhiên, do chiều sâu của những vấn đề phức tạp, không thể giải quyết của vở kịch mà suốt một thời gian dài, tác phẩm không được nhận chân một cách xứng đáng. (Bản thân tác giả cũng sửa đi sửa lại tác phẩm rất nhiều lần).
Nhưng vào năm 1995, Vũ Như Tô được Nhà hát Tuổi trẻ đưa lên sân khấu, sau nửa thế kỉ nằm im lìm trên trang giấy. Kể từ đó, vở kịch như được tái phát hiện, trở thành mối quan tâm hàng đầu trong di sản của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, một trong những vở kịch hay nhất của nước ta, đồng thời là một tác phẩm xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại.
“Hai bàn tay chiến sĩ” là một trong những cuốn sách nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết cho thiếu nhi được xuất bản trong những ngày đầu thành lập NXB Kim Đồng. Nhân vật chính của cuốn sách có nguyên mẫu là chiến sĩ Nguyễn Văn Bẩm – một chiến sĩ cách mạng mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng có dịp gặp gỡ trong Hội nghị chiến sĩ toàn quân năm 1952. Trong một trận càn ác liệt của địch, Nguyễn Văn Bẩm bị địch bắt. Chúng dùng nhiều cực hình dã man tra tấn để hỏi cung anh, thậm chí, chúng tẩm dầu đốt cháy hai bàn tay anh. Với nghị lực phi thường, anh đã vượt qua mọi cực hình tàn khốc của giặc để trở về với đồng đội, tiếp tục tham gia chiến đấu. Từ những trang ghi chép thực tế, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng bằng tài năng của mình đã xây dựng nên một tác phẩm xúc động, làm lay động lòng người.
 
Cùng với Sống mãi với Thủ đô, An Tư, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Tìm mẹ, An Dương Vương xây thành ốc, Con cóc là cậu ông Giời… ba tác phẩm mới của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng được tái bản lần này giúp độc giả được thưởng thức trọn vẹn các trước tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng – những tác phẩm đã nhiều lần được in trong tủ sách chọn lọc dành cho thiếu nhi của Nhà xuất bản Kim Đồng.
Theo VOV

tin mới

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) -Sau khi được tòa án tuyên thắng kiện, lấy lại được ruộng thì chỉ không lâu sau, trên thửa ruộng đó xuất hiện nhiều chông sắt bị kẻ xấu cắm. Khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được thủ phạm, thì trong quá trình canh tác, ruộng lúa này lại nghi bị phá hoại một lần nữa.

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.