Những bất cập tại khu tái định cư Cà Moong

(Baonghean)- Bản mới Cà Moong, xã Lượng Minh ( Tương Dương) có 100% đồng bào Khơ Mu tái định cư để nhường đất thực hiện Dự án nhà máy Thủy Điện Bản Vẽ. Tuy nhiên hiện nay tại đây vẫn còn nhiều bất cập do thiếu đất sản xuất, cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, nguy cơ sạt lở ảnh hưởng đến cuộc sống của bà con...

Nguy cơ sạt lở
Từ thị trấn Hòa Bình vào Cà Moong phải đi ô tô hoặc xe máy khoảng 20 km đến bến Thượng Lưu của hồ thủy điện Bản Vẽ; sau đó, xuống thuyền đi khoảng 1 giờ đồng hồ vào bến Cà Moong; tiếp đến là 3 km đường dốc núi. Khi chúng tôi đề cập vấn đề sạt lở, Trưởng bản ông Hấp Văn Phúc cho hay: Trong 2 năm 2013 và 2014, ở đây đều xảy ra sạt lở đất do mưa lũ. Nhất là năm 2014, mưa lũ to đã tống đất đá từ trên cao xuống bản.
Khối đất đá lớn ở phía ngay trên bản đang là nguy cơ đe dọa sạt lở.
Khối đất đá lớn ở phía ngay trên bản đang là nguy cơ đe dọa sạt lở.
Bản Cà Moong ở trên cao, nhưng tuyến đường huyện mở từ trung tâm xã về còn ở trên mấy tầng cao. Đường đang thi công, đất đá từ đó chạy thành dòng đổ xuống làm hư hại đến 12 nhà. Đất đá tràn khắp bản, nhưng may mà dân chạy được…
Khu vực sản lở năm 2014 ở bản Cà Moong
Khu vực sạt lở năm 2014 ở bản Cà Moong
Sau vụ việc xảy ra, chính quyền huyện Tương Dương đã lập tổ công tác về khắc phục hậu quả, sau đó xử lý kè đập, tạo kênh dẫn nước từ trên cao xuống để ngăn sạt lở. “Vừa làm sạch bùn đá, kè đập, khơi dòng chảy còn hỗ trợ 12 hộ bị sập và di dời 10 hộ có nguy cơ vì nằm bên dòng chảy” - ông Phúc nói - “Vẫn lo lắm. Còn 3 hộ chưa chịu di dời khỏi khu vực nguy hiểm. Đường vào bản thì có 2 đoạn sắp đứt đến nơi rồi…”. 
Trưởng bản Hấp Văn Phúc kể chuyện với phóng viên
Trưởng bản Hấp Văn Phúc kể chuyện với phóng viên
Chúng tôi vượt lên đình cao vùng núi Khe Pông, nơi tuyến đường từ trung tâm xã Lượng Minh về Cà Moong đang được xây dựng để tận thấy hệ thống kè đập ngăn sạt lở. Ở đó trông xuống, bản Cà Moong nằm gọn trong một thung lũng, bao quanh là núi rừng. Với địa thế như vậy, dù kè đập đã được làm thì nỗi lo sạt lở mùa mưa vẫn hiện hữu.
Thiếu đất sản xuất, thiếu điện, thiếu nước
Bản Cà Moong xưa thuộc xã Kim Đa, cách bản mới chừng 8 km đường thủy. Thời kỳ thực hiện dự án Thủy Điện Bản Vẽ, chủ trương đưa nhân dân về các khu tái định cư ở Thanh Chương. Nặng lòng với vùng đất tổ tiên ông bà, nhân dân lắm nỗi băn khoăn nên đã xin nhà nước cho được về thung lũng Khe Pông để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên khi về đây, bốn bề là rừng núi đều do Ban Quản lý rừng phòng hộ quản lý không được xâm phạm. Thế nên, hộ nào cũng vậy, con cái để lại cho người già, còn người có sức khỏe thì xuống thuyền về bản cũ. Cứ như vậy biền biệt làm nương rẫy, chăn thả gia súc cả năm trời để có lương thực, thực phẩm đưa về nuôi sống gia đình. Những khi có vấn đề gì liên quan đến cộng đồng cần phải họp dân, trưởng bản nương theo “sóng rớt” gọi vào bản cũ cho đội trưởng sản xuất, để vài ngày sau, ông này truyền tin để dân bản trở về. 
Đường vào bản tái định cư Cà Moong chưa hề có sự đầu tư
Đường vào bản tái định cư Cà Moong chưa hề có sự đầu tư
Thăm toàn bản Cà Moong, chúng tôi thấy rõ vấn đề thiếu đất sản xuất. Và cũng thật ngạc nhiên, khi đây là khu tái định cư của một công trình trọng điểm, nhưng càng đi, càng thấy những bất cập trong đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở. Một nguyên tắc của đầu tư xây dựng khu tái định cư là phải đảm bảo về điện, đường, trường trạm, hệ thống nước sinh hoạt. Ở Cà Moong, trường và trạm đã có, nhưng điện không; đường nội bản như chưa hề có sự đầu tư xây dựng; hệ thống nước tự chảy có nhưng thiếu nước… Tình trạng này, báo chí đã lên tiếng nhiều; tỉnh và huyện cũng đã quan tâm vào cuộc nhưng vẫn chưa thể giải quyết triệt để. Và, nguyên nhân được cho do chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án Thủy điện 2 thiếu trách nhiệm.
Thiếu đất sản xuất nên đàn ông trong bản phải đi làm ăn xa, chỉ có phụ nữ và trẻ em ở nhà
Thiếu đất sản xuất nên đàn ông trong bản quay về bản cũ làm ăn, chỉ có phụ nữ và trẻ em ở nhà
Theo các văn bản mà huyện Tương Dương lưu giữ thì vào tháng 7/2010, Ban Quản lý dự án Thủy điện 2 ủy quyền cho UBND huyện Tương Dương thực hiện đầu tư xây dựng khu tái định cư của bản Cà Moong trong thời gian thực hiện là 8 tháng. Thời điểm đó, hồ thủy điện bắt đầu chuẩn bị tích nước. Và khu tái định cư Cà Moong ở khu vực Khe Pông, xã Lượng Minh ra đời. Nhưng khi thực hiện đầu tư xây dựng lại khó khăn: Tất cả các hạng mục công trình ở đây đều được đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế theo quy chuẩn, có thuyết minh đầy đủ, nhưng bị chủ đầu tư cắt bỏ; muốn xây dựng hạng mục công trình đều phải được Ban Quản lý dự án Thủy điện Bản Vẽ chấp thuận, phê duyệt thì mới được triển khai. “Họ là chủ đầu tư, huyện chỉ được “ủy quyền” thực hiện. Thế nên, họ chấp thuận hạng mục nào thì huyện làm cái đó. Ngay cả con đường dẫn vào bản, ban đầu họ chỉ chấp thuận đào đắp nền đường rộng có 3,5m, huyện phải mất đến 3 năm trời tranh luận họ mới cho mở rộng 6m…” – một lãnh đạo huyện nói.
Bản Cà Moong nhìn từ trên cao
Bản Cà Moong nhìn từ trên cao
Đưa ra các câu hỏi: sau vụ sạt lở năm 2014, kinh phí khắc phục hậu quả lấy nguồn từ đâu? Từ khi người dân Cà Moong về nơi ở mới, Ban quản lý dự án Thủy điện 2 có trách nhiệm gì thêm với dân? Được biết, sau khi sạt lở, huyện Tương Dương xin tỉnh, bên cạnh đó, trích ngân sách địa phương khoảng 1,2 tỷ đồng để vừa dọn vệ sinh, khơi thông dòng chảy, kè đập, và hỗ trợ cho các hộ bị sập nhà, di dời các nhà bị ảnh hưởng. Còn về Ban quản lý Thủy điện 2 thì chẳng thấy đâu. “Hồ thủy điện tích nước là họ phủi tay” - lãnh đạo huyện Tương Dương khẳng định. Lại hỏi rằng: Chẳng lẽ Tương Dương không có ý kiến để chủ đầu tư phải thể hiện trách nhiệm với những người dân đã nhường đất ông bà tổ tiên cho họ thực hiện dự án? Câu trả lời là: Sự việc Cà Moong đã qua nhiều diễn đàn nhưng chẳng thay đổi được gì!.
Xem lại “Quy định tạm thời về bồi thường, di dân và tái định cư”, thì Tổng Công ty điện lực Việt Nam chỉ đạo các đơn vị thành viên áp dụng thực hiện cho các dự án. Ngoài các vấn đề bồi thường đất đai, tài sản, các quy định việc thực hiện cơ sở hạ tầng các khu tái định cư hết sức rành mạch, chi tiết với đầy đủ những hạng mục công trình với bộ quy chuẩn đủ để đảm bảo cuộc sống nhân dân khi về nơi ở mới... So sánh quy định với những gì thấy ở Cà Moong, thì cách “một trời một vực”.
Nhật Lân- Phạm Bằng

tin mới

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

(Baonghean.vn) - Chiều 7/5, đoàn công tác Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Nghệ An do đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị và phổ biến ý định diễn tập khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quỳ Châu.

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

(Baonghean.vn) - Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tỉnh Nghệ An đã, đang và sẽ làm hết sức mình để tri ân công lao của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Quế Phong

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 6/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quế Phong.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

(Baonghean.vn) - Sáng 6/5, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024”, với chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”.

Bảo hiểm xã hội Nghệ An ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024

Bảo hiểm xã hội Nghệ An ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024

(Baonghean.vn) - Thực hiện Công văn số 1064/BHXH-TT ngày 22/4/2024 của BHXH Việt Nam về việc truyền thông nhân Tháng vận động, triển khai BHXH toàn dân, sáng 6/5, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An tổ chức 'Lễ phát động ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024'.

Điện Biên

Ấn tượng triển lãm 'Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng'

(Baonghean.vn) - Tỉnh Nghệ An vừa phối hợp với Cục Chính trị, Quân khu 4 tổ chức triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng” đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đến tham quan và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người.

Tặng học bổng, thiết bị học tập cho học sinh vùng khó khăn huyện Quế Phong

Tặng học bổng, thiết bị học tập cho học sinh vùng khó khăn huyện Quế Phong

(Baonghean.vn) - Hưởng ứng "Tháng hành động vì trẻ em" năm 2024, sáng 5/5, Đoàn Thanh niên Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính phối hợp với Đoàn Thanh niên Sở Tài chính và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình tặng quà cho các trường học vùng khó khăn huyện Quế Phong.

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy

(Baonghean.vn) - Đêm 3/5 rạng sáng 4/5, tại địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn đã xảy ra lốc xoáy gây ảnh hưởng đến tài sản của các hộ dân, các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã khẩn trương phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương và các lực lượng giúp dân khắc phục hậu quả.