Tục "bắt vợ" bị biến tướng

(Baonghean)-Đã thành lệ, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các trường học vùng cao lại “nóng” chuyện học sinh bỏ học… để kết hôn. Đặc biệt, nhiều nữ sinh dang dở việc học hành bởi phong tục “bắt vợ” bị biến tướng...
Những câu chuyện buồn
Trong những ngày đầu Xuân, khi hoa rừng đua nở, làng bản nhộn nhịp tiếng khèn, cồng chiêng báo hiệu mùa gặp gỡ, hẹn hò lứa đôi cũng là thời điểm thuận lợi để dựng vợ, gả chồng. “Trộm vợ” là phong tục của đồng bào dân tộc Thái, Mông thể hiện sự tự do hôn nhân, để những đôi trai gái nghèo yêu nhau đến với nhau, bỏ qua nghi thức thách cưới hay cản trở từ gia đình. Theo quan niệm từ xa xưa, “bắt vợ” cũng là thử thách sự mưu trí, lòng dũng cảm, sự chân thành của các chàng trai với người yêu. Trải qua thời gian, phong tục đẹp này phần nhiều bị biến tướng, kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường. Do đó, nhiều nữ sinh đang ở độ tuổi 15, 16 đã phải đảm đương vai trò làm vợ, làm mẹ. Chưa kể, nhiều em bị bắt về làm vợ khi không có tình cảm, lấy chồng rồi phải bỏ học để làm lụng, sinh con. 
Tục bắt vợ của đồng bào Mông -Ảnh minh họa
Tục bắt vợ của đồng bào Mông -Ảnh minh họa
Chúng tôi đến Trường THPT Quỳ Hợp 3 khi cô Quán Thị Vân, giáo viên chủ nhiệm lớp vừa trở về từ nhà của học sinh H.T.N để thuyết phục gia đình chồng cho em trở lại trường. Tròn 15 tuổi, Hà Thị N là học sinh chăm ngoan, học lực khá, được thầy, cô, bạn bè yêu mến. Cả lớp đều bất ngờ vì từ trước Tết vài ngày, N bất ngờ bỏ học không xin phép, đến nay vẫn chưa đến trường. Qua kiểm tra, được biết, ngày 31/1 (tức ngày 22/12 âm lịch) vừa qua, N đã “bị bắt” theo tục trộm vợ của đồng bào Thái. Tuy đã báo với “ma nhà chồng”, nhưng N không muốn ở nhà làm vợ, làm nương rẫy, sinh con, em khao khát được đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa. N tâm sự trong nước mắt: “Em chưa sẵn sàng cho việc lấy chồng, sinh con. Em nhớ các bạn và cô giáo, muốn đi học mà nhà chồng ngăn cấm không cho đi”. Giáo viên chủ nhiệm, cô Quán Thị Vân đã nhiều lần đến nhà chồng và bố mẹ đẻ của N để thuyết phục. Cô cho biết: “Đồng bào Thái ở đây quan niệm “trộm vợ” là phong tục đẹp của tổ tiên. Cô gái nào bị trộm về làm vợ người ta thì phải nghe theo nhà chồng, sinh con nối dõi cho nhà chồng chứ người ngoài không can thiệp. Nếu gia đình chồng không chấp nhận cho con dâu đi học tiếp thì phải bỏ học”. 
Còn em V.T.V (xã Châu Thái) cũng bị ép buộc bỏ học lấy chồng. V là học sinh giỏi, ngoại hình xinh xắn nên được nhiều trai bản để ý. Kết thúc kỳ nghỉ Tết, V bị V.X.Đ (xã Châu Thành), học sinh cùng trường bắt về làm vợ trong một lần đi chơi. Sau lần đó, cả hai em đều bỏ học. Hủ tục “trộm vợ” cùng những định kiến từ gia đình nhà chồng khiến các em phải dang dở chuyện học hành để lo việc nhà, sinh con nối dõi. Em Vi Thị V nói: “Ở đây nhiều bạn 16 tuổi đã có con, nhà chồng em chỉ muốn em ở nhà làm nương rẫy, chăm sóc gia đình và sinh con”. 
Đẩy mạnh tuyên truyền
Thầy Nguyễn Minh Đạt - Hiệu trưởng Trường THPT Quỳ Hợp 3, cho biết: Nhà trường đã có nhiều biện pháp để tuyên truyền, vận động các gia đình, học sinh nhằm giảm tải tình trạng bỏ học, nạn tảo hôn. Vào giờ chào cờ và các tiết sinh hoạt lớp, thầy, cô phổ biến thông tin cho học sinh về hôn nhân, kế hoạch hóa gia đình, giáo dục giới tính, sinh sản. Ngoài ra, trường cũng phối hợp với Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Quỳ Hợp, Hội Phụ nữ xã Châu Quang tổ chức các câu lạc bộ bạn gái, cuộc thi về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên; tổ chức cho gia đình và học sinh ký cam kết thực hiện hôn nhân đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, tình trạng tảo hôn vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Nguyên nhân là do lối suy nghĩ mang đậm ý thức cổ hủ, lạc hậu của đồng bào; đặt nặng vấn đề sinh con nối dõi nên khi con cái đến tuổi 15 thì bắt đầu muốn dựng vợ, gả chồng. 
Một giờ học phổ biến kiến thức hôn nhân, sức khỏe sinh sản cho học sinh tại trường THPT Quỳ Hợp 3.
Một giờ học phổ biến kiến thức hôn nhân, sức khỏe sinh sản cho học sinh tại trường THPT Quỳ Hợp 3.
Ngoại trừ trường học, vai trò của những người có uy tín như già làng, trưởng bản chưa được phát huy cao trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức hôn nhân, kế hoạch hóa gia đình đến từng hộ dân. Bên cạnh đó, sự nới lỏng trong giám sát thi hành quy định pháp luật về hôn nhân tại địa phương cũng là một “khoảng trống” để nạn tảo hôn tiếp diễn suốt nhiều năm qua. Bà Phan Thị Oanh - Phó Giám đốc Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Quỳ Hợp cho biết: “Tảo hôn ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hạnh phúc gia đình, kéo theo hệ lụy: Bạo lực gia đình, thất nghiệp, đói nghèo, chất lượng giống nòi thấp, sinh đẻ nhiều con không có kế hoạch, không đủ điều kiện nuôi dạy con… Tảo hôn sẽ tiếp tục tạo nên các vòng luẩn quẩn, làm trì trệ sự phát triển kinh tế - xã hội. Nếu không có sự quan tâm đúng mức, vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành lẫn nhân dân, không chủ động trong công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục thì rất khó giảm thiểu tảo hôn”. 
Trước thực trạng này, cần có sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và sự đồng thuận cao của nhân dân, từ già làng, trưởng bản đến nhà trường, các gia đình. Ngoài ra, phải thực hiện đồng bộ các biện pháp mạnh trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước xóa bỏ tình trạng tảo hôn, bỏ học sinh con.
Hoàng Vân

tin mới

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954/ - 7/5/2024), ngày 3/5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Trong khi hầu hết các câu lạc bộ dân ca cấp xã hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh đều được kiện toàn để tiếp cận với chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 29/2021/NQ-HĐND tỉnh thì đến nay một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được tiếp cận.

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) -Sau khi được tòa án tuyên thắng kiện, lấy lại được ruộng thì chỉ không lâu sau, trên thửa ruộng đó xuất hiện nhiều chông sắt bị kẻ xấu cắm. Khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được thủ phạm, thì trong quá trình canh tác, ruộng lúa này lại nghi bị phá hoại một lần nữa.

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.