Chiếc đàn tính của người Thổ

(Baonghean) - Dân tộc Thổ có đời sống tinh thần hết sức phong phú với vốn dân ca, dân nhạc, dân vũ mang đậm nét bản sắc; tự ngàn xưa, từ cây tre, cây nứa, đồng bào đã sáng tạo nên cây đàn tính. Để rồi thanh âm của đàn trở thành một phần không thể thiếu được trong những cuộc hội vui...

Không biết tự bao giờ và ai là người đã sáng tạo nên cây đàn tính? Theo các bậc cao niên thì đàn tính của
Nghệ nhân Trương Sông Hương với dàn đàn tính truyền thống.
Nghệ nhân Trương Sông Hương với dàn đàn tính truyền thống.
dân tộc Thổ đã có từ nhiều đời truyền lại. Cuộc sống tự cung tự cấp, nên đàn tính xưa cũng được làm một cách giản đơn từ những vật liệu sẵn có. Bà con thường lấy một ống tre (hoặc mét, bương, nứa) có thân to và dài lóng để làm đàn. Lấy đúng một lóng cùng với hai đốt hai đầu. Tre được chọn phải là tre vừa đủ tuổi, tre già quá sợi dây đàn sẽ giòn, dễ gãy; tre non quá, ống đàn sẽ dễ teo tóp, âm thanh phát ra không hay.
Chọn được ống tre như ý rồi, sẽ bắt đầu công đoạn chế tạo. Ống tre được tỉ mẩn cắt gọt hai đầu sao cho thật bằng, cạo bỏ tinh tre chỉ để lại phần cật tre, sau đó cắt một phần phía dưới, cắt dọc theo thân, thường là khoảng 1/3 để tạo đế đàn. Lúc tạo đế đàn, bao giờ cũng phải chú ý làm sao để hai mắt tre nằm so le hai bên, tránh cho dây đàn không “rơi” vào phần mắt tre làm dây dễ đứt.
Xong các công đoạn trên, bây giờ đến một phần rất quan trọng, đòi hỏi tài hoa của người làm đàn tính, đó là chế dây đàn. Nhiều người lầm tưởng dây đàn được làm từ thân cây tre khác, rồi nối vào thân đàn. Kỳ thực, không phải vậy. Dây đàn được làm từ chính ống tre thân đàn, người chế tạo đàn sẽ tỉ mẩn khoét gọt bỏ bớt phần thân, chừa lại dây đàn. Nếu việc chế tạo kèn, làm dăm kèn là khó nhất thì ở chế tạo đàn tính việc làm dây đàn cũng vậy. Phải chọn con dao mũi thật nhọn, mài mũi dao sao cho sắc ngọt; cộng với đó là mắt  tinh, tay khéo mới làm được những sợi dây đàn vừa ý. Nếu sợi dây to quá, khi đánh lên tiếng đàn sẽ trầm đục, dây mảnh quá sẽ không bền, tiếng không chuẩn. Cả quá trình chế dây đàn chỉ cần sơ sểnh chút, mũi dao khoét lẹm chút chút là dây đàn sẽ đứt, bao công sức coi như đổ xuống sông xuống biển!
Rong ruổi tìm hiểu về cây đàn tính, ngõ hầu giới thiệu cùng mọi người những gì mình gom nhặt được, tôi đã gặp anh Trương Thanh Hải - một người con của dân tộc Thổ suốt nhiều năm qua rất dày công sưu tầm, nghiên cứu bản sắc văn hóa của tổ tiên. Anh cho biết, đàn tính có 3 dây, các dây đàn được điều chỉnh âm thanh bằng các “then gà”. Then gà được làm bằng tre, một đầu dày, một đầu mỏng. Lúc thẩm âm, người chơi đàn sẽ tùy theo tiếng từng dây đàn phát ra mà “nêm” then gà để dây đàn căng hơn hoặc chùng hơn, người chơi đàn thường dùng “móng” làm từ vảy con trút (tê tê) để gảy đàn. 
Trải qua thời gian, đàn tính cũng dần được sáng tạo thêm những hình dáng mới. Hiện anh Hải còn lưu giữ được một cây đàn mà theo anh thì  chính là cây đàn tính kiểu mới. Đây là một trong hai cây đàn cụ Trương Văn Thố ở làng Mo, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp) làm để lưu lại cho con cháu trước lúc qua đời (1997). Cùng với các nghệ nhân như cụ Tuân ở làng La (Minh Hợp), cụ Trà ở Đột Tân (Nghĩa Xuân)... cụ Thố là người nức tiếng giỏi đàn hát và làm đàn tính đẹp nhất vùng trước đây. Nhìn qua thì cây đàn này giống đàn tính của dân tộc Tày mạn Cao Bằng. Khác chăng là thùng đàn không làm tròn mà làm hộp hình chữ nhật và có khoét lỗ vuông phía dưới thùng, cần đàn ước dài chừng 1,2 mét; đàn có 3 dây được làm bằng sợi tơ.
Cũng sáng tạo trên cơ sở cây đàn tính truyền thống, nghệ nhân Trương Sông Hương ở xã Thọ Hợp (Quỳ Hợp) lại ghép 8 cây đàn tính đơn lẻ thành một đàn tính mới trông giống như đàn T’ Rưng ở Tây Nguyên. Đàn không dùng móng để gãy mà dùng dùi để gõ. Nhờ sự hòa trộn cung bậc của các cây đàn đơn lẻ, cây đàn tính đầy chất sáng tạo này có âm thanh rất đặc trưng, những nhạc cụ khác khó bề có được!
Khác với kèn và một số loại nhạc cụ khác của đồng bảo Thổ có thể cất lên thanh âm trong cả việc vui, nghi lễ và cả việc buồn như ma chay, tang lễ, đàn tính chỉ được dùng trong việc vui như ngày tết, lễ cưới hỏi, hội làng... mà thôi. Tiếng đàn làm cho các làn điệu dân ca dân tộc Thổ như “Dạ ời”, “Tập tính tập tang”, “Đu đu điềng điềng”... trong ngày hội vui thêm phần cuốn hút. Chả thế mà trước đây khi các loại nhạc cụ điện tử, nhạc cụ hiện đại chưa đến với dân làng, đàn tính không thể thiếu trong các cuộc vui. 
Chung thực trạng cùng không ít nhạc cụ truyền thống khác của cộng đồng các dân tộc anh em, hiện nay đàn tính cũng đang có nguy cơ dần ít người biết đến. Theo khảo sát của chúng tôi, những người biết làm đàn, biết đánh đàn tính hiện còn rất ít, cả vùng Nghĩa Xuân, Minh Hợp không có ai biết làm loại đàn này. Ở vùng Tam Hợp, Thọ Hợp cũng chỉ có mỗi nghệ nhân Trương Sông Hương biết làm và sử dụng được...
Đã trở thành một phần bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Thổ, rất nhiều bậc cao niên đến giờ vẫn luôn đau đáu nhớ về tiếng đàn tính, nhớ về những đêm hội làng đông vui. Ngày xưa ấy, chính cây đàn tính, tiếng đàn tính chở nặng tình đất tình người đã xe duyên cho rất nhiều trai tài gái sắc nên duyên chồng vợ... Để bảo tồn được đàn tính, để tiếng đàn tính mãi còn vang ngân chắc hẳn cần lắm sự chung tay của cả cộng đồng!
Cao Duy Thái 

tin mới

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.