Chuyện ít biết về sách đúc bằng vàng của vương triều Nguyễn

Ngày 31/3 vừa qua, những cuốn kim sách (sách đúc bằng vàng) và kim ấn (ấn vàng) lần đầu tiên được Bảo tàng Lịch sử quốc gia giới thiệu tới công chúng.

Năm 1961 xảy ra vụ trộm ấn vàng nặng 4,9 kg chấn động cả nước, các cuốn kim sách, kim ấn và đồ quý thời Nguyễn lập tức được bảo tàng đóng thùng gửi sang ngân hàng cất giữ.

chuyen it biet ve sach duc bang vang cua vuong trieu nguyen hinh 0
Kim sách được đúc từ vàng hoặc bạc mạ vàng, bìa sách trang trí hình rồng mây, gáy được đóng khuyên tròn. Ảnh: Hoàng Phương.

Ngày 30/8/1945, sau lễ thoái vị của vua Bảo Đại ở Ngọ Môn (Huế), chính quyền cách mạng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trưng thu toàn bộ tài sản gần 3.000 món là những ấn vàng, kim sách, bảo vật cung đình... đưa ra Hà Nội bằng ôtô. Ngày 31/3 vừa qua, những cuốn kim sách (sách đúc bằng vàng) và kim ấn (ấn vàng) lần đầu tiên được Bảo tàng Lịch sử quốc gia giới thiệu tới công chúng.

"Nhờ đưa ra Hà Nội mà những món đồ này được bảo vệ và còn giữ được, nếu để ở Huế có lẽ đã mất hết rồi", TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế nói.

Những cuốn sách làm bằng vàng ghi lại chính sự cung đình phần nào phản ánh biến động lịch sử của triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Năm 1802, sau khi lên ngôi lập ra triều Nguyễn, vua Gia Long bắt đầu cho đúc kim sách. Đây là loại thư tịch cổ đặc biệt, ghi lại việc chính sự của hoàng triều, như hoàng đế đăng quang, lập thái tử, phong hoàng hậu hoặc ghi công, phong tước và dâng, ban tôn hiệu, tôn thụy cho hoàng thân, quốc thích. Lời sách do đích thân vua hoặc đại thần biên soạn.

Việc đúc kim sách được giao cho Hữu ty thuộc Bộ Lễ thực hiện. Nghệ nhân đóng kim sách là bậc thầy giỏi nhất trên toàn quốc được đưa về xưởng chế tác của triều đình. Xưởng này nằm ngay trong hoàng cung, phía đông Tử Cấm Thành, thuộc khu vực của Phủ Nội vụ, nơi lưu giữ kho báu của triều đại.

chuyen it biet ve sach duc bang vang cua vuong trieu nguyen hinh 1
Sau khi được người trong Hàn Lâm viện chắp bút thư pháp trên kim sách, thợ thủ công mới khắc chữ lên vàng hoặc bạc mạ vàng. Ảnh: Hoàng Phương.

Vàng để chế tạo kim sách không phải là vàng 10 tuổi mà là vàng non hơn để dễ chế tác, tinh luyện. Sau khi bậc đại bút trong Hàn Lâm viện chắp bút thư pháp trên kim sách, thợ thủ công khắc chữ lên vàng hoặc bạc mạ vàng. Nếu để xảy ra sai phạm nhỏ thì người thợ sẽ bị phạt rất nặng. Do vậy, các tác phẩm khi hoàn thiện gần như đạt độ hoàn hảo vì được chế tác và giám sát công phu.

Hoàng cung triều Nguyễn rất ưa chuộng vàng. Từ thời các chúa Nguyễn (tiền nhân của nhà Nguyễn) khi xây dựng chính quyền Đàng Trong (1558-1777) đã bắt đầu thực thi chính sách khai thác vàng và phát triển nghề kim hoàn chế tác. Đàng Trong khi ấy được mệnh danh là vùng đất của vàng.

Sách Phủ biên tạp lục do Lê Quý Đôn biên soạn ghi chép lại việc các chúa Nguyễn cấp phát lương thực, khuyến khích người dân khai thác vàng cho triều đình, lập đội tìm vàng chuyên nghiệp, lập hải đội Hoàng Sa phái người đến các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa thu nhặt vàng bạc, hàng hóa từ tàu thuyền nước ngoài bị đắm. Dưới thời này còn có cơ quan chuyên chế tác vàng thành phẩm, làm đồ trang sức phục vụ cho hoàng cung và xuất khẩu ra nước ngoài. Sau này, khi vua Gia Long lên ngôi, việc dùng vàng đúc kim sách cũng là điều dễ hiểu.

chuyen it biet ve sach duc bang vang cua vuong trieu nguyen hinh 2
Ấn vàng Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo do chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc làm quốc bảo vào năm 1709. Đến đời vua Gia Long, ấn này được chọn làm báu vật truyền ngôi của vương triều Nguyễn. Ảnh: Hoàng Phương.

Do biến động lịch sử, chất lượng kim sách cũng khác nhau, có cuốn bằng vàng ròng, có cuốn làm từ bạc mạ vàng. Dưới thời vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, kim sách được chế tác khá tinh xảo. Từ thời vua Đồng Khánh trở đi, kim sách, kim ấn giảm dần chất lượng. Sau hòa ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp, nhà Nguyễn phải bồi thường khoảng 4 triệu piastre (tiền tệ 3 nước Đông Dương thời Pháp đô hộ) tiền chiến phí nặng nề. Triều đình huy động nhiều vàng bạc, châu báu để quy đổi tiền, gây tổn thất lớn cho quốc khố nên kim sách thời đó làm sơ sài hơn.

Kim sách, kim ấn như chứng nhân lịch sử chứng kiến hưng vong của hoàng triều, vượt qua chiến tranh khắc nghiệt của đất nước và tồn tại cho đến nay. Những năm chống Pháp, các bảo vật trên được đóng thùng, di tản lên chiến khu cùng với cơ quan đầu não kháng chiến. Vì là tài sản đặc biệt của quốc gia nên báu vật được giữ ở những nơi bí mật.

Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, trong thời kỳ khó khăn, nhiều lần Ủy ban Kháng chiến và Ngân hàng quốc gia đề xuất bán những đồ vật đã trưng thu của nhà Nguyễn để sắm vũ khí, lương thực. "Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết tâm giữ, nhờ đó mà có được những đồ vật quý để ngày nay phục vụ cho việc giới thiệu, trưng bày. Việc giữ được những báu vật này quả thực là một kỳ tích và là may mắn của dân tộc ta", ông Giám đốc Hải đánh giá.

TS Nguyễn Đình Chiến, nguyên Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết thêm, việc đề xuất chuyển đổi giá trị của những báu vật cung đình để bù đắp lúc tài chính Chính phủ cạn kiệt cũng chỉ được đề cập trong một vài cuộc họp chứ không có văn bản chính thức nào. Cuối năm 1959, số đồ quý trên được Bộ Tài chính bàn giao cho Bảo tàng lưu giữ.

Nhưng năm 1961, cả nước chấn động khi hay tin kẻ gian lẻn vào bảo tàng trộm mất chiếc ấn vàng Hoàng hậu chi bảo nặng 4,9 kg và chiếc âu vàng nặng 0,5 kg của hoàng hậu Nam Phương quyên tặng cho Chính phủ trong Tuần lễ vàng. Vụ án này mãi 3 năm sau mới được phá. Lo bị mất trộm, toàn bộ kim sách, kim ấn và hàng nghìn bảo vật khác được đóng thành mười mấy thùng đưa sang ngân hàng gửi.

Các bảo vật được đựng trong thùng kim loại, bọc thêm lớp vỏ bằng gỗ bên ngoài cùng với danh mục. Chìa khóa niêm phong do bảo tàng giữ. Đến năm 2007, số tài sản trên mới được giao lại cho bảo tàng sau khi đơn vị này nâng cấp, xây khu vực cất giữ.

TS Chiến thông tin, giới nghiên cứu còn phát hiện về kim sách thời Mạc, hình thức gần giống như kim sách nhà Nguyễn, nhưng được làm từ đồng mạ vàng, chỉ có vòng khuyên ở gáy sách mới được đúc bằng vàng thật. Đáng tiếc những kim sách đó do tư nhân nắm giữ, hiện chưa sưu tập được về bảo tàng.

"Cho đến nay mới thấy kim sách bằng vàng dưới thời Nguyễn, những triều đại khác trở về trước có đúc hay không thì đến nay chưa có tài liệu nào ghi rõ. Vậy nên, những kim sách, kim ấn thời Nguyễn là báu vật vô giá về lịch sử, chính trị, văn hóa", ông Chiến nói.

Từ ngày 31/3 đến đầu tháng 8/2016, Bảo tàng Lịch sử quốc gia giới thiệu 22 cuốn kim sách tiêu biểu trong số 94 cuốn kim sách của 13 đời vua triều Nguyễn. Đi kèm còn có 10 kim bảo liên quan, 2 hộp đựng kim sách… đều được làm từ kim loại quý, chạm khắc tinh xảo. Đây chỉ là một phần nhỏ trong số hơn 3.000 bảo vật triều Nguyễn mà Bảo tàng tiếp nhận từ năm 1945 khi vua Bảo Đại thoái vị.

Theo VOV

tin mới

Mở ra cơ hội việc làm ‘khủng’ cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh

Mở ra cơ hội việc làm 'khủng' cho lao động Nghệ An - Hà Tĩnh, tại các khu công nghiệp trên cả nước

(Baonghean.vn) - Vừa qua, Công ty Vinayuuki và Công ty cổ phần Dịch vụ 3 Sao ký kết hợp tác độc quyền cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, giai đoạn 2024-2030, mở ra cơ hội việc làm "khủng" tại các khu công nghiệp trên phạm vi miền Trung và miền Bắc, cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh.

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954/ - 7/5/2024), ngày 3/5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Trong khi hầu hết các câu lạc bộ dân ca cấp xã hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh đều được kiện toàn để tiếp cận với chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 29/2021/NQ-HĐND tỉnh thì đến nay một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được tiếp cận.

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) -Sau khi được tòa án tuyên thắng kiện, lấy lại được ruộng thì chỉ không lâu sau, trên thửa ruộng đó xuất hiện nhiều chông sắt bị kẻ xấu cắm. Khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được thủ phạm, thì trong quá trình canh tác, ruộng lúa này lại nghi bị phá hoại một lần nữa.

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.