Cuộc sống bất hạnh của gia đình có hai con mắc bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bất hạnh dường như chưa khi nào ngừng theo đuổi gia đình nghèo khi cả hai người con sinh ra đều mắc căn bệnh Thalassemia (còn gọi là tan máu bẩm sinh).

» Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân
 

Nhà đông anh em, lại nghèo nên chị Hồ Thị Hiệp (sinh năm1983) quê ở xã Bình Sơn (Anh Sơn) phải theo người làng đi làm dày da ở khu công nghiệp Biên Hòa - Đồng Nai. Tại đây chị gặp và kết hôn với anh Nguyễn Cao Ánh (sinh năm 1977) ở xóm 7 xã Thái Sơn (Đô Lương). Năm 2006, anh chị sinh con trai là cháu Nguyễn Cao Nhật.

mm
Vợ chồng chị Hiệp và hai đứa con đều mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Ảnh: Hà Linh

Nhật ốm đau quặt quẹo từ khi lọt lòng mẹ, thường xuyên ra vào Bệnh viện để điều trị, hai vợ chồng phải nghỉ việc để thay nhau chăm sóc con. Lương công nhân không đủ trang trải, vợ chồng chị phải vay mượn khắp nơi để chữa bệnh cho con nên đã khó lại càng khó khăn hơn, vợ chồng chị gửi Nhật về quê cho ông bà trông nom để  đi làm kiếm tiền nuôi con và trang trải nợ nần.

Nhật ngày càng xanh xao, gầy gò, đến tuổi đi học lại hôm đi, hôm nghỉ, sau khi đưa ra Bệnh viện Nhi Hà Nội khám, xét nghiệm vợ chồng choáng váng với kết luận: bệnh Thalassemia (còn gọi là tan máu bẩm sinh). Theo đó, Nhật sẽ phải truyền, lọc máu thường xuyên và tiền thuốc điều trị mỗi tháng gần 3 triệu đồng.

Năm 2010, cháu Nguyễn Thị Lan Anh ra đời, niềm vui chưa kịp lắng thì nỗi đau đớn lại dằn vặt vợ chồng, bởi sức khỏe  cháu có những dấu hiệu tương tự nên vợ chồng lại tiếp tục đưa con ra Hà Nội khám, thêm một lần cả hai vợ chồng chết lặng với kết quả bệnh của Lan Anh giống hệt anh trai. Anh chị quyết định về hẳn quê ở Thái Sơn (Đô Lương) để nương nhờ ông bà nội. Chị Hiệp suy sụp ngã quỵ ốm hàng tháng trời, anh Ánh vừa đi làm thuê kiếm tiền nuôi cả nhà vừa động viên vợ phải gượng dậy để làm chỗ dựa và lo cho các con.

mm
 Hy vọng để chữa trị bệnh cho 2 cháu là được cấy tế bào gốc. Ảnh: Hà Linh

Hai vợ chồng càng tuyệt vọng hơn khi được biết với phác đồ điều trị để giữ mạng sống cho hai con không bị biến chứng như xương giòn, tim, gan, lách, đái tháo đường, đầu to… Để chữa trị, mỗi cháu phải có ít nhất 30.000 USD để ghép tế bào gốc với tỷ lệ thành công khoảng 80%.

Hàng tháng Nhật và Lan Anh phải ra Trung tâm huyết học và truyền máu Trung ương để lọc máu và lấy thuốc hỗ trợ. Mỗi lần đi viện ít nhất phải có 7,8 triệu đồng để chi phí thăm khám, xét nghiệm, thuốc thang và chi phí ăn ở. Nếu truyền máu kịp thời thì hai cháu chỉ nằm viện khoảng ba ngày đến năm ngày, nếu bệnh tình nặng hơn thì phải từ 1 tuần đến 10 ngày.  

Không có nghề nghiệp ổn định, phải ở nhà bố mẹ, có 2 sào ruộng bố mẹ cũng nhường cho để cấy cày có lương thực. Ngoài thời gian đưa con đi Bệnh viện, hai vợ chồng thuê ốt ở xã Nhân Sơn (Đô Lương) vừa buôn bán lặt vặt và có thời gian để chăm sóc con, anh Ánh làm gò hàn hoặc đi phụ thợ xây, bốc vác xi măng, ai kêu thuê việc gì cũng làm không kể giờ giấc. Mỗi lần đưa con đi Hà Nội phải cả hai vợ chồng cùng đi, vừa tốn kém tiền bạc, vừa không có người đi làm nên luôn túng thiếu.

Hai vợ chồng quần quật cả ngày cũng không lo đủ tiền thuốc cho các con, ông bà, hai bên nội ngoại cũng gồng lên ăn nhịn, để dành để gom góp, vay mượn giúp đỡ thêm. Các cháu sống phụ thuộc hoàn toàn vào phác đồ điều trị của bệnh viện, từ thức ăn, thuốc uống phải tuân thủ nghiêm ngặt nên hai vợ chồng không dám lơ là.

Nhiều đêm các con lên cơn sốt, đau nhức rên rỉ, bố mẹ phải thức suốt đêm để xoa bóp. Mỗi lần hai con mệt quá ngủ thiếp đi, hai vợ chồng lại nhìn nhau đau đớn, tuyệt vọng.

Ông bà nội hai cháu đã trên 70 tuổi buồn hiu hắt chia sẻ: “Thương con, thương cháu quá nhưng chúng tôi không còn gì để giúp. Có được mái nhà cũ nát còn phải để làm chỗ che mưa, che nắng cho các cháu. Cái gì bán được thì cũng đã bán hết rồi, không biết còn có thể cầm cự được bao lâu trong hành trình đi về từ Nghệ An - Hà Nội. Các cháu còn nhỏ quá, vậy mà phải chịu sự dày vò, đau đớn của bệnh tật…”.

Vợ chồng chị Hiệp luôn ước ao có phép màu, cộng đồng xã hội hoặc nhà hảo tâm san sẻ cùng gia đình chị để các con chị có cơ hội được cấy tế bào gốc, hy vọng chữa khỏi bệnh cho hai cháu Cao Nhật và Lan Anh.

Mọi sự giúp đỡ xin được gửi về: anh Nguyễn Cao Ánh, chị Hồ Thị Hiệp, ở xóm 7 xã Thái Sơn (Đô Lương)

Hà Linh

tin mới

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954/ - 7/5/2024), ngày 3/5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Trong khi hầu hết các câu lạc bộ dân ca cấp xã hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh đều được kiện toàn để tiếp cận với chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 29/2021/NQ-HĐND tỉnh thì đến nay một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được tiếp cận.

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) -Sau khi được tòa án tuyên thắng kiện, lấy lại được ruộng thì chỉ không lâu sau, trên thửa ruộng đó xuất hiện nhiều chông sắt bị kẻ xấu cắm. Khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được thủ phạm, thì trong quá trình canh tác, ruộng lúa này lại nghi bị phá hoại một lần nữa.

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.