Đền pu nhạ thầu - Từ truyền thuyết đến thực tại

Theo truyền thuyết, công chúa La Bình, con gái Sơn Tinh và Mỵ Nương, cháu ngoại vua Hùng là người giàu tâm đức và tài năng. Nàng thích chu du khắp núi rừng để bảo ban dân lành, giúp bản làng có cuộc sống yên vui. Khi nàng qua đời được bà con 9 bản, 10 mường suy tôn là Mẫu Thượng Ngàn (Mẹ của núi rừng) và lập miếu thờ tại bản Na Lượng, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn ngày nay.


Năm 1335, Thượng hoàng Trần Minh Tông thân chinh đi dẹp giặc Ai Lao và cử Đoàn Nhữ Hài (người làng Hội Xuyên, huyện Tường Lân, lộ Hồng Châu, nay là huyện Gia Lộc- Hải Dương) làm Đốc tướng. Vào tới đất Nam Nhung, thuộc Mộc Châu (nay là hai huyện Kỳ Sơn và Tương Dương) tướng quân nhà Trần chọn một ngọn núi cao tại bản Na Lượng, xã Hữu Kiệm làm đại bản doanh để vừa tiện việc rèn luyện binh đao, vừa có thế quan sát giặc. Nhân dân địa phương một lòng ủng hộ nghĩa quân sẵn sàng đóng góp công sức, lương thảo và vận động con em gia nhập nghĩa quân.

 Lễ rước linh vật lên đền Pu Nhạ Thầu

Lễ rước linh vật lên đền Pu Nhạ Thầu

Tại đây, có một người phụ nữ tuổi đã cao vẫn động viên chồng con tham gia trận mạc, còn bản thân mình nhận làm việc tiếp tế quân lương. Giặc tìm cách đánh úp đại bản doanh, Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài cho quân vòng theo sườn núi đến ngã ba sông để chặn giặc. Tại đây, Đoàn Nhữ Hài hy sinh (tại ngã ba Cửa Rào, huyện Tương Dương ngày nay vẫn còn ngôi đền thờ ngài).

Sau khi Đoàn Nhữ Hài hy sinh, triều đình nhà Trần vô cùng tiếc thương và giao cho nhân dân vùng ấp Nam Nhung lập đền thờ và tổ chức cúng tế sau khi thu hoạch xong mùa màng. Lúc bấy giờ, người mẹ nuôi quân cũng không còn nữa. Trước công lao to lớn của Đốc tướng nhà Trần và người mẹ nuôi quân, nhân dân bản Na Lượng lập đền thờ các vị và thờ chung với Mẫu Thượng Ngàn. Từ đó, nhân dân các bản làng quanh năm hương khói và quen gọi là Đền Nhà Trần hay Đền Pu Nhạ Thầu (đền thờ Núi Bà Già).


Tương truyền, trong kháng chiến chống quân Minh, Lê Lợi đưa nghĩa quân từ Thanh Hoá theo đường thượng đạo tiến về miền Trà Lân. Qua đền thờ, được các vị thần báo mộng giúp nghĩa quân thắng giặc. Khi hạ được thành Trà Lân, nghĩa quân Lam Sơn và nhân dân tổ chức lễ tạ ơn tại đền.


Trải qua bao biến động của thời gian, đến nay ngôi đền đã được phục dựng nhưng quy mô còn khá khiêm tốn và hàng năm tổ chức cúng tế vào dịp thu hoạch xong mùa màng. Về với lễ hội Đền Pu Nhạ Thầu năm nay, ngoài niềm vui sau một năm làm ăn vất vả được tổ chức tế lễ, vui chơi còn có thêm niềm vui đền được UBND tỉnh công nhận Di tích Lịch sử- Văn hoá.

Đây là cơ sở pháp lí để các cấp, các ngành liên quan và nhân dân tổ chức trùng tu, phát triển quy mô đền thờ và nâng cấp lễ hội trong năm tới. Rồi đây, Đền Pu Nhạ Thầu sẽ được xây dựng lại khang trang, xứng đáng với công lao các vị thần được thờ trong đền. Và lễ hội Đền Pu Nhạ Thầu sẽ là điểm đến tâm linh của toàn thể người dân vùng Tây Nam Nghệ An và du khách thập phương.

Công Kiên

tin mới

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.