Với người thầy thuốc, bài học về sự trung thực là quan trọng

(Baonghean) Tôi gặp ông đang cúi người bên cạnh một bệnh nhi bị bệnh xương thủy tinh. Đôi mắt ông đầy đăm chiêu sau cặp kính dày, và đôi tay ông bỗng dưng lóng ngóng. Dường như lúc đó ông đã cảm giác đôi tay mình thừa thãi khi không thể làm gì nhiều hơn cho cháu bé này. Hình ảnh ấy khiến tôi nhớ về ông nhiều hơn là những điều mà bệnh nhân, đồng nghiệp của ông truyền tụng... Ông rất kiệm lời, và tôi chỉ kịp “bắt” được khoảnh khắc tâm niệm của ông: Bài học về sự trung thực phải đi suốt cuộc đời người thầy thuốc.

Trong một lần đến kiểm tra toàn diện tại Bệnh viện Nhi Nghệ An (giờ là Bệnh viện Sản- Nhi), ông Đoàn Hữu Đủ- Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức, Bộ Y tế đã từng nhận xét: Bệnh viện Nhi Nghệ An “làm nhiều mà nói ít”. Để nhận được câu ghi nhận ấy, với một tập thể đồng lòng, đặt thực chất lên cao nhất, người đứng đầu Bệnh viện-Thầy thuốc Nhân dân Dương Công Hoạt luôn đề cao yếu tố trung thực. Trung thực để nhận thức đúng mình, từ đây làm nên sự quyết đoán, dám làm dám chịu trách nhiệm; trung thực mới có được sự tôn trọng của các đồng nghiệp, niềm tin của người bệnh; trung thực sẽ giúp người thầy thuốc biết rút kinh nghiệm để trưởng thành; trung thực của cả một tập thể sẽ giúp chấm dứt bệnh hình thức, đối phó, chấm dứt tình trạng “anh nào giấu giếm được nhiều sai phạm thì anh đó có thành tích”.

Ngay kỳ thực tế đầu tiên khi còn là sinh viên Y khoa tại Đại học Y Hà Nội, bác sỹ Hoạt đã nhận ra và không thôi trăn trở về yếu tố trung thực trong nghề nghiệp của mình. Tại sao cùng một tình trạng bệnh, có người phải mổ, người khác lại không? Tại sao lại có những sai sót không được nghiêm túc nhìn nhận từ phía người thầy thuốc để rồi người bệnh chịu thiệt thòi đã đành, nhưng người thầy thuốc cũng không thể nào tiến bộ?...

 Thầy thuốc Nhân dân Dương Công Hoạt thăm khám em bé bị bệnh xương thủy tinh.

Một trong những ca bệnh mà ông nhớ nhất, ấy là khi ông mới về nhận việc và khăn gói lên với huyện rẻo cao Kỳ Sơn. Có một bệnh nhi 8 tháng tuổi được chuyển đến. Cháu mới theo bố mẹ lên Kỳ Sơn được 1 tuần và nhập viện vào ngày thứ Bảy trong tình trạng sốt cao, co giật. Không ai nghĩ đến trường hợp cháu bị sốt rét ác tính vì cháu không phải người bản địa (ngày đó, địa bàn vùng núi cao mới thường có dịch bệnh này), hơn nữa, diễn tiến bệnh tình của cháu nhanh và trầm trọng, chỉ 2 tiếng sau nhập viện là cháu mất. Đến ngày Chủ nhật hôm sau, bác sỹ Hoạt sững người khi nghe cô kỹ thuật viên xét nghiệm thông báo là xét nghiệm máu của cháu bé hôm qua, thấy có rất nhiều ký sinh trùng P.Falciparum (sốt rét ác tính). Vậy kết luận tạm thời hôm qua cháu bị hội chứng não cấp, một căn bệnh nguy hiểm khó cứu chữa là sai, nhưng có nên giải thích sự thật với gia đình của cháu không? Có thể nghĩ đơn giản rằng, đằng nào thì cháu cũng không cứu chữa được thì nói với gia đình cháu một căn bệnh nào để nhẹ nhàng tâm lý cho cả hai bên? Nhưng vì sao lại không mạnh dạn nghĩ trong đó có phần lỗi của mình khi mà đã chủ quan không nghĩ tới căn bệnh sốt rét ác tính? Đấu tranh với chính mình, để rồi bác sỹ Hoạt đã chọn sự thật để giải thích lại cho gia đình cháu bé. Dẫu biết ca bệnh này là khó có thể cứu chữa, ngay cả khi chẩn đoán đúng bệnh, nhưng bác sỹ Hoạt vẫn không thôi dằn vặt. Ông luôn nhớ đến ca bệnh này như là bài học xương máu, để luôn nhắc mình cẩn trọng trước tính mạng người bệnh và dám đối diện với những khuyết thiếu, hạn chế để tìm hướng vươn lên.

Chính từ những “kỷ niệm đáng nhớ ấy”, những phút giằng xé nội tâm ấy đã giúp người thầy thuốc lựa chọn rõ ràng cho mình một con đường để đi. Nó cũng quan trọng không kém so với niềm quyết tâm phải học thật tốt để trở về quê hương, nơi ấy có những người dân chân chất quanh năm đói nghèo, bệnh tật, quan trọng không kém so với niềm say nghề được nhân lên qua năm tháng, dù cái nghề của ông chưa bao giờ hết khó khăn, vất vả.

Trong những lần được trò chuyện cùng ông, tôi luôn nhận thấy điều ám ảnh trong ông là những ca bệnh mà người thầy thuốc đành bất lực. Từ những năm đầu lên mảnh đất khó Kỳ Sơn, ông đã phải chứng kiến những trường hợp bệnh nhân được chuyển đến khi bệnh đã rất nặng, “trong khi đó những thiết bị, thuốc men thì thiếu ngược thiếu xuôi. Ngày ấy, đến cái kim lấy ven cũng thiếu, phải mài đi mài lại rồi luộc lại để dùng. Bên cạnh đó, quãng đường tới với cơ sở y tế quá xa xôi, mà người dân thì nghèo quá”. Vì thế mà những năm 80 ấy, có một thầy thuốc trẻ của huyện Kỳ Sơn đã lặn lội cùng quân y biên phòng đi xây dựng Trạm xá Na Loi. Đi bộ 3 ngày từ thị trấn mới vào tới nơi, để thấy được niềm vui khi một mái lán đơn sơ được dựng lên trên cái nền đất lạnh. Và hơi ấm của niềm tin, của tình người đã tỏa rạng. Bệnh nhân có khi chỉ có 2-3 người, có những ngày không có ai, nhưng người dân vùng sâu đã yên tâm hơn. Từ điểm Na Loi, những điểm trạm khác cũng được hình thành như Mường Lống, Nậm Càn... Sau này, khi rời Kỳ Sơn, ông có nhiều lần chuyển công tác, tại Viện Nhi khi mới thành lập, rồi về Bệnh viện Đa khoa tỉnh và cuối cùng về lại Bệnh viện Nhi, nhưng điều khiến ông đau đáu nhất vẫn là sự bất lực của người thầy thuốc trước những căn bệnh hiểm nghèo.

Với ông, không chỉ dừng lại ở chỗ cứu sống người bệnh mà còn là làm sao để họ có được một cuộc sống thực sự tốt đẹp. Có lẽ vì thế, ông được người bệnh nhớ đến không chỉ bởi là một bác sỹ có tay nghề giỏi (là một trong những người đặt nền móng cho phẫu thuật nhi khoa (giai đoạn 2), phẫu thuật thần kinh ở tỉnh nhà) mà còn bởi những giây phút ông ân cần cúi xuống để sẻ chia với những người tuyệt vọng vì bệnh tật, chong đèn hàng đêm để tìm một hướng đi cho căn bệnh tim bẩm sinh, cho trẻ bị mắc bệnh xơ hóa cơ delta, tận tình chỉ bảo từng đồng nghiệp trẻ và luôn “đứng mũi chị sào” khi bệnh viện gặp những thách thức, căng thẳng nhất...

Nhiều lần, tôi gặp ông phát biểu trên các diễn đàn của ngành nhưng ít khi thấy ông cầm văn bản. Những điều ông nói thường là những điều thiết thực và gan ruột nhất ở ông. Văn bản duy nhất mà tôi có lần “xin” được của ông, ấy là 10 điều ông trăn trở mà ông chưa làm được và rất muốn thực hiện được trong thời gian tới. Những trăn trở đó, không có gì khác là để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhân, để bệnh viện phát triển đúng hướng và mọi kết quả phải là “thực chất”, hướng tới điều cao nhất là lợi ích chung của ngành Y tế tỉnh nhà. Ông đã viết nó ra trong vòng 1 đêm. Một đêm, nhưng là những điều của 10 năm suy nghĩ, đúc rút ở cương vị một người đứng đầu bệnh viện.

Với 30 năm tâm huyết, đam mê, những lặng thầm hy sinh, cống hiến, Thầy thuốc Nhân dân Dương Công Hoạt đã đóng góp sức lực, trí tuệ của mình đối với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

P.T.V

tin mới

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Tâm niệm của đảng viên 91 năm tuổi đời, 62 năm tuổi Đảng

Tâm niệm của đảng viên 91 năm tuổi đời, 62 năm tuổi Đảng

(Baonghean.vn) - 91 năm tuổi đời, 62 năm tuổi Đảng, đảng viên Phan Chí Thành là một người con đặc biệt của thị xã Thái Hòa. Ông đã hỗ trợ nhiều hoàn cảnh khó khăn, hiến hàng trăm m2 đất cho cộng đồng chỉ với tâm niệm: “Những gì cống hiến cho xã hội thì sẽ không bao giờ mất đi...".

Những tấm gương thanh, thiếu niên 'sống tốt đời, đẹp đạo'

Những tấm gương thanh, thiếu niên 'sống tốt đời, đẹp đạo'

(Baonghean.vn) -Với khát khao cống hiến sức trẻ, tình nguyện góp phần xây dựng quê hương, thế hệ trẻ huyện Nghĩa Đàn đang ra sức thi đua lao động, sản xuất, học tập. Trong dòng chảy đó, có nhiều tấm gương thanh niên, thiếu niên công giáo nhiệt huyết trong các phong trào, hoạt động tại địa phương.

 Cán bộ, chiến sĩ nâng bước em tới trường

Cán bộ, chiến sĩ nâng bước em tới trường

(Baonghean.vn) - Thực hiện Dự án “Cán bộ, chiến sĩ quân đội nâng bước em tới trường”, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An và Ban Chỉ huy Quân sự các huyện nhận nuôi, hỗ trợ 109 em học sinh khó khăn.  Việc làm nhân văn ấy thắt chặt thêm tình gắn bó  giữa quân và dân trong tình hình mới.

Kỹ sư trẻ và hành trình làm chủ công nghệ trên Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ

Kỹ sư trẻ và hành trình làm chủ công nghệ trên Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ

(Baonghean.vn) - Không những là một kỹ sư trẻ có năng lực, Nguyễn Mạnh Thông - Tổ trưởng Tổ Đo lường và Điều khiển, Phân xưởng sửa chữa, thuộc Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ còn là một người đồng nghiệp tận tâm, khi anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kèm cặp nhiều đồng nghiệp nâng cao tay nghề.

Vì Phan Hải là đảng viên

Vì Phan Hải là đảng viên

(Baonghean.vn) - Tôi đứng trên ca bin con tàu hơn 800 sức ngựa cảm giác mình một lần nữa được chinh phục những con sóng dữ Biển Đông. Phan Hải nói lớn để át đi tiếng gió reo ào ạt: “Chuyến đầu tiên tôi đi Hoàng Sa cũng đã chín năm rưỡi rồi. Cảm giác lo âu của ngày hôm ấy vẫn còn nguyên!”.

Bí thư Già Tồng Thù - người giỏi ở Na Ngoi

Bí thư Già Tồng Thù - người giỏi ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gương mẫu, nhiệt tình, tâm huyết với công việc, không ngại khó, ngại khổ, là trung tâm đoàn kết cộng đồng, khéo léo trong công tác vận động quần chúng… là nhận xét của cán bộ, đảng viên và nhân dân bản Buộc Mú 2 và bản Ka Dưới khi nói về Bí thư chi bộ Già Tồng Thù.

Vẽ thanh xuân tươi đẹp bằng việc làm ý nghĩa

Vẽ thanh xuân tươi đẹp bằng việc làm ý nghĩa

(Baonghean.vn) - Những người trẻ thuộc thế hệ gen Z, chỉ mới 17-18 tuổi, một cách tự nguyện, họ họp lại với nhau thành Câu lạc bộ “Chủ nhật không rác thải nhựa Thanh Chương”. Ngày nghỉ cuối tuần họ lại tình nguyện dầm mình giữa nắng gắt hay giá rét để dọn rác…

Người về từ Vị Xuyên với 30 năm làm công tác thôn

Người về từ Vị Xuyên với 30 năm làm công tác thôn

(Baonghean.vn) - Ông Trịnh Xuân Hùng - Trưởng Ban công tác Mặt trận của thôn Sơn Thịnh là người đã “vào sinh ra tử” ở mặt trận Vị Xuyên. Ông đã đưa thôn Sơn Thịnh trở thành một điểm sáng trong phong trào thi đua không chỉ của xã, của huyện mà còn cả trong toàn tỉnh.

Nữ Bí thư Đoàn năng động ở miền Tây xứ Nghệ

Nữ Bí thư Đoàn năng động ở miền Tây xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những năm qua, cái tên Lương Nga không còn xa lạ trong các hoạt động thiện nguyện tại miền Tây Nghệ An. Ít ai biết rằng, nữ Bí thư Đoàn xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu này cũng là một start-up khởi nghiệp bằng nghề truyền thống, mang lại việc làm, thu nhập cho bà con vùng cao.

Câu chuyện về người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Câu chuyện về người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(Baonghean.vn) - Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện, nhân đạo tại địa phương, đó là lời khen mà nhiều người dành cho chị Nguyễn Thị Hồng - hội viên Chi hội Phụ nữ xóm Thái Sơn, xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc.
Trưởng bản nơi rẻo cao đi đầu chăn nuôi, trồng trọt

Trưởng bản nơi rẻo cao đi đầu chăn nuôi, trồng trọt

(Baonghean.vn) - Sinh ra và lớn lên ở bản làng xa xôi nơi rẻo cao, nơi có số hộ nghèo trên 72%, trưởng bản có 100% đồng bào Khơ mú ở Nghệ An quyết tâm kêu gọi người dân vươn lên thoát nghèo bằng chính sự gương mẫu, đi đầu trong chăn nuôi, trồng trọt của bản thân.
Thổ cẩm Hoa Tiến

'Chắp cánh' mang thổ cẩm vươn xa

(Baonghean.vn) - Sau khi ra trường, cô gái Sầm Thị Tình (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu) không theo nghề mà trở về quê hương nối nghiệp dệt thổ cẩm. Với ý chí, nỗ lực cùng khả năng kết nối, các mặt hàng thổ cẩm truyền thống đã và đang ngày càng được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến.
Cô Lan Cảnh

Cô giáo làng làm nhiều việc 'có lợi cho dân'

(Baonghean.vn) - Là người con của quê hương Nam Đàn, nhà giáo Nguyễn Thị Lan Cảnh được biết đến là người giàu tình yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn và luôn tiên phong trong các hoạt động xã hội.