Người "trả lại" giá trị cho những cổ vật

(Baonghean) - Tại Lễ hội Làng Vạc lần thứ 15 vừa qua, ông Trần Đức Đường, khối Đóng, phường Quang Phong, Thị xã Thái Hòa đã cung tiến 45 hiện vật cho Khu di chỉ khảo cổ học Làng Vạc. Nghĩa cử này của ông thể hiện tấm lòng, trách nhiệm của hậu thế đối với công ơn các bậc tiên tổ…
Ông Đường và bà Tứ (vợ ông) cùng quê Quỳnh Hậu (Quỳnh Lưu) lên Nghĩa Đàn lập nghiệp những năm 60 và từ đó gắn bó với vùng đất đỏ Phủ Quỳ. Cách đây 15 năm, ông hợp đồng với xưởng 250 Phủ Quỳ thu gom các loại kim loại phế liệu để bán cho xưởng. Sắm được bộ máy dò kim loại, ông cùng con trai rong ruổi khắp vùng Phủ Quỳ để tìm vận may. 
Ông Đường (bên phải) giới thiệu niên đại các cổ vật.
Ông Đường (bên phải) giới thiệu niên đại các cổ vật.
Thời điểm cả vùng nguyên liệu mía sôi động cày xới vào vụ trồng cũng chính là lúc cha con ông tăng cường bám hiện trường để tìm những mảnh kim loại còn sót lại. Thông qua việc dò tìm kim loại, những mảnh sành vụn nổi lên trên từng đường cày là dấu hiệu để ông biết chỗ này có cổ vật, chỗ kia là khu mộ táng của người tiền cổ. Khi có dấu hiệu trên mặt đất, bằng cảm nhận trực quan và linh cảm, ông dùng xiên để chọc thẳng xuống mặt đất, gặp chướng ngại vật mới bắt đầu đào. Cũng bằng phương pháp dò tìm bằng máy kết hợp thủ công trực quan này mà vận may nhiều lúc đến với bố con ông. Đó là việc đào được thạp đời Lý - Trần ở Nghĩa Mai, dân buôn đồ cổ nghe tin vào trả ông cả chục triệu đồng; hay chiếc chóe vại tại Đồng Canh, Nghĩa Yên và một số đồ vật các triều đại sau đó... Đào tìm được cái nào, ông đưa về lau chùi sạch sẽ rồi đối chứng với các hiện vật in trong tập sách của Bộ VHTT (nay là Bộ VH -  TT - DL) xuất bản nhận diện niên đại.
Thông qua việc đào tìm, nhận diện triều đại này mà ông đã phát hiện rất nhiều đồ vật thời Đông Sơn cùng niên đại Di chỉ khảo cổ học Làng Vạc nằm rải rác trên vùng Phủ Quỳ. Do đó, ông không bán mà ông tập hợp, lưu giữ vào tủ. Hơn 10 năm trong nghề sưu tầm đồ cổ, ông Trần Đức Đường đã tập hợp được 45 loại hiện vật, bao gồm: bình sứ, vòng tay, ghế gốm, rìu đá... Tại Lễ hội Làng Vạc lần thứ 15 vừa rồi, ông tự nguyện hiến tặng các cổ vật cho Ban quản lý Khu di tích Làng Vạc. 
Lễ hội Làng Vạc năm nào ông cũng đều có mặt và đã chứng kiến sự phát triển về quy mô, mức độ ảnh hưởng của lễ hội, tuy nhiên điều ông băn khoăn đó là hiện vật hiện đang lưu giữ tại Khu di tích quá ít so với tầm vóc, giá trị lịch sử của nó. Do vậy, ông muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc bảo tồn phát huy giá trị của khu di tích lịch sử, để những hiện vật phải đặt đúng giá trị, ý nghĩa của nó. Đồng chí Hoàng Nghĩa Thái - Bí thư, kiêm Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hòa, địa phương có Khu di tích Làng Vạc, cho biết: “Những hiện vật do ông Đường hiến tặng được trưng bày theo sơ đồ, có chỉ dẫn để hướng dẫn du khách tham quan, chiêm ngưỡng.” Nghĩa cử đáng trân trọng của ông Trần Đức Đường và sự chu đáo trong công tác bảo quản, sưu tầm giới thiệu của Ban Quản lý Khu di tích đang góp phần tích cực để nâng tầm giá trị lịch sử, tâm linh của địa chỉ đỏ làng Vạc.
Hữu Nghĩa 

tin mới

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Tâm niệm của đảng viên 91 năm tuổi đời, 62 năm tuổi Đảng

Tâm niệm của đảng viên 91 năm tuổi đời, 62 năm tuổi Đảng

(Baonghean.vn) - 91 năm tuổi đời, 62 năm tuổi Đảng, đảng viên Phan Chí Thành là một người con đặc biệt của thị xã Thái Hòa. Ông đã hỗ trợ nhiều hoàn cảnh khó khăn, hiến hàng trăm m2 đất cho cộng đồng chỉ với tâm niệm: “Những gì cống hiến cho xã hội thì sẽ không bao giờ mất đi...".

Những tấm gương thanh, thiếu niên 'sống tốt đời, đẹp đạo'

Những tấm gương thanh, thiếu niên 'sống tốt đời, đẹp đạo'

(Baonghean.vn) -Với khát khao cống hiến sức trẻ, tình nguyện góp phần xây dựng quê hương, thế hệ trẻ huyện Nghĩa Đàn đang ra sức thi đua lao động, sản xuất, học tập. Trong dòng chảy đó, có nhiều tấm gương thanh niên, thiếu niên công giáo nhiệt huyết trong các phong trào, hoạt động tại địa phương.

 Cán bộ, chiến sĩ nâng bước em tới trường

Cán bộ, chiến sĩ nâng bước em tới trường

(Baonghean.vn) - Thực hiện Dự án “Cán bộ, chiến sĩ quân đội nâng bước em tới trường”, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An và Ban Chỉ huy Quân sự các huyện nhận nuôi, hỗ trợ 109 em học sinh khó khăn.  Việc làm nhân văn ấy thắt chặt thêm tình gắn bó  giữa quân và dân trong tình hình mới.

Kỹ sư trẻ và hành trình làm chủ công nghệ trên Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ

Kỹ sư trẻ và hành trình làm chủ công nghệ trên Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ

(Baonghean.vn) - Không những là một kỹ sư trẻ có năng lực, Nguyễn Mạnh Thông - Tổ trưởng Tổ Đo lường và Điều khiển, Phân xưởng sửa chữa, thuộc Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ còn là một người đồng nghiệp tận tâm, khi anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kèm cặp nhiều đồng nghiệp nâng cao tay nghề.

Vì Phan Hải là đảng viên

Vì Phan Hải là đảng viên

(Baonghean.vn) - Tôi đứng trên ca bin con tàu hơn 800 sức ngựa cảm giác mình một lần nữa được chinh phục những con sóng dữ Biển Đông. Phan Hải nói lớn để át đi tiếng gió reo ào ạt: “Chuyến đầu tiên tôi đi Hoàng Sa cũng đã chín năm rưỡi rồi. Cảm giác lo âu của ngày hôm ấy vẫn còn nguyên!”.

Bí thư Già Tồng Thù - người giỏi ở Na Ngoi

Bí thư Già Tồng Thù - người giỏi ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gương mẫu, nhiệt tình, tâm huyết với công việc, không ngại khó, ngại khổ, là trung tâm đoàn kết cộng đồng, khéo léo trong công tác vận động quần chúng… là nhận xét của cán bộ, đảng viên và nhân dân bản Buộc Mú 2 và bản Ka Dưới khi nói về Bí thư chi bộ Già Tồng Thù.

Vẽ thanh xuân tươi đẹp bằng việc làm ý nghĩa

Vẽ thanh xuân tươi đẹp bằng việc làm ý nghĩa

(Baonghean.vn) - Những người trẻ thuộc thế hệ gen Z, chỉ mới 17-18 tuổi, một cách tự nguyện, họ họp lại với nhau thành Câu lạc bộ “Chủ nhật không rác thải nhựa Thanh Chương”. Ngày nghỉ cuối tuần họ lại tình nguyện dầm mình giữa nắng gắt hay giá rét để dọn rác…

Người về từ Vị Xuyên với 30 năm làm công tác thôn

Người về từ Vị Xuyên với 30 năm làm công tác thôn

(Baonghean.vn) - Ông Trịnh Xuân Hùng - Trưởng Ban công tác Mặt trận của thôn Sơn Thịnh là người đã “vào sinh ra tử” ở mặt trận Vị Xuyên. Ông đã đưa thôn Sơn Thịnh trở thành một điểm sáng trong phong trào thi đua không chỉ của xã, của huyện mà còn cả trong toàn tỉnh.

Nữ Bí thư Đoàn năng động ở miền Tây xứ Nghệ

Nữ Bí thư Đoàn năng động ở miền Tây xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những năm qua, cái tên Lương Nga không còn xa lạ trong các hoạt động thiện nguyện tại miền Tây Nghệ An. Ít ai biết rằng, nữ Bí thư Đoàn xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu này cũng là một start-up khởi nghiệp bằng nghề truyền thống, mang lại việc làm, thu nhập cho bà con vùng cao.

Câu chuyện về người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Câu chuyện về người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(Baonghean.vn) - Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện, nhân đạo tại địa phương, đó là lời khen mà nhiều người dành cho chị Nguyễn Thị Hồng - hội viên Chi hội Phụ nữ xóm Thái Sơn, xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc.
Trưởng bản nơi rẻo cao đi đầu chăn nuôi, trồng trọt

Trưởng bản nơi rẻo cao đi đầu chăn nuôi, trồng trọt

(Baonghean.vn) - Sinh ra và lớn lên ở bản làng xa xôi nơi rẻo cao, nơi có số hộ nghèo trên 72%, trưởng bản có 100% đồng bào Khơ mú ở Nghệ An quyết tâm kêu gọi người dân vươn lên thoát nghèo bằng chính sự gương mẫu, đi đầu trong chăn nuôi, trồng trọt của bản thân.
Thổ cẩm Hoa Tiến

'Chắp cánh' mang thổ cẩm vươn xa

(Baonghean.vn) - Sau khi ra trường, cô gái Sầm Thị Tình (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu) không theo nghề mà trở về quê hương nối nghiệp dệt thổ cẩm. Với ý chí, nỗ lực cùng khả năng kết nối, các mặt hàng thổ cẩm truyền thống đã và đang ngày càng được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến.
Cô Lan Cảnh

Cô giáo làng làm nhiều việc 'có lợi cho dân'

(Baonghean.vn) - Là người con của quê hương Nam Đàn, nhà giáo Nguyễn Thị Lan Cảnh được biết đến là người giàu tình yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn và luôn tiên phong trong các hoạt động xã hội.