Kỳ 6: Gian nan chống nạn khai thác vàng trái phép

(Baonghean.vn) Cùng đi với Đoàn công tác số 1 (Cảnh sát Môi trường tỉnh) kiểm tra hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện Tương Dương, chúng tôi đến các xã Yên Na, Yên Hoà, Yên Tĩnh, tận mắt chứng kiến những "công nghệ" xẻ suối, của các cá nhân, tổ chức khai thác vàng trái phép.

Thượng tá Chu Minh Tiến, Trưởng Đoàn công tác số 1, Phó trưởng phòng PC49 (phòng CSMT-CA Nghệ An) cho biết: Ngoài các cá nhân, hay nhóm nhỏ vài người ngang nhiên đào bới vàng trái phép, thì hầu hết các doanh nghiệp đều vi phạm một cách "kín đáo". Các doanh nghiệp này có giấy phép hoạt động khoáng sản nhưng trong quá trình sản xuất, khai thác có dấu hiệu vi phạm như: vẫn tiếp tục khai thác khi giấy phép đã hết hạn; hoặc chỉ có giấy phép thăm dò nhưng vẫn tiến hành khai thác; khai thác ngoài vùng được cấp giấy phép, và gây ô nhiễm môi trường khu vực khai thác.

Kỳ 6: Gian nan chống nạn khai thác vàng trái phép ảnh 1

Tổ công tác Cảnh sát Môi trường (Công an Nghệ An) kiểm tra các điểm khai thác vàng.

Rời bản Cành Toong, chúng tôi tiếp tục đến các bản Na Cáng, Chà Lúm thuộc xã Yên Tĩnh. Đây cũng là điểm nóng về khai thác vàng sa khoáng thổ phỉ ở xã Yên Tĩnh nói riêng và của huyện Tương Dương nói chung. Bởi ngoài việc được bao bọc bởi núi rừng hiểm trở, đường đi lại khó khăn, thì nhiều tin đồn nhặt được vàng gốc ở đây đã thu hút được khá đông người dân đến tìm vận may, thậm chí còn có những phu vàng đến từ Thái Nguyên, Thanh Hoá... Những đối tượng này sử dụng tất cả các loại dụng cụ từ xà beng, cuốc, xẻng, cho đến máy nổ để bơm hút vàng, cứ khoảng vài mét lại đào một hố to, khiến cho những đoạn suối nhỏ bị băm nát, những mái núi bị xới tung.

Ngoài việc kiểm tra, đẩy đuổi tại Yên Tĩnh, trong suốt quá trình công tác, đoàn đã kiểm tra ở các xã vùng trong: Yên Hoà, Yên Na, Yên Thắng... và các xã nằm sát Quốc lộ 7 như: Tam Quang, Tam Đình, Tam Thái, Thạch Giám, Xá Lượng. Tổng kết đợt truy quét, Đoàn công tác số 1 đã đẩy đuổi, dẹp bỏ nhiều điểm khai thác dọc các con khe phá 7 máy nổ bơm nước, 12 lán trại dùng để phục vụ khai thác vàng trái phép; xử phạt 140 triệu đồng đối với 2 đơn vị khai thác trái phép, 20 triệu đồng đối với 1 đơn vị khai thác sai quy trình kỹ thuật làm ô nhiễm môi trường.

Những kết quả mà Đoàn công tác đặc biệt đạt được đã cho thấy việc quyết liệt ra tay phá dỡ máy móc, và xử phạt nặng đã khiến cho các hoạt động khai thác vàng trái phép lắng xuống. Tuy nhiên, để lập lại được trật tự, không tái diễn tình trạng nói trên là không hề đơn giản.

Thượng tá Chu Minh Tiến còn biết thêm: Khó khăn lớn nhất của việc thực hiện công tác này chính là do nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của các tổ chức, cá nhân còn hạn chế. Nhiều người dân cho rằng, vàng ở dưới khe, dưới suối là của tự nhiên, bao đời nay họ đã có thói quen đào đãi mỗi khi nông nhàn, nên nay vẫn cứ tiếp tục. Còn các đơn vị khai thác chỉ coi trọng lợi ích kinh tế trước mắt mà không chú ý đến bảo vệ môi trường, mà nếu có thì cũng không đầy đủ, chỉ mang tính chất đối phó.

Tình trạng khai thác trái phép diễn ra, nguyên nhân do việc xử lý các trường hợp không triệt để, nhiều trường hợp kiểm tra phát hiện sự việc đó nhưng cũng chỉ đến mức lập biên bản, còn phương tiện thì trả lại, để rồi người dân lại tiếp tục khai thác. Điều này khiến cho nạn khai thác vàng trái phép lại bùng phát khi đoàn công tác, kiểm tra rút đi. Theo Quyết định số 2636/ ngày 8/7/2011 của UBND tỉnh về việc thành lập các đoàn công tác kiểm tra, xử lý các hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn toàn tỉnh, thì đoàn kiểm tra, đẩy đuổi chỉ hoạt động trong thời gian một tháng (từ 26/7 đến 26/8). Mặt khác, lực lượng Cảnh sát chuyên trách về môi trường còn mỏng, trang thiết bị chưa đáp ứng, để có thể đấu tranh một cách lâu dài.

Trước thực trạng trên, cấp uỷ, chính quyền hai huyện Tương Dương, Quế Phong cần có sự phối hợp tốt hơn nữa đối với các ban ngành chức năng để đẩy đuổi nạn khai thác vàng trái phép. Vận động, tuyên truyền cho người dân, đặc biệt cần tạo việc làm cho người dân mỗi lúc nông nhàn để họ không còn phụ thuộc vào việc "đi vàng" mỗi khi mùa rẫy kết thúc.

Nhóm phóng viên

tin mới

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.