Lịch sử ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7

(Baonghean.vn) - Hàng năm, cứ đến ngày 27/7, đồng bào cả nước lại nhớ về những người lính đã quên mình vì hạnh phúc của nhân dân, vì tương lai của đất nước. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi ngày 27/7 là ngày gì, nó ra đời như thế nào và ý nghĩa của nó ra sao? 

1. Hoàn cảnh ra đời ngày Thương binh - Liệt sỹ

Sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta thêm một lần nữa. ''Không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, quân dân ta đã anh dũng chiến đấu chặn tay quân xâm lược. Trong những tháng, năm đầu của cuộc kháng chiến, nhiều đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống, hy sinh một phần xương máu trên các chiến trường.

Nỗi đau bao trùm lên toàn dân tộc cùng nhiều gia đình mất đi cả chồng lẫn các con. Nhiều người vợ trẻ chỉ hưởng hạnh phúc vỏn vẹn trong một ngày. Để có thể góp phần xoa dịu đi nỗi đau mất mát của gia đình các chiến sĩ, đồng bào, chính quyền Việt Nam đã xúc tiến vận động thành lập một tổ chức, lấy tên gọi là Hội giúp binh sỹ tử nạn.

Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc. Nguồn: internet
Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7) có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc. Ảnh: Internet

Vào đầu năm 1946, Hội giúp binh sỹ bị nạn ra đời ở Thuận Hóa (Bình Trị Thiên), rồi đến Hà Nội và ở một vài địa phương khác.... Ngày 28/5/1946, Hội giúp binh sỹ bị nạn tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội nhằm kêu gọi mọi người gia nhập hội và hăng hái giúp đỡ các chiến sỹ bị thương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự.

Ngày 17/11/1946, cũng tại đây, lễ xung phong “Mùa đông binh sỹ” được tổ chức với mục đích quyên góp quần áo, giày, mũ cho các chiến sỹ ngoài mặt trận, mở đầu cuộc vận động “Mùa đông chiến sỹ”. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cởi chiếc áo rét đang mặc để tặng binh sỹ.

Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào ngày 19/12/1946, số người bị thương cũng như hy sinh tăng lên. Đời sống của chiến sỹ cùng đồng bào ta gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng về công tác thương binh, liệt sỹ để đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình chính sách trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến.

 2. Ngày Thương binh - Liệt sỹ chính thức

Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn thanh niên Cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin Tuyên truyền cùng một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh, liệt sỹ và thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn một ngày nào đó làm ngày Thương binh, Liệt sỹ. Sau khi xem xét, các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27/7 là ngày “Thương binh toàn quốc”. 

Bác Hồ là người ký văn bản đầu tiên, khẳng định tầm quan trọng công tác thương binh liệt sỹ đối với cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc.
Bác Hồ là người ký văn bản đầu tiên, khẳng định tầm quan trọng công tác thương binh liệt sỹ đối với cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc. Ảnh tư liệu

Từ đó hằng năm cứ vào dịp này, Hồ Chủ tịch đều gửi thư, quà thăm hỏi, động viên, nhắc nhở mọi người phải biết ơn và hết lòng giúp đỡ các thương binh, gia đình liệt sỹ. Đặc biệt, từ sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh càng quan tâm hơn nữa đến công tác thương binh, liệt sỹ. 

Từ tháng 7/1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi “Ngày Thương binh toàn quốc” thành “Ngày Thương binh - Liệt sỹ” với mục đích ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sỹ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 8/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27/7 hằng năm chính thức trở thành “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” của cả nước. Mỗi năm cứ đến “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” nhất là vào dịp kỷ niệm năm tròn, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta lại tổ chức rất nhiều các hoạt động thiết thực, đầy tình nghĩa chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng.

3.  Ngày Thương binh - Liệt sỹ có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc

Truyền thống “hiếu nghĩa bác ái”, lòng quý trọng và biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những người đã hy sinh, cống hiến thân mình vì độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Để qua đó phát huy tinh thần yêu nước, củng cố cũng như bồi đắp niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ. Ảnh: Internet
Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ. Ảnh: Internet

Tôn vinh các anh hùng, liệt sỹ, thương binh và người có công, đồng thời khẳng định sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá. Việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công là sự vinh dự, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và cả mai sau.

Đảng, Nhà nước cùng nhân dân ta trân trọng đánh giá cao những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sỹ đối với Tổ quốc. Bên cạnh đó cũng luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của những thế hệ cách mạng đối với thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng.

4. Một số thành tựu nổi bật trong công tác thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng trong 70 năm qua

Kể từ Sắc lệnh số 20/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành vào ngày 16/2/1947 đặt “chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sỹ” cho đến nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng đã được nghiên cứu xây dựng, ban hành khá toàn diện, đầy đủ và kịp thời, bảo đảm chất lượng để từng bước cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. 

Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn - Nơi yên nghỉ của những người hy sinh xương máu vì hòa bình Tổ Quốc
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn - Nơi yên nghỉ của những người hy sinh xương máu vì hòa bình Tổ Quốc

Phong trào chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng được phát triển một cách sâu rộng từ Trung ương đến địa phương và đã đạt được những hiệu quả khá thiết thực, thể hiện được tình cảm, trách nhiệm và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Lãnh đạo Tỉnh đoàn và đại diện Công ty Mobifone Khu vực 6 thăm hỏi và trao tặng quà cho các thương bệnh binh. Ảnh tư liệu
Lãnh đạo Tỉnh đoàn Nghệ An và đại diện Công ty Mobifone Khu vực 6 thăm hỏi và trao tặng quà cho các thương bệnh binh. Ảnh tư liệu

Hàng năm, Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7) đã trở thành một ngày để toàn dân tưởng nhớ, tri ân những người có công với nước. Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách ưu đãi về cả vật chất lẫn tinh thần đối với người có công cũng như gia đình và con em của họ.

Thế nhưng tưởng nhớ, tri ân với người có công với nước không chỉ một ngày, một đợt, một lễ kỷ niệm mà cần hơn chính là những việc làm thiết thực, thường xuyên để giúp gia đình con em những người đã hy sinh, mang thương tật vơi bớt đi khó khăn trong cuộc sống. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc nhất của Ngày Thương binh - Liệt sỹ.

Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

(Baonghean.vn) - Chiều 7/5, đoàn công tác Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Nghệ An do đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị và phổ biến ý định diễn tập khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quỳ Châu.

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

(Baonghean.vn) - Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tỉnh Nghệ An đã, đang và sẽ làm hết sức mình để tri ân công lao của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Quế Phong

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 6/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quế Phong.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

(Baonghean.vn) - Sáng 6/5, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024”, với chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”.

Bảo hiểm xã hội Nghệ An ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024

Bảo hiểm xã hội Nghệ An ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024

(Baonghean.vn) - Thực hiện Công văn số 1064/BHXH-TT ngày 22/4/2024 của BHXH Việt Nam về việc truyền thông nhân Tháng vận động, triển khai BHXH toàn dân, sáng 6/5, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An tổ chức 'Lễ phát động ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024'.

Điện Biên

Ấn tượng triển lãm 'Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng'

(Baonghean.vn) - Tỉnh Nghệ An vừa phối hợp với Cục Chính trị, Quân khu 4 tổ chức triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng” đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đến tham quan và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người.

Tặng học bổng, thiết bị học tập cho học sinh vùng khó khăn huyện Quế Phong

Tặng học bổng, thiết bị học tập cho học sinh vùng khó khăn huyện Quế Phong

(Baonghean.vn) - Hưởng ứng "Tháng hành động vì trẻ em" năm 2024, sáng 5/5, Đoàn Thanh niên Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính phối hợp với Đoàn Thanh niên Sở Tài chính và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình tặng quà cho các trường học vùng khó khăn huyện Quế Phong.

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy

(Baonghean.vn) - Đêm 3/5 rạng sáng 4/5, tại địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn đã xảy ra lốc xoáy gây ảnh hưởng đến tài sản của các hộ dân, các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã khẩn trương phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương và các lực lượng giúp dân khắc phục hậu quả.

Sáp nhập thị trấn Diễn Châu và xã Diễn Thành: Niềm tự hào một danh xưng

Quê hương không chỉ là tên gọi...

(Baonghean.vn) - Về thăm thị trấn Diễn Châu vào thời điểm những người dân ở đây đang băn khoăn trước đề án sáp nhập, có thể thấy được được tình yêu, niềm tự hào của họ với những giá trị hữu hình của quê hương.

Mở ra cơ hội việc làm ‘khủng’ cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh

Mở ra cơ hội việc làm 'khủng' cho lao động Nghệ An - Hà Tĩnh, tại các khu công nghiệp trên cả nước

(Baonghean.vn) - Vừa qua, Công ty Vinayuuki và Công ty cổ phần Dịch vụ 3 Sao ký kết hợp tác độc quyền cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, giai đoạn 2024-2030, mở ra cơ hội việc làm "khủng" tại các khu công nghiệp trên phạm vi miền Trung và miền Bắc, cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh.

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954/ - 7/5/2024), ngày 3/5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.