Phong tục rượu cần của đồng bào Thái Con Cuông

Với người Thái, trong các dịp lễ hội, tết, mừng nhà mới, cưới hỏi, đón khách, uống rượu cần là sinh hoạt văn hoá không thể thiếu. Hoà trong rượu là tình người, tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương bản mường. Từ lâu, việc chế biến và sử dụng rượu cần đã trở thành nét đẹp truyền thống, mang đậm bản chất văn hoá phong tục tập quán của người Thái ở huyện miền núi Con Cuông nói riêng và đồng bào dân tộc Thái ở tỉnh Nghệ An nói chung.

Nằm bên kia tả ngạn Sông Lam, cách trung tâm thị trấn Con Cuông hơn 10 km là xã Mậu Đức- địa phương có truyền thống làm rượu cần nổi tiếng của huyện. Những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp, các ngành, nghề làm rượu cần được đẩy mạnh. Đến nay toàn xã đã xây dựng 8 chi hội làm rượu cần có hàng trăm hội viên phụ nữ tham gia. Trong mấy năm trở lại đây, rượu được khách hàng ưa chuộng nên đã trở thành hàng hoá. Nhờ làm rượu cần mà đời sống của người dân nơi đây đã đổi thay nhiều.

 Ảnh: Trần Ngọc Lan

 Ảnh: Trần Ngọc Lan

Để có hũ rượu ngon thì người làm phải trải qua rất nhiều công đoạn. Men rượu làm bằng những thứ lá có sẵn ở rừng (gọi là men lá). Những thứ lá này được giã đều cho thật nhuyễn với gạo tấm, hoặc bột sắn củ sau đó nắm tượng trưng thành hình trai, gái, đem ủ với rơm, xếp từng lớp đều nhau. Khi đã ủ kỹ từ 15 đến 20 ngày, mùi men bốc lên, các bánh men được phơi lên gác bếp cho khô. Khi cần dùng đem giã nhỏ rắc vào cái rượu, mỗi mẻ rượu cần từ 7 đến 9 bánh. Cái rượu được làm bằng trấu được rửa thật sạch, trộn với gạo nếp hoặc sắn hông chín, tiếp tục ủ bằng lá chuối hoặc lá rừng để rượu bốc men rồi đem bỏ vào từng chum, lấy lá chuối, lá bục bục, hoặc mảnh ni lông bịt kín

Khi đã ủ vào chum từ 25-30 ngày, rượu có thể uống được. Để càng lâu rượu càng đặc, càng ngọt. Người ta còn làm cái rượu bằng loại ngũ cốc khác như ngô, sắn gạo,củ dong riềng., nhưng dùng gạo thì rượu có chất lượng hơn, nhất là gạo nếp cẩm thì rất bổ và ngon.

Khi uống rượu cần cũng phải có sự sắp xếp theo thứ tự cấp bậc. Thường người cao tuổi và khách quý mới được ngồi phía trên. Còn phía cửa ra vào là nơi dành riêng cho phụ nữ và thanh niên. Cả hai phía cùng ngồi vây lại thành vòng quanh chum rượu nhưng luôn tạo thành một ranh giới, không lẫn lộn. Cần rượu được đưa cho người nào thì người đó mới được uống, khách không được tự ý uống khi chưa có lời mời của người làm chàm. Chủ chàm mời mọi người uống rượu phải trịnh trọng, ý nhị với những lời mời tình cảm, trân trọng nhất.

Khi đã vào cuộc vui rượu cần con người xích lại gần nhau, xua tan mọi nỗi u buồn, thậm chí sΩn sàng tha thứ cho nhau những điều chưa vừa ý, vừa lòng. Rượu cần là thú vui không thể thiếu được bởi nó đã đi vào cuộc sống cộng đồng, trở thành một nét bản sắc văn hoá đáng trân trọng. Nó còn là cầu nối giao lưu văn hoá giữa các dân tộc. Bên cạnh đó rượu cần cũng giúp tăng thu nhập cải thiện đời sống cho đồng bào người dân tộc thiểu số nơi đây.

Bảo Ngọc - Bá Hậu

tin mới

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.