Phụ nữ tự tin, vươn lên làm chủ từ sinh kế phù hợp

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Tìm sinh kế giúp phụ nữ thoát nghèo và vươn lên làm giàu đang được các cấp hội phụ nữ triển khai với nhiều hình thức khác nhau. Qua đó, giúp phụ nữ từng bước tự chủ, khẳng định được bản thân.

Điểm tựa cho phụ nữ nghèo

Gần 7 năm trước, nỗi đau bất ngờ ập đến với mẹ con chị Võ Thị Hà ở xóm Trống, xã Nghĩa Thọ, huyện Nghĩa Đàn khi chồng chị trên đường đi làm về bất ngờ gặp tai nạn, qua đời. Khi đó, chồng chị mới ngoài 40, chị Hà cũng đang còn trẻ. Chồng mất sớm, để lại chị và 3 người con, trong đó hai con gái đầu đang học phổ thông, cháu thứ 3 chưa vào lớp 1.

Nhớ lại những ngày gian nan đó, chị Hà và các con không quên được nỗi vất vả, khó khăn khi gia đình mất đi trụ cột chính. Sau nỗi đau mất chồng là áp lực kinh tế khi một mình chị phải xoay xở cho 4 miệng ăn trong gia đình và tiền học cho con hàng tháng.

Mô hình nuôi dê của chị Hà xã Nghĩa Thọ -- Nghãi Đàn cho thu nhập ổn định (1).JPG
Mô hình nuôi dê của chị Hà xã Nghĩa Thọ, huyện Nghĩa Đàn cho thu nhập ổn định. Ảnh: Mỹ Hà

Giữa lúc xoay xở đủ nghề để kiếm sống thì may mắn thay, đầu năm 2020, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện có nguồn vốn dành cho những phụ nữ đơn thân, hoàn cảnh khó khăn, các gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Biết hoàn cảnh éo le của gia đình chị, Hội đã ưu tiên để chị được hỗ trợ 2 con dê, theo hình thức vay dê trả dê. Mức hỗ trợ không nhiều nhưng đó là bước khởi động đầu tiên để chị từng bước vươn lên thoát nghèo.

Về làng Trống bây giờ, hỏi về mô hình nuôi dê, ai cũng biết chị Hà, bởi chị nổi tiếng là người nuôi mát tay. Trong khi nhiều gia đình trong vùng, dê đưa về nuôi trầy trật mãi cũng không phát triển, thì với chị, dù xuất phát điểm chỉ 2 con dê nhưng chỉ sau vài năm đã tăng trưởng nhanh, giúp gia đình chị có thu nhập ổn định.

Chia sẻ về điều này, chị Hà nói thêm: Hiện tại chuồng dê của chúng tôi có 14 con và nếu bán đều đặn thì mỗi năm cũng được vài chục triệu đồng và quay vòng nhanh. Ngoài ra, tôi còn chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng lúa, cây ăn quả và nhận nấu ăn cho một tổ thợ trên địa bàn xã. Kinh tế hiện tại nói khá giả thì chưa nhưng mẹ con chúng tôi đã không phải lo tiền ăn từng bữa như trước. Hai con gái đầu cũng đã học xong đi làm và có thu nhập ổn định nên đã giúp mẹ được nhiều.

Nghĩa Thọ là xã 135 của huyện Nghĩa Đàn, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Để giúp chị em thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ của xã có nhiều hình thức vay vốn và giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Như với mô hình của chị Hà, bằng hình thức hỗ trợ dê trả dê, chỉ sau vài năm đã có nhiều hộ khác trong xã cũng được cấp giống để phát triển chăn nuôi. Ở trong các xóm, các hội viên cùng nhau góp vốn để hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Mô hình trồng ổi của hội viên hợp tác xã nông nghiệp xã Nghĩa Thọ (2).JPG
Mô hình trồng ổi của hội viên Hợp tác xã Nông nghiệp xã Nghĩa Thọ. Ảnh: Mỹ Hà

Đến mô hình trồng cây ăn quả của chị Lê Thị Hồng - thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp của xã, chị cho biết: Chỉ sau hơn 3 năm được vay vốn và đầu tư trồng 450 gốc ổi, gia đình tôi đã có thu nhập ổn định. Hiện tại, ổi cho quả quanh năm, nếu thu hái 1 tuần 2 lần thì mỗi tháng chúng tôi cũng đã có hơn chục triệu đồng. Trong khi đó, ổi không phải chăm sóc nhiều, lượng tiêu thụ ổn định và giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần trồng lúa.

Hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ là một trong những nhiệm vụ được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nghĩa Đàn quan tâm, trong đó trọng tâm là huy động các nguồn vốn để tạo sinh kế giúp chị em phát triển kinh tế.

Qua khảo sát, từ đầu năm 2023, toàn huyện còn 1447 hội viên hội phụ nữ là hộ nghèo, 1608 hội viên hội phụ nữ là hộ cận nghèo. Vì vậy, chúng tôi đã có nhiều biện pháp giúp đỡ nhau để các hộ vươn lên trong phát triển kinh tế như hỗ trợ học nghề, vốn vay, hỗ trợ con giống, khoa học kỹ thuật và đặc biệt là triển khai nhiều nguồn vốn để hội viên được vay vốn, phát triển kinh tế. Nhờ vậy, đến nay đã giúp đỡ 854 hộ và có 51 hộ thoát nghèo, cận nghèo bền vững.

bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung - Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Nghĩa Đàn

Để phụ nữ vươn lên làm chủ

Cơ sở chế biến hải sản của gia đình chị Lê Thị Phương nằm ngay trên trục đường chính Sào Nam của phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò. Vào mùa thấp điểm, trung bình mỗi ngày có 7 – 8 lao động làm việc. Trong khi đó, vào mùa du lịch, số lao động làm việc lên đến gần 30 người. Là lao động thường xuyên làm việc ở cơ sở này, chị Nguyễn Thị An cho biết: Tôi đã làm việc ở đây 2 năm với nhiều công việc khác nhau, có khi là mổ ngao, có khi làm ở kho đông hoặc hỗ trợ chủ kinh doanh. Mức thu nhập hiện nay từ 7 – 9 triệu đồng/tháng, giúp gia đình trang trải được khá nhiều kinh phí sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, tôi xác định, vừa làm vừa học việc vì sau này tôi cũng sẽ mở cơ sở sản xuất kinh doanh hải sản.

Cơ sở sản xuất chế biến hải sản do phụ nữ làm chủ ở phường Nghi Thu - thị xã Cửa Lò (2).JPG
Cơ sở sản xuất chế biến hải sản do phụ nữ làm chủ ở phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò. Ảnh: Mỹ Hà

Hơn 10 năm trước, chị Lê Thị Phương cũng đã từng có ước mơ để trở thành bà chủ. Chặng đường ban đầu gặp nhiều khó khăn bởi hai vợ chồng chị chỉ học hết lớp 12, điều kiện kinh tế không dư dả. Vốn quê ở xã Nghi Thiết, nơi có nghề biển phát triển nên khởi điểm ban đầu của nghề là thu mua lại ngao của bà con ngư dân đi bán cho các cơ sở kinh doanh du lịch của thị xã Cửa Lò. Làm một thời gian, do nguồn hàng không ổn định, chị bàn với chồng vay vốn đầu tư nuôi ngao và anh chị là hộ thứ 3 trong xã triển khai mô hình này. Hiện, tổng diện tích nuôi ngao của gia đình chị là 5ha và đem đến nguồn thu nhập ổn định cũng như tạo việc làm cho nhiều lao động trong vùng.

Cũng từ xuất phát điểm này, vợ chồng chị Phương đã chuyển hướng sang nghề kinh doanh hải sản. Chị Phương cũng chia sẻ, trong quá trình kinh doanh, nhiều thời điểm chị thiếu vốn và được Hội Phụ nữ hỗ trợ vay vốn từ mức 5 - 30 triệu đồng và nay là 100 triệu đồng. Số tiền này hỗ trợ rất nhiều cho gia đình chị trong bước đầu khởi nghiệp như đầu tư để mua sắm thêm hàng hóa, trả tiền cho nhân công.

Trong quá trình kinh doanh, chị cũng tâm niệm phải tạo uy tín và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Từ những thành công trong sản xuất, hiện nay, chị Phương là người đi đầu trong các hoạt động của Hội Phụ nữ phường Nghi Thu. Hiện, mỗi năm chị trao hàng chục suất quà cho các hội viên, hội phụ nữ, nhận giúp đỡ thường xuyên một trường hợp bị tàn tật, khó khăn. Đồng thời, tham gia tài trợ cho nhiều chương trình của hội, của địa phương.

Cơ sở sản xuất chế biến hải sản do phụ nữ làm chủ ở phường Nghi Thu - thị xã Cửa Lò.JPG
Các mô hình kinh doanh do phụ nữ làm chủ đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn. Ảnh: Mỹ Hà

Nói về các mô hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn, chị Phùng Thị Mơ – Chủ tịch Hội Phụ nữ phường Nghi Thu rất vui mừng bởi hiện nay ở Nghi Thu có khá nhiều hộ kinh doanh do phụ nữ làm chủ như mô hình của gia đình chị Lê Thị Phương với nhiều ngành nghề kinh doanh như sản xuất ngũ cốc, sản xuất bánh cuốn, bánh đa, chế biến hải sản...

Để hỗ trợ chị em, những năm qua, Hội Phụ nữ của thị xã, của phường đã tổ chức nhiều chương trình vay vốn, vận động tiết kiệm phường, hội: Ngoài hỗ trợ kết nối các nguồn vốn, chúng tôi đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích phụ nữ khởi nghiệp và phối hợp các ban, ngành liên quan để tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Điều vui mừng là hiện nay, trên địa bàn phường đã không còn hội viên nào là hộ nghèo; còn lại 14 hộ cận nghèo, chúng tôi sẽ vận động triển khai nhiều giải pháp để xóa hộ cận nghèo. Phương châm của chúng tôi là tạo điều kiện để chị em phát triển kinh tế, tránh tình trạng ỉ lại, trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước.

Tổng hợp của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, trong những năm qua, các cấp hội đã phối hợp các Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ vay vốn thông qua ủy thác, tín chấp cho phụ nữ vay vốn với tổng nguồn vốn là 3.888 tỷ 875 triệu đồng cho 95.469 hộ vay. Bên cạnh đó, các cấp hội còn huy động các nguồn lực tại chỗ từ hội viên như: Duy trì và quản lý tốt nguồn tiết kiệm tại chi hội, số dư tiền tiết kiệm là 41 tỷ 190 triệu đồng, với 295.695 thành viên.

Nhiều chi hội còn triển khai các hoạt động hỗ trợ ngày công hoặc đổi công đối với những gia đình thiếu lao động, tạo cơ hội cho các gia đình hội viên duy trì sản xuất, đảm bảo thu nhập, hay các mô hình thu gom rác thải tái chế gây quỹ để hỗ trợ mô hình sinh kế cho phụ nữ nghèo, yếu thế được triển khai ở tất cả các cơ sở hội trong toàn tỉnh.

Trong 6 năm qua, thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017- 2025”, các cấp Hội đã tiếp nhận 1.946 ý tưởng khởi nghiệp/kinh doanh của phụ nữ đăng ký dự thi; lựa chọn, xét duyệt, phân loại 186 ý tưởng có tính khả thi gửi tham gia và đạt giải cao các cuộc thi cấp tỉnh, Trung ương tổ chức.

tin mới

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.