Quốc tế nói gì về kết quả cuộc đối thoại liên Triều

Thái Bình (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) -Hôm 9/1, nhiều nước đã lên tiếng hoan nghênh kết quả cuộc đối thoại liên Triều, trong đó Triều Tiên nhất trí tham gia Thế vận hội ở Hàn Quốc.
1. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cũng đánh giá cao sự nhất trí của hai bên về việc tổ chức các cuộc đối thoại quân sự, gọi đây là cơ hội quan trọng để làm giảm các nguy cơ tính toán sai lầm.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đánh giá cao sự nhất trí của hai bên về việc tổ chức các cuộc đối thoại quân sự, gọi đây là cơ hội quan trọng để làm giảm các nguy cơ tính toán sai lầm.
 2. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert
Trong tuyên bố đưa ra, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho rằng đây là một diễn biến tích cực. Mỹ đang hợp tác với Hàn Quốc để đảm bảo rằng sự tham gia của Triều Tiên tại Thế vận hội không vi phạm các nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert cũng cho rằng, Mỹ quan tâm đến việc tham gia các cuộc đối thoại tương lai. Tuy  nhiên, khó khăn hiện nay đó là các cuộc đối thoại phải hướng đến việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Trong tuyên bố đưa ra, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho rằng đây là một diễn biến tích cực. Mỹ đang hợp tác với Hàn Quốc để đảm bảo rằng sự tham gia của Triều Tiên tại Thế vận hội không vi phạm các nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert cũng cho rằng, Mỹ quan tâm đến việc tham gia các cuộc đối thoại tương lai. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay đó là các cuộc đối thoại phải hướng đến việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
3. Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia lên tiếng hoan nghênh cuộc đối thoại giữa Hàn Quốc và Triều Tiên - lần đầu tiên trong vòng hơn 2 năm qua.  Ông Vassily Nebenzia nhấn mạnh: “Tôi hoan nghênh việc các bên bắt đầu đối thoại với nhau. Đây là điều cộng đồng quốc tế mong muốn để giải quyết một vấn đề gì đó. Trước tiên họ phải đối thoại. Tuy nhiên đây cũng chỉ là hành động đơn phương trong thời gian diễn ra Thế vận hội. Tôi hy vọng sẽ tiếp tục có bước tiến thực sự về tình hình trên bán đảo Triều Tiên”.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia nhấn mạnh: “Tôi hoan nghênh việc các bên bắt đầu đối thoại với nhau. Đây là điều cộng đồng quốc tế mong muốn để giải quyết một vấn đề gì đó. Trước tiên họ phải đối thoại. Tuy nhiên đây cũng chỉ là hành động đơn phương trong thời gian diễn ra Thế vận hội. Tôi hy vọng sẽ tiếp tục có bước tiến thực sự về tình hình trên bán đảo Triều Tiên”.
4. Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản
Mặc dù hoan nghênh việc Triều Tiên tham gia Thế vận hội, nhưng Nhật Bản có phản ứng khá thận trọng khi kêu gọi tiếp tục gây sức ép đối với Triều Tiên. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho rằng sự hợp tác của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc trong việc gây áp lực để Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân sẽ không thay đổi.
Mặc dù hoan nghênh việc Triều Tiên tham gia Thế vận hội, nhưng Nhật Bản có phản ứng khá thận trọng khi kêu gọi tiếp tục gây sức ép đối với Triều Tiên. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho rằng sự hợp tác của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc trong việc gây áp lực để Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân sẽ không thay đổi.
5. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng
Trong bối cảnh Triều Tiên và Hàn Quốc ngày 9/1 tiến hành cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên sau hơn 2 năm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết Trung Quốc ủng hộ những động thái tích cực của Seoul và Bình Nhưỡng nhằm cải thiện quan hệ song phương, đồng thời hy vọng cộng đồng quốc tế giúp đỡ hai miền Triều Tiên.
Trong bối cảnh Triều Tiên và Hàn Quốc ngày 9/1 tiến hành cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên sau hơn 2 năm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết Trung Quốc ủng hộ những động thái tích cực của Seoul và Bình Nhưỡng nhằm cải thiện quan hệ song phương, đồng thời hy vọng cộng đồng quốc tế giúp đỡ hai miền Triều Tiên.
6. Ông Ri Son-gwon, trưởng phái đoàn Triều Tiên
Ông Ri Son Gwon khẳng định:“Triều Tiên đã quyết định cử một đoàn đại biểu lớn đến tham gia Thế vận hội mùa Đông và Hàn Quốc nhất trí hỗ trợ những vấn đề cần thiết. Còn liên quan đến vấn đề hạt nhân- vũ khí chiến lược của Triều Tiên, bao gồm bom nguyên tử, bom H và tên lửa đạn đạo liên lục địa chỉ nhằm vào Mỹ, không nhằm vào những nước anh em của chúng tôi”.
Ông Ri Son Gwon khẳng định: “Triều Tiên đã quyết định cử một đoàn đại biểu lớn đến tham gia Thế vận hội mùa Đông và Hàn Quốc nhất trí hỗ trợ những vấn đề cần thiết. Còn liên quan đến vấn đề hạt nhân- vũ khí chiến lược của Triều Tiên, bao gồm bom nguyên tử, bom H và tên lửa đạn đạo liên lục địa chỉ nhằm vào Mỹ, không nhằm vào những nước anh em của chúng tôi”. - Ông Ri Son-gwon, trưởng phái đoàn Triều Tiên tại cuộc họp với Hàn Quốc cho biết.
7. Ông Chung Hae Sung, thứ trưởng bộ Thống nhất Hàn Quốc
Về phía Hàn Quốc, nước này đề nghị một số biện pháp nhằm làm giảm căng thẳng giữa hai miền, một trong số đó là dỡ bỏ một số lệnh cấm vận chống Triều Tiên. Tuy nhiên, quan chức Hàn Quốc cho biết tất cả mới chỉ là khởi đầu.
Hàn Quốc đề nghị một số biện pháp nhằm làm giảm căng thẳng giữa hai miền, một trong số đó là dỡ bỏ một số lệnh cấm vận chống Triều Tiên. Tuy nhiên, quan chức Hàn Quốc cho biết tất cả mới chỉ là khởi đầu. "Có thể bắt đầu cũng có nghĩa là chúng ta đã đi được một nửa cuộc hành trình. Nhưng quãng đường phía trước còn dài, chúng ta không thể trông chờ mọi sự tốt đẹp chỉ sau một cuộc thảo luận", Chung Hae Sung, thứ trưởng bộ Thống nhất Hàn Quốc, nói với Reuters.

tin mới

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?