Khám phá kho cổ vật Chàm vô giá sau 71 năm đóng cửa

Sau 71 năm đóng cửa và giới hạn đối tượng tiếp cận, khu cổ vật Chàm (tên khác là phòng Chàm, thành lập từ thời vua Khải Định) - nơi còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ vô giá của nền văn hóa Chăm-pa - đã mở cửa trở lại phục vụ rộng rãi công chúng và du khách tham quan di tích Cố đô Huế.

Tượng voi.
Tượng voi.

Nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, sáng 23/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức khai mạc khu trưng bày cổ vật Chàm quý giá tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, số 3 đường Lê Trực, thành phố Huế. Sau 71 năm, khu cổ vật Chàm (hay còn gọi là phòng Chàm, có từ thời vua Khải Định) đã mở cửa trở lại phục vụ rộng rãi công chúng và du khách. Khu cổ vật Chàm hiện trưng bày 30 cổ vật tiêu biểu cho các thời kỳ lịch sử của nền văn minh Chăm-pa.

Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, từ những thập niên đầu thế kỷ 20, Hội Đô thành Hiếu cổ đã sưu tầm và đưa về cất giữ ở Tân Thơ viện rất nhiều cổ vật Chàm tìm được ở Huế và vùng phụ cận. Sau đó nhiều cổ vật được khai quật ở Trà Kiệu - Quảng Nam vào các năm 1927 và 1928, Tháp Mẫm - Bình Định năm 1934, rồi được đưa về khu cổ vật Chàm. 

Các cổ vật Chăm-pa này có niên đại từ khoảng thế kỷ 12 đến 15. Khu cổ vật Chàm (Section des Antiquités Cham, gọi tắt là phòng Chàm) được thành lập vào ngày 26/12/1927, tại khuôn viên của Musée Khải Định (Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế hiện nay) để làm nơi trưng bày các tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Chăm-pa ở miền Trung Việt Nam. 

Tuy nhiên, trong suốt những năm đất nước chiến tranh, khu cổ vật Chàm đóng cửa, không phục vụ khách tham quan. Sau giải phóng đến những thập niên gần đây, do điều kiện cơ sở vật chất chưa cho phép nên bộ sưu tập này chỉ hạn chế đối tượng tiếp cận, ưu tiên phục vụ cho một số nhà nghiên cứu chuyên sâu.

Nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương đánh giá, tác phẩm cổ vật Chàm sưu tập được tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế và còn lưu giữ cho đến ngày nay là rất phong phú, có giá trị cao về nghệ thuật cũng như về niên đại. 

Nổi bật trong bộ sưu tập này là tượng đá Nam thần có thủ pháp diễn tả độc đáo và là tượng có kích cỡ lớn nhất mà những bảo tàng Chăm-pa khác không có. Ngoài ra là những tác phẩm điêu khắc độc đáo như Tượng chim thần Garuda, Sinh thực khí Linga-Yoni, Bệ tượng, tượng Nữ vũ công, tượng Voi…

Những cổ vật Chăm-pa quý hiếm lần đầu tiên giới thiệu rộng rãi đến công chúng sau 71 năm cất kín trong kho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Tượng nam thần Bà la môn.
Tượng nam thần Bà la môn.
Chim thần Garuda.
Chim thần Garuda.
Thần Siva đạo sư.
Thần Siva đạo sư.
Thần sấm sét Indra.
Thần sấm sét Indra.
Phù điêu Apsara.
Phù điêu Apsara.
Tượng Vũ công.
Tượng Vũ công.
Linga.
Linga.
Yoni.
Yoni.

Theo TPO

tin mới

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh. 

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.