Chuyện buồn ở bản vùng cao

(Baonghean) - Chúng tôi chẳng thể nào quên được những ám ảnh mỗi lần về thăm đồng bào Đan Lai, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông: Đó là  ánh mắt đượm buồn của những đứa trẻ còi cọc; nhọc nhằn của những bé gái bị ép làm vợ sớm, bụng vượt mặt, tay bồng bế dắt díu những đứa con nheo nhóc. Cái già trước tuổi của những thiếu phụ nghèo đói có 5,6 đứa con mới 24, 25 xuân xanh mà như đã 41, 42 tuổi… Nạn tảo hôn và hôn nhân đồng huyết đã khiến dân tộc ít người trong đại ngàn Pù Mát này thêm đói khổ.
Trở lại bản Khe Búng, xã Môn Sơn trong lần gần đây nhất, chúng tôi đã có dịp gặp cô dâu mới của bản là La Thị Lá, vừa bước sang tuổi 15. Với Lá “thương nhau là lấy thôi”. Hỏi chuyện chồng Lá là La Văn Cười, 20 tuổi rằng có biết Lá bao nhiêu tuổi không, chỉ nhận được cái lắc đầu…Tảo hôn là một khái niệm hãy còn xa lạ với những người dân Đan Lai ở đây bởi có kết hôn không đến tuổi cũng “không thấy ai đến phạt” và lấy nhau cũng chẳng cần đăng ký kết hôn. 
Phụ nữ Đan Lai lấy chồng rất sớm, cá biệt có người lập gia đình khi mới 11, 12 tuổi. La Thị Thiện ở bản Cồn, xã Môn Sơn năm nay mới 18 tuổi nhưng đã là mẹ của 3 đứa con, đứa lớn nhất 6 tuổi. Vất vả, cực khổ nên  trông Thiện như phụ nữ trung niên. 3 đứa con bệnh tật, chẳng lấy nổi tấm áo lành lặn để mặc. Chồng đi bè nứa - cuộc sống cả gia đình dựa vào đó. Trong ngôi nhà hắt hiu, lời ru của Thiện là một điệp khúc buồn với luẩn quẩn đói nghèo.
Nạn tảo hôn dường như đã trở thành một luật tục ngấm sâu vào bao thế hệ người Đan Lai mặc dù chính quyền, ban, ngành liên quan đã ra sức tuyên truyền nhưng cho đến nay vẫn chưa được cải thiện. Ông Lê Văn Báo, Bí thư Chi bộ bản Khe Búng cho biết: “Không cấm được. Người Đan Lai lấy vợ, lấy chồng sớm từ xưa rồi mà. Chúng thương nhau thì cho lấy thôi… Nhận thức chưa thay đổi, tảo hôn sẽ tiếp tục khiến người Đan Lai thêm đói nghèo, tương lai của những đứa trẻ sinh ra không được đảm bảo. 
La Thị Thiện ở bản Cồn, bản lẻ Khe Búng 18 tuổi là mẹ của 3 đứa con, con lớn 6 tuổi, bé nhất 3 tuổi.
La Thị Thiện ở bản Cồn, bản lẻ Khe Búng 18 tuổi là mẹ của 3 đứa con, con lớn 6 tuổi, bé nhất 3 tuổi.
Lữ Thị H, 18 tuổi, ở bản Na Chảo, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong chắc chẳng ai ngờ H đã là bà mẹ 2 con. Con đầu 4 tuổi, đứa thứ hai lên 3. Gặng hỏi, H mới kể chuyện đời buồn của mình: Đang học lớp 8 ở trường huyện về nhà nghỉ hè thì H bị nhà chồng “bắt về làm vía”. Chồng H lúc đó cũng mới 16 tuổi. Hai vợ chồng H không thể kiếm nổi cho mình một việc làm nuôi sống bản thân, phải sống dựa vào bố mẹ. Gia đình nhà chồng của H vốn nghèo, lại gồng gánh nuôi thêm 2 vợ chồng H cộng với 2 đứa cháu nên càng vất vả hơn. Cuộc sống với những lo toan áo cơm đã khiến những mâu thuẫn vợ chồng nảy sinh. Cuối cùng, đôi vợ chồng “non thanh niên, già thiếu niên” này đã chấm dứt hôn nhân không giá thú của mình. Hai đứa con H mang về gửi bố mẹ ruột, H xuống thành phố kiếm việc làm nuôi sống bản thân, gửi tiền về quê nuôi con. 
Tại huyện Kỳ Sơn, các thầy, cô giáo miền xuôi lên đây công tác không khỏi “giật mình” khi thỉnh thoảng một vài học trò bỗng dưng xin nghỉ học để lấy chồng. Đến vận động học trò đi học trở lại nhưng không được bởi: “Khi người con gái mà đã về nhà trai là làm ma nhà đó rồi, con gái không dám bỏ về, có về cũng không đứa con trai nào lấy, vì đã là ma nhà khác nên đành phải ở lại làm vợ". Tảo hôn ở vùng cao là nỗi buồn chưa bao giờ cũ, nó diễn ra âm thầm, dai dẳng. Các trường hợp kết hôn tuổi vị thành niên đều tổ chức lén lút không thông qua chính quyền cơ sở, hầu như ở xã nào cũng có tình trạng kết hôn ở tuổi vị thành niên, song không thể đưa ra con số thống kê chính xác.
Lâu nay biện pháp chủ yếu ngăn chặn nạn tảo hôn ở các huyện miền núi nói chung đang thực hiện vẫn là đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cho người dân hiểu rõ mặt tác hại, ảnh hưởng của việc tảo hôn. Các biện pháp mạnh là xử phạt hành chính các ông bố bà mẹ nếu ép con gái kết hôn sớm hay không cho đăng ký kết hôn vẫn không thể ngăn cấm triệt để nạn tảo hôn khi mà ý thức cộng đồng chưa tốt, nhiều địa phương “nhắm mắt làm ngơ”, “giơ cao đánh khẽ”.
Hệ lụy của những đám cưới vợ - chồng đang tuổi tới trường "ăn chưa no, lo chưa tới" là: Vấn đề về chất lượng dân số bị đe doạ, kinh tế đói nghèo và lạc hậu… Bà Lê Thị Hoài Chung, Chi cục Trưởng Chi cục Dân số/Kế hoạch hóa gia đình tỉnh cho biết: Tình trạng tảo hôn chỉ có thể biết đến qua các cuộc giám sát ở cơ sở. Từ trước tới nay, ở tỉnh ta vẫn chưa có một đề án, kế hoạch, chương trình cụ thể nào để phòng chống nạn tảo hôn. Do đó, các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội cần xác định việc ngăn chặn và chấm dứt nạn tảo hôn là một nhiệm vụ thường xuyên. Kiên quyết xử lý những trường hợp kết hôn vi phạm pháp luật, nhất là các trường hợp nam đã thành niên nhưng nữ chưa đủ tuổi… Đặc biệt quan tâm đến việc giải phóng phụ nữ, chăm lo, tạo điều kiện phát triển cho phụ nữ.
Thanh Sơn
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025 ". Đề án đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, can thiệp hướng tới mục tiêu đến năm 2025 cơ bản ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số. 

tin mới

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954/ - 7/5/2024), ngày 3/5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Trong khi hầu hết các câu lạc bộ dân ca cấp xã hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh đều được kiện toàn để tiếp cận với chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 29/2021/NQ-HĐND tỉnh thì đến nay một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được tiếp cận.

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) -Sau khi được tòa án tuyên thắng kiện, lấy lại được ruộng thì chỉ không lâu sau, trên thửa ruộng đó xuất hiện nhiều chông sắt bị kẻ xấu cắm. Khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được thủ phạm, thì trong quá trình canh tác, ruộng lúa này lại nghi bị phá hoại một lần nữa.

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.