Điểm tựa vững chắc cho người cao tuổi

(Baonghean) - Từ năm 2010 đến nay, với sự hỗ trợ của tổ chức Atlantic Philanthrophy, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có hơn 80 câu lạc bộ “Liên thế hệ” của người cao tuổi được thành lập. Đây là nơi người cao tuổi gặp gỡ, kết bạn tâm giao, sống vui, sống khỏe, sống có ích; cũng là nơi các cụ ông, cụ bà chia sẻ với những người trẻ tuổi vốn sống phong phú, kinh nghiệm đối nhân xử thế, cách chăm sóc nuôi dạy con cái...
Sống vui, sống khỏe
Chúng tôi tìm về Câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ số 1 xã Nam Thanh, Nam Đàn đúng vào ngày sinh hoạt thường kỳ tại Nhà văn hóa 2. Buổi sinh hoạt chính thức từ 8h sáng nhưng trước đó, khoảng 6h30 phút mọi người đã lục đục kéo đến để  đo huyết áp, kiểm tra sức khỏe tổng thể, sau đó là bài tập dưỡng sinh “Thức vũ kinh” nhuần nhuyễn, đẹp mắt. Chỉ khoảng 10 phút với 20 động tác đơn giản nhưng sau buổi thể dục, tinh thần của các cụ phấn khởi hơn hẳn, tiếng cười nói, tiếng vỗ tay càng khiến cho mọi người thêm phần phấn chấn.
Buổi sinh hoạt thường kỳ tại Nhà văn hóa 2 của CLB Liên thế hệ số 1 xã Nam Thanh,  Nam Đàn.
Buổi sinh hoạt thường kỳ tại Nhà văn hóa 2 của CLB Liên thế hệ số 1 xã Nam Thanh, Nam Đàn.
Không khí của buổi sinh hoạt rộn ràng ngay từ lúc đầu với  màn đọc thơ của cụ Nguyễn Hồng Yên. Bài thơ được viết bằng văn vần, lời thơ hóm hỉnh, như một lời tự sự khiến các cụ ông, cụ bà cười nghiêng ngả. Ngay cả chúng tôi cũng không hình dung được một người đã ngoài thất thập như ông còn thuộc được bài thơ dài hơn 3 trang giấy viết từ… 5 năm trước. Ông Trần Văn Nhị - Chủ tịch Hội Người cao tuổi (NCT) xã Nam Thanh hóm hỉnh lí giải: Các cụ vui và phấn khởi vì đây là cơ hội để thể hiện, chia sẻ với mọi người, chả thế mà nhiều cụ gọi CLB là “tổ ấm” của người cao tuổi. Quả thật, ngồi giữa hội trường hơn 50 người, chủ yếu ở độ tuổi “ông nội, bà ngoại”, nhìn ai cũng rạng rỡ, vui cười mới thấy những buổi sinh hoạt ở câu lạc bộ liên thế hệ này ý nghĩa biết chừng nào. Đây như là một sân chơi đặc biệt, hiếm hoi dành cho lớp người đã ở độ tuổi “xưa nay hiếm” mà lâu nay vì nhiều lý do không ít nơi đã vô tình, thiếu quan tâm.
Có thể thấy rõ điều đó khi tới thăm Câu lạc bộ Liên thế hệ xóm 5, xã Thanh Văn - câu lạc bộ “trẻ” nhất của huyện Thanh Chương, mới thành lập vào giữa năm 2012. Bà Nguyễn Thị Ngọ - chủ nhiệm câu lạc cho biết: Trước đây ở nông thôn người cao tuổi hầu như chẳng có hoạt động gì và chính họ cũng thờ ơ và không hào hứng với các phong trào. Bởi vậy, ngày mới thành lập câu lạc bộ liên thế hệ để tập hợp đủ số lượng theo như yêu cầu phải đi vận động từng hộ. Thế mà chỉ đi vào hoạt động chưa lâu, nhờ nhiều hoạt động bề nổi sôi nổi như tập thể dục dưỡng sinh, thi hái hoa dân chủ, văn hóa, văn nghệ nên chỉ một thời gian ngắn hoạt động của câu lạc bộ đã gây được tiếng vang trong toàn xã. Câu lạc bộ là một cầu nối để các cụ ông, cụ bà nói lên tiếng nói của mình, phát huy các “sở trường, sở đoản” và giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy con cháu và chăm sóc sức khỏe tuổi già. Câu lạc bộ Liên thế hệ xóm 5 cũng là nơi khởi xướng phong trào dọn vệ sinh môi trường, xây dựng các điểm thu gom rác thải trong toàn xã.
Riêng phong trào tập thể dục dưỡng sinh, tuy “đi sau” nhưng nhờ tập luyện nghiêm túc, dàn biểu diễn đồng đều nên đầu năm nay đội dưỡng sinh của xóm được đại diện cho toàn huyện tham dự Hội thi Thể dục dưỡng sinh “Thức vũ kinh” trong toàn tỉnh và đoạt giải Khuyến khích. Qua những phong trào vui, khỏe, có ích đó, tiếng nói và vai trò của người cao tuổi huyện Thanh Chương cũng ngày được nâng cao và được chính quyền  huyện, xã hết sức ghi nhận. Như trong phong trào xây dựng nông thôn mới, người cao tuổi đã tham gia trên 10.000 ý kiến xây dựng quy hoạch nông thôn mới, góp trên hàng ngàn ngày công, 8.600 cụ đã hiến 197.000m2 góp đất mở đường, 35/38 xã đã vận động con cháu chuyển đổi ruộng đất đến địa điểm mới; trên 1.000 cán bộ hội viên hội người cao tuổi được suy tôn điển hình tiên tiến ở huyện… Ông Lê Xuân Duệ, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi huyện Thanh Chương cho hay: “Thành công nhất đó là câu lạc bộ đã thổi một luồng gió mới vào phong trào người cao tuổi sống vui, khỏe, có ích”.
Mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau là một tổ chức dựa vào cộng đồng, trong đó có sự tham gia của 70% số người cao tuổi và 30% là các đối tượng trẻ tuổi hơn và có điều kiện kinh tế khá giả, có mục tiêu liên kết các thành viên nhằm phát huy vai trò của người cao tuổi trong cộng đồng dân cư trong việc hỗ trợ NCT khó khăn, giúp họ cải thiện cuộc sống của bản thân, gia đình, tăng cường thu nhập, bảo đảm sức khỏe và phát triển cộng đồng. Hiện nay cả nước có khoảng hơn 500 CLB được thành lập thí điểm tại 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Nét nổi bật của CLB Liên thế hệ là việc đề cao vai trò của hoạt động tự giúp nhau, hỗ trợ cộng đồng. Với sự tham gia của 30% người trẻ, họ là nòng cốt trong các đội tình nguyện viên với số lượng đến nay khoảng 473 người (mỗi một câu lạc bộ có khoảng 8-10 tình nguyện viên). Các tình nguyện viên đã giúp đỡ nhau, giúp đỡ người dân bằng nhiều hình thức như thăm hỏi, động viên, giúp tắm giặt quần áo, thuốc men, làm cỏ, làm vườn thu hoạch mùa màng, giúp mua hàng hóa thực phẩm hàng ngày cho những người ốm đau, hoạn nạn.

Điển hình như  tại xóm 3B, xã Thanh Văn (Thanh Chương), 5 người cao tuổi, già cả neo đơn nhất trong xóm là cụ Nguyễn Thị Duyệt, Nguyễn Duy Định (mù hai mắt bẩm sinh), cụ Trịnh Thị Đàm (bị tâm thần mất trí), cụ Nguyễn Thị Diệu (mẹ liệt sỹ), cụ Nguyễn Văn Tỵ (nhiễm chất độc da cam) đều có các thành viên trong câu lạc bộ đến giúp đỡ hàng ngày. Công việc tuy đơn giản như giặt giũ, nấu ăn, đi chợ nhưng giúp các cụ có thêm niềm tin, động lực để sống lâu, sống khỏe.
Một số thành viên trẻ của các CLB chia sẻ: “Không chỉ người trẻ hỗ trợ người già mà bằng vốn sống và sự trải nghiệm, người cao tuổi cũng giúp đỡ người trẻ về kinh nghiệm nuôi dạy con cái, giữ lửa trong gia  đình, cách đối nhân, xử thế, thảo kính ông bà cha mẹ ….tình làng nghĩa xóm được nhân lên, sợi dây kết nối giữa các thế hệ cũng ngày càng bền chặt”. Những hoạt động này đã phát huy vai trò của các thành viên CLB nói riêng, NCT nói chung và được các cấp, các ngành chức năng ghi nhận và đánh giá cao.  
Làm chủ cuộc sống…
Nhờ có sự giúp đỡ của Tổ chức Atlantic và dự án “Thúc đẩy quyền của NCT thiệt thòi ở Việt Nam” các mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau  được hoạt động, điều hành một cách bài bản, có nội dung, có chương trình rõ ràng. Trong đó, ngoài việc nâng cao tình trạng sức khoẻ, tinh thần của người cao tuổi thì dự án còn cho người dân vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật để các thành viên giúp nhau xóa đói giảm nghèo.  Một câu lạc bộ được hỗ trợ 100 triệu đồng để vay vốn không hoàn lại, các thành viên trong câu lạc bộ có cơ hội được vay mỗi người từ 2 – 5 triệu đồng để phát triển kinh tế. Số tiền này tuy không lớn nhưng lại rất có ý nghĩa tạo “động lực” cho người cao tuổi và giúp họ cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập, làm chủ cuộc sống bằng những việc vừa với sức lao động. 
Mô hình nuôi bồ câu của bà Bùi Thị Phương (Nam Thanh - Nam Đàn).
Mô hình nuôi bồ câu của bà Bùi Thị Phương (Nam Thanh - Nam Đàn).
Bà Bùi Thị Phương ở xóm 3, xã Nam Thanh, 2 năm trước nhờ được vay 3 triệu đồng đã đầu tư mua được 8 đôi chim bồ câu về thả. Qua khoảng 5 tháng, đàn bồ câu đã bắt đầu sinh lời vì bồ câu phát triển nhanh, dễ nuôi và nguồn tiêu thụ dễ dàng. Hiện với 6 chuồng bồ câu, khoảng 40 con thì dù nuôi “chơi chơi” mỗi tháng bà cũng thu về từ 1,5 – 2 triệu đồng. Cũng từ mô hình của gia đình bà, phong trào nuôi bồ câu ở xóm 3 nay đã phát triển lên gần 100 hộ. Bà Phương từ người nuôi bồ câu sinh sản nay chuyển sang người cung cấp giống cho toàn xóm, còn chồng bà nhờ có xưởng cưa trong nhà đã có thêm nghề mới là nghề đóng chuồng bồ câu, đem thu nhập ổn định cho cả gia đình.
Bà Nguyễn Thị Tý ở xóm 3B, trước đây là một trong những hộ nghèo của xã Thanh Phong, huyện Thanh Chương. Năm ngoái, nhờ tham gia câu lạc bộ liên thế hệ, bà đã được vay 5 triệu đồng để mua bê. Chưa đến một năm chăm sóc, giá trị con bê đã tăng gần gấp đôi. Cùng với bò, đàn lợn mạ đang chuẩn bị đẻ và hàng trăm con gà, vịt nay gia đình bà đã thoát nghèo.
Cũng ở Câu lạc bộ Liên thế hệ xóm 3B, ngoài gia đình bà Tý, 37/48 hội viên khác cũng đã được vay vốn để xóa đói giảm nghèo, qua đó xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế hiệu quả như mô hình cải tạo vườn để trồng rau theo chương trình rau sạch của ông Nguyễn Duy Thân, bà Lê Thị Yến, mô hình nuôi dê của bà Trịnh Thị Trình…
Nói về hiệu quả của câu lạc bộ, ông Nguyễn Duy Sửu, chủ nhiệm câu lạc bộ đưa ra một so sánh hóm hỉnh: Trước đây xã cũng đã có nhiều chương trình dự án để hỗ trợ cho người dân  nhưng dự án hết thì các mô hình cũng kết thúc bởi dự án chỉ cho cần câu, bày cách câu để người dân câu cá nhưng không cho cá. Riêng dự án này thì cho người dân mượn cần câu, bày cho cách câu, tự sắm cần câu, sau đó lại tiếp tục cho người khác mượn.
Ông cũng đặc biệt tâm đắc với chữ “liên thế hệ” trong câu lạc bộ bởi như ông giải thích: cái hay của dự án này là cho vốn nhưng vốn không mất đi mà tiếp tục sinh sôi nảy nở. Thế nên, nếu quản lý tốt và phát huy tốt thì không chỉ thế hệ này vay được vốn mà các thế hệ kế cận sau này cũng có cơ hội dù không còn sự hỗ trợ của dự án. 
Hiện toàn huyện Thanh Chương đã thành lập được 20 câu lạc bộ liên thế hệ người cao tuổi với 1.030 thành viên tham gia. Với tổng số tiền hỗ trợ của dự án và từ nguồn quỹ của câu lạc bộ đã hỗ trợ cho 518 thành viên vay vốn, tăng thu nhập. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế làm ăn hiệu quả như mô hình chăn nuôi gà, xây lò ấp gà, nuôi chim bồ câu nhốt và chim bồ câu thả cho lãi suất từ 2 – 3,5 lần của ông Trịnh Danh Phương, Câu lạc bộ số 7, xóm Ngọc Mỹ, xã Thanh Ngọc; mô hình phát triển cây chè của nhóm anh Trần Đình Bình, Câu lạc bộ số 1, xóm Thanh Thịnh; mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng rễ hương của nhóm câu lạc bộ xóm 3, 4 xã Thanh Nho…
Không chỉ ở Thanh Chương, Ban quản lý Dự án các huyện cũng đã chỉ đạo các CLB xây dựng nhiều mô hình hoạt động tăng thu nhập như mô hình Trồng rau sạch của ông Đức, bà Hạnh CLB số 5, xã Hưng Lợi (Hưng Nguyên); trồng và ươm giống hoa thiên lý của ông Dương Văn Quế CLB số 2, xóm 4A, xã Nam Thanh; trồng rau gia vị của bà Hoa Tư, bà Hoa Cầm ở CLB số 19, xóm 1, xã Nam Xuân (Nam Đàn); chế biến dầu lạc, vừng của bà Nguyễn Thị Tam CLB số 6, xóm Đồng Trung, xã Hùng Tiến (Nam Đàn)… và đã tổ chức nhiều buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các điển hình hoạt động tăng thu nhập giỏi từ các CLB. 
Nhân rộng mô hình
Với mục đích cải thiện chất lượng sống của NCT nghèo và thiệt thòi ở Việt Nam, dự án VIE022 mà “xương sống” là các CLB liên thế hệ tự giúp nhau được triển khai tại tỉnh ta từ tháng 3/2010. Qua 6 nhóm hoạt động chính là nâng cao năng lực xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe, vận động chính sách, hỗ trợ cộng đồng, hoạt động quyền và lợi ích, hơn 4000 hội viên ở 81 câu lạc bộ ở 40 xã, thị trấn thuộc 4 huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Thanh Chương đã được thụ hưởng nhiều chính sách ưu đãi.
Riêng về  hoạt động tăng thu nhập và vay vốn của thành viên câu lạc bộ, từ nguồn vốn của dự án và từ quỹ tích lũy của CLB đã hỗ trợ hoạt động tăng thu nhập bằng hiện vật cho 2.612 thành viên (chiếm 61,6% tổng số thành viên) vay vốn để sản xuất, chăn nuôi, chế biến nông sản, kinh doanh hàng tạp hóa…
Trong đó, 2.346  thành viên vay từ nguồn dự án và 266 thành viên vay từ nguồn quỹ của CLB với số tiền 7.556.938.000  đồng. Đến nay, 40 CLB giai đoạn 1 giải ngân 5 đợt đạt 100% (100 triệu đồng/CLB), 40 CLB giai đoạn 2 giải ngân 3 đợt đạt 75% (75 triệu đồng/CLB). Nhờ vậy, đã góp phần cải thiện cuộc sống gia đình và bản thân thành viên CLB; tạo an sinh xã hội, làm đổi mới đời sống tinh thần ở cộng đồng dân cư, nâng cao nhận thức của cán bộ địa phương, thành viên, người dân về quyền của NCT trong tham gia các hoạt động tại địa phương, xóa bỏ cô đơn của người già.
Ông Trần Hữu Ích- Chủ tịch Hội Người cao tuổi tỉnh Nghệ An cho biết: Các CLB Liên thế hệ tự giúp nhau đã thực sự phát huy hiệu quả, được cấp ủy, chính quyền địa phương và cộng đồng ủng hộ vì tính nhân văn sâu sắc, góp phần thiết thực chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và phát huy vai trò NCT, phát huy hiệu quả hỗ trợ NCT nghèo và cận nghèo.
Đặc biệt, mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau đã được đưa vào thành một chỉ tiêu trong chương trình hành động quốc gia về NCT Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020. Riêng ở Nghệ An, với việc triển khai Dự án “Cách tiếp cận liên thế hệ các nhóm thiệt thòi ở Việt Nam” được tổ chức HAI triển khai ở huyện miền núi cao Tương Dương do Hội Liên hiệp Phụ nữ phụ trách có thêm 8 CLB LTHTGN của 2 xã Yên Hòa và Nga My. Đó là những thuận lợi giúp Nghệ An nhân rộng Mô hình CLB Liên thế hệ.
Tuy nhiên để duy trì, nhân rộng mô hình này, nhất là sau khi dự án kết thúc, cần tăng cường công tác truyền thông, tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, huy động nguồn lực xã hội... để CLB mang lại hiệu quả thiết thực trong chăm sóc và phát huy vai trò NCT tại cộng đồng.
Khánh Ly - Mỹ Hà

tin mới

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954/ - 7/5/2024), ngày 3/5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Trong khi hầu hết các câu lạc bộ dân ca cấp xã hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh đều được kiện toàn để tiếp cận với chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 29/2021/NQ-HĐND tỉnh thì đến nay một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được tiếp cận.

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) -Sau khi được tòa án tuyên thắng kiện, lấy lại được ruộng thì chỉ không lâu sau, trên thửa ruộng đó xuất hiện nhiều chông sắt bị kẻ xấu cắm. Khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được thủ phạm, thì trong quá trình canh tác, ruộng lúa này lại nghi bị phá hoại một lần nữa.

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.