Khởi sắc Nhôn Mai

(Baonghean) - Từ một nơi được xem là “thâm sơn cùng cốc”, cuộc sống vô cùng vất vả, khó khăn, nay bộ mặt kinh tế - xã hội xã Nhôn Mai (Tương Dương) đang từng bước đổi thay, khởi sắc.

Một thời trong “vòng cương tỏa”

Tôi thực sự có duyên với Nhôn Mai - một xã xa xôi bậc nhất của huyện Tương Dương, thuộc vùng thượng nguồn sông Nậm Nơn, hay còn gọi là “miền biên viễn”. Đầu năm 2008, có dịp theo chân anh bạn giáo viên lên Nhôn Mai, lúc ấy Thủy điện Bản Vẽ chưa ngăn dòng nên được ngồi thuyền máy vượt hàng trăm con thác lớn, nhỏ trên dòng Nậm Nơn.

Gần 1 ngày đi thuyền, xuống thuyền đi bộ khoảng 1 giờ nữa mới đến được Trường PTCS Nhôn Mai, nơi anh bạn đang dạy học. Thời tiết giao mùa, vừa đặt chân đến thì mây ùn ùn kéo về, gió lốc và mưa đá dội xuống khiến những tấm tôn lợp bay tứ phía… Sáng dậy, tôi tranh thủ dạo một vòng quanh bản Nhôn Mai (bản trung tâm xã), con đường cheo leo chạy bên mép suối, những ngôi nhà sàn đơn sơ thấp thoáng trong làn sương sớm.

Ảnh tư liệu
Tuyến Quốc lộ 16 đi qua địa bàn xã Nhôn Mai (Tương Dương) nhìn từ bản Huồi Cọ. Ảnh tư liệu

Xa hơn là những dãy núi điệp trùng tưởng chừng như vô tận, ngỡ rằng những núi non hiểm trở kia sẽ mãi mãi giam hãm người dân nơi đây trong sự quẩn quanh, nghèo nàn, lạc hậu và cuộc sống tự cung, tự cấp. Bởi Nhôn Mai lúc ấy đang trong tình trạng “4 không” (gồm: không đường ô tô, không điện lưới, không chợ và không sóng điện thoại).

Trở về trường PTCS, tôi ngỡ ngàng khi thấy những túp lều lụp xụp nằm trong khuôn viên, trong đó vẳng ra tiếng nói, cười của những đứa trẻ. Đoán được vẻ băn khoăn của khách, một thầy giáo giải thích: “Ở đây, trừ vài bản gần trường, còn lại cách trường ít nhất nửa ngày đi bộ, trường chưa có khu nội trú cho học sinh nên đầu năm học bố mẹ phải đến dựng lều cho các con trọ học. Mỗi lều khoảng 5-7 em cùng ở, thường là anh em, họ hàng, các em tự lo cơm nước và sinh hoạt”.

Nhờ có đường ô tô và điện lưới, cuộc sống ở xã biên giới Nhôn Mai (Tương Dương) đã có nhiều đổi thay
Nhờ có đường ô tô và điện lưới, cuộc sống ở xã biên giới Nhôn Mai (Tương Dương) đã có nhiều đổi thay. Ảnh: Đình Tuân

Rồi nhìn cảnh những đứa trẻ lấm lem, ăn vội bát cơm với muối trắng trước khi vào lớp, tôi không tránh được nỗi bùi ngùi, thương cảm. Sau lần ấy, tôi đã viết phóng sự “Nhọc nhằn con chữ vùng cao”.

Cũng trong lần ấy, tôi gặp ông Kha Dương Tiến - Chủ tịch UBND xã, là người có thâm niên hơn 30 năm làm cán bộ chủ chốt của xã, luân phiên từ Chủ tịch sang Bí thư Đảng ủy và ngược lại, vì ở thời điểm ấy rất khó tìm người thay thế được “lão tướng” này. Ông Tiến cho hay, tỷ lệ hộ nghèo ở Nhôn Mai lúc ấy gần 90%, số còn lại là cán bộ, công chức và giáo viên, trong đó, nhiều người còn khó khăn nhưng vẫn xin vào diện thoát nghèo.

Ảnh: Đình Tuân

Một góc bản Huồi Cọ, xã Nhôn Mai (Tương Dương). Ảnh: Đình Tuân

Cuộc sống gần như vẫn tự cung, tự cấp, làm rẫy chỉ đủ để ăn; nuôi con trâu, con bò lấy sức kéo; nuôi con lợn, con gà chỉ để làm thịt ăn vào ngày Tết hay làm ma, cúng vía. Cách trung tâm huyện khoảng 150 km, lại không có đường ô tô nên có làm ra nhiều lúa, nuôi nhiều gia súc, gia cầm cũng không biết bán cho ai. Địa hình hiểm trở, núi rừng biên cương và sự thiếu thốn đủ bề đã khiến nhịp sống ở Nhôn Mai luôn trong “vòng cương tỏa”.

“Nhà nước chuẩn bị đầu tư mở con đường lớn đi qua các xã biên giới, trong đó có Nhôn Mai. Có đường, cuộc sống người dân rồi sẽ khác, tôi tin vậy” - ông Kha Dương Tiến bộc bạch. Nói rồi, ông vào phòng làm việc, mở tủ lấy tấm bản đồ thi công tuyến đường chỉ cho tôi xem. Thú thật, lúc ấy tôi nghĩ nếu có đường thì cũng phải chờ rất lâu, có khi hàng chục năm.

Khi đường lớn đã mở

Về sau, tôi có thêm mấy chuyến lên Nhôn Mai nhưng vì công việc vội vàng, không có nhiều thời gian để cảm nhận về những đổi thay của vùng biên viễn này. Mới đây, tôi có dịp trở lại Nhôn Mai được đi khá nhiều nơi và thấy rõ những khởi sắc, đổi thay. Tuyến Quốc lộ 16 nối huyện Kỳ Sơn - Tương Dương - Quế Phong đi qua Nhôn Mai đã hoàn thành 6-7 năm trước, việc đi lại đã dễ dàng, thuận lợi, có hẳn tuyến xe khách đi TP. Vinh.

Ảnh: Đình Tuân

Niềm vui của trẻ em người Mông ở bản Huồi Cọ, xã Nhôn Mai (Tương Dương). Ảnh: Đình Tuân

Điện lưới cũng đã được kéo về các bản nằm dọc Quốc lộ 16, mang ánh sáng đến với đại ngàn. Có đường, có điện, bà con thi nhau dựng nhà dọc hai bên đường, mở cửa hàng kinh doanh khiến nhịp sống thêm phần sôi động. Đặc biệt, Trường THCS bán trú bây giờ đã được xây dựng khang trang, có dãy nhà riêng dành cho học sinh, nơi ăn, chốn ở sạch sẽ và tươm tất. Chắc hẳn nhiều người đã quên những túp lều tạm bợ của các em học sinh năm xưa.

Dịp này, chúng tôi theo đoàn công tác của huyện và xã lên bản Huồi Cọ, bản nằm gần đường biên giới Việt - Lào, nơi cư trú của hơn 50 hộ đồng bào Mông. Trước đây, tôi cũng từng lên Huồi Cọ, men theo con đường như sợi chỉ vắt dọc sườn núi, từ bản Xói Voi vừa đi, vừa thở mất 4 tiếng đồng hồ. Nay con đường ấy vừa được đổ bê tông, không chỉ xe máy, mà ô tô cũng chạy lên tận bản mất chừng 20 phút.

Những mái nhà lợp ván sa mu vẫn giữ được vẻ rêu phong, những cây đào cổ thụ đang cho quả chín, niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt, nụ cười mỗi người dân Huồi Cọ. Trưởng bản Và Khua Đớ phấn khởi: “Bây giờ có đường, từ trâu, bò, lợn, gà đến quả đào, quả mận đều thành hàng hóa, người ta vào tận bản để mua. Có những hộ nuôi mấy chục con trâu, con bò, gia tài có thể lên tiền tỷ. Chúng tôi còn căn dặn bà con giữ lấy cái bản sắc để mai sau còn làm du lịch cộng đồng”.
Ảnh: Công Kiên
Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, đồng bào các dân tộc ở Nhôn Mai luôn nâng cao ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa. Ảnh: Công Kiên

Trên đường trở lại trung tâm xã, anh Lữ Ngọc Tinh - Chủ tịch UBND xã cho biết, không chỉ Huồi Cọ, mà các bản xa trung tâm như Huồi Măn, Phá Mựt, Phia Òi và Piêng Luống đều đã được Nhà nước đầu tư làm đường. Hồi xưa chủ yếu là cuốc bộ, nay xe máy đã đi lại dễ dàng, tạo thuận lợi cho sự lưu thông hàng hóa nên cuộc sống đã bắt đầu đổi thay.

Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm còn 42,54%, nhiều hộ đã vươn lên mức khá, thậm chí thu nhập hàng trăm triệu đồng nhờ phát triển chăn nuôi như Và Tổng Sự, Và Bá Ka ở bản Thằm Thẩm. Tổng đàn gia súc của xã hiện tại khoảng 6.500 con, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con người Mông, Khơ mú và Thái ở Nhôn Mai.

“Hiện tại diện tích lúa nước và nương rẫy vẫn được duy trì để đảm bảo nhu cầu về lương thực. Giao thông đã thuận lợi hơn, chủ trương đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm thành mặt hàng chủ lực để từng bước thoát nghèo. Các sản phẩm bản địa như mận, đào cũng sẽ được mở rộng diện tích nhằm đa dạng hóa các mặt hàng theo nhu cầu thị trường, giúp bà con nâng cao mức sống” 

Anh Lữ Ngọc Tinh - Chủ tịch UBND xã Nhôn Mai

Trở lại Nhôn Mai lần này, tôi dành thời gian đến thăm nhà ông Kha Dương Tiến, nay đã nghỉ hưu được mấy năm. Ông Tiến vẫn mạnh khỏe, vẫn nhận ra người quen cũ. Sau cái bắt tay, vị cựu Chủ tịch xã liền hỏi: “Anh nhận thấy đời sống ở Nhôn Mai hôm nay như thế nào?”. Lẽ dĩ nhiên, câu trả lời là “Đã thực sự thay da, đổi thịt”. Đêm ấy, bên dòng Huồi Hỷ, chúng tôi uống cạn chai rượu men lá và nghe những câu chuyện vui ở đất Nhôn Mai.

Ảnh: Công Kiên
Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh và huyện Tương Dương thăm hỏi bà con bản Huồi Cọ, xã Nhôn Mai. Ảnh: Công Kiên

Công việc hoàn thành, cùng đoàn công tác của huyện Tương Dương rời Nhôn Mai, tôi thực sự khấp khởi trong lòng khi được nghe và thấy cảnh đổi thay, khởi sắc của xã vùng biên xa xôi này. Có thể, so với những nơi khác kết quả hôm nay ở Nhôn Mai vẫn còn khiêm tốn, nhưng so với chừng 10 năm trước thực sự là một kỳ tích giữa đại ngàn biên viễn.

tin mới

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954/ - 7/5/2024), ngày 3/5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Trong khi hầu hết các câu lạc bộ dân ca cấp xã hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh đều được kiện toàn để tiếp cận với chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 29/2021/NQ-HĐND tỉnh thì đến nay một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được tiếp cận.

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) -Sau khi được tòa án tuyên thắng kiện, lấy lại được ruộng thì chỉ không lâu sau, trên thửa ruộng đó xuất hiện nhiều chông sắt bị kẻ xấu cắm. Khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được thủ phạm, thì trong quá trình canh tác, ruộng lúa này lại nghi bị phá hoại một lần nữa.

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.