Nét đẹp văn hóa công sở ở Anh Sơn

(Baonghean) - Chào cờ, hát Quốc ca là nghi thức truyền thống, là niềm tự hào Tổ quốc. Với cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Anh Sơn, việc duy trì lễ chào cờ còn là bước khởi đầu để xây dựng môi trường văn hoá công sở, nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, tăng hiệu quả công việc...

Lễ chào cờ đầu tuần ở Công an huyện Anh Sơn.
Lễ chào cờ đầu tuần ở Công an huyện Anh Sơn.
Sáng thứ Hai, luôn là ngày đặc biệt đối với tất cả cán bộ, đảng viên ở các cơ quan Nhà nước, chính quyền và đoàn thể của huyện Anh Sơn. Mọi người đến sớm hơn ngày thường để chuẩn bị cho lễ chào cờ. Buổi lễ bắt đầu từ 7h kém 15, diễn ra trong khoảng 15 phút và được tổ chức một cách trang trọng, với sự có mặt của đầy đủ cán bộ, đảng viên, người lao động... Bên cạnh các nghi thức của lễ chào cờ, các đơn vị đã lồng ghép thêm các nội dung quan trọng, như: đánh giá kết quả hoạt động sau 1 tuần làm việc và định hướng các nhiệm vụ trọng tâm của tuần tiếp theo; triển khai các hoạt động của các tổ chức hội, đoàn thể; chúc mừng sinh nhật cho những người có ngày sinh trong tuần. Những ai thiếu trách nhiệm trong công tác, chưa hoàn thành nhiệm vụ cũng sẽ được nhắc nhở để tự điều chỉnh. 
Tại cơ quan Công an huyện Anh Sơn, nơi cán bộ, chiến sỹ trẻ chiếm khá đông, thì hoạt động chào cờ càng thêm ý nghĩa. Bởi ai cũng hiểu hình ảnh của cờ đỏ sao vàng là biểu tượng thiêng liêng của Tổ quốc. Đứng dưới lá cờ, tự bản thân mỗi người sẽ thấy rõ hơn trách nhiệm của người Cảnh sát nhân dân “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Đồng thời, qua đó, giáo dục cán bộ, chiến sỹ về ý thức, lề lối làm việc, ý thức chấp hành kỷ cương của cơ quan đơn vị, góp phần đổi mới, phát huy phong trào thi đua, công tác chấp hành điều lệnh, đời sống văn hóa trong đơn vị . Đại úy Nguyễn Hải Triều, Đội trưởng Tham mưu, Tổng hợp, Hậu cần cho biết: “Tham gia chào cờ, chúng tôi ý thức hơn trong việc đi làm đúng giờ và thực hiện nghiêm túc lề lối làm việc. Đặc biệt, mỗi người đều tự giác phấn đấu, chuyên tâm trong công việc, vì chẳng ai muốn bị nhắc nhở trước cờ”. Đại tá Mạnh Hùng, Trưởng Công an huyện cho rằng: Từ khi các cuộc vận động được triển khai hoạt động, đơn vị đã có sự chuyển biến rõ rệt, giúp đồng bộ hóa trong mọi phong trào rèn luyện, thi đua, làm tốt công tác giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm và tinh gọn trong thủ tục hành chính. Tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ cốt cán được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, nhờ luôn được nhắc nhở về tinh thần, thái độ, tác phong trong làm việc, sinh hoạt, tiếp xúc với quần chúng nhân dân nên các anh em trong đơn vị đều nêu cao ý thức “Vì nhân dân phục vụ”. 
Chào cờ vào sáng thứ Hai là một trong “những việc cần làm ngay” được Đảng bộ huyện Anh Sơn đề ra kể từ sau Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) và đó cũng là một trong những tiêu chí để xây dựng các công sở thành đơn vị văn hóa.  Qua 3 năm triển khai, về ý nghĩa, điều rõ nhất mà ai cũng có thể thấy được, đó là giáo dục mỗi người về niềm tự hào dân tộc và là một nét đẹp văn hóa. Đồng chí Thái Doãn Hữu, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Anh Sơn cho biết: “Chào cờ đầu tuần đã góp phần thay đổi nhận thức, thái độ và ý thức làm việc của cán bộ, công nhân viên huyện nhà. Khi đưa ra chủ trương chào cờ, huyện đã yêu cầu toàn bộ cán bộ trong các Khối cơ quan trực thuộc huyện và xã phải đi làm đúng giờ, đầy đủ, quần áo chỉnh tề. Đây cũng là ngày lãnh đạo đơn vị trực tiếp triển khai công việc và giải quyết những vướng mắc tồn tại, những việc có thể tháo gỡ sẽ được thực hiện ngay, công việc được triển khai hiệu quả và nhanh chóng. Quan trọng hơn, nhờ thực hiện nghiêm túc lễ chào cờ đầu tuần, nên đã tác động đến ý thức làm việc của cán bộ trong tất cả các ngày khác trong tuần. Tình trạng, giờ “cao su”, nghỉ giữa giờ… cũng dần được khắc phục”.
Song song với hoạt động trên, từ năm 2011, huyện cũng đã ra Chỉ thị 12 về nghiêm cấm uống rượu bia trong giờ làm việc. Ban đầu, chỉ thị này cũng đã ít nhiều gặp phải sự phản đối, nhưng sau nhiều năm thực hiện, đến nay cán bộ, đảng viên trong huyện đã nhận thức được rõ ràng tác hại của rượu đối với sức khỏe và với hiệu quả công việc. Do đó, khi Chỉ thị 17-CT.TU của Tỉnh ủy về “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh” được ban hành, Anh Sơn đã thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Tình trạng uống rượu, bia trong ngày làm việc được hạn chế; giờ giấc, tác phong làm việc đảm bảo… Đến nhiều cơ quan của huyện Anh Sơn đều thấy ảnh Bác Hồ được treo trang trọng ở các phòng làm việc, các cơ quan, công sở, trường học. Bên cạnh đó, quy định “Chuẩn mực đạo đức lối sống về “Học tập và làm theo tấn gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai thực hiện đồng loạt ở các đơn vị. Các chuẩn mực được xây dựng với phương châm cô đọng, toàn diện, dễ nhớ, dễ thực hiện, sát hợp với đặc thù của cơ quan, đơn vị, tổ chức, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng ngành, từng lĩnh vực, nên đã giúp các cán bộ, đảng viên, nhân viên lao động nhận thức tốt hơn công việc của mình và có trách nhiệm hơn trong việc xây dựng cơ quan ngày càng văn minh.
Với những kết quả đạt được trong việc chỉnh đốn lại lề lối làm việc, xây dựng môi trường văn hóa ở các cơ quan, đơn vị, Anh Sơn đã hạn chế được tình trạng làm việc trì trề, ỷ lại, thiếu hiệu quả, tăng thêm tính đoàn kết ở các cơ quan, đơn vị. Đây cũng là tiền đề để thực hiện tốt các phong trào, các cuộc vận động khác, đặc biệt là Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn huyện.              
Bài, ảnh:  Mỹ Hà

tin mới

Trần Thị Trâm.

Người mẹ được cụ Phan gọi là Quốc mẫu và chuyện chiếc khăn tay tiễn con xuất dương

(Baonghean.vn) - Một người phụ nữ nhỏ bé, được giáo dục dưới sở học và lễ nghĩa phong kiến, nhưng bằng tài hoa, khí phách và lòng yêu nước vô bờ, đã vượt qua bao gian truân để 3 lần sang Xiêm mua vũ khí cho nghĩa quân. Đó là bà Trần Thị Trâm - người được cụ Phan Bội Châu khâm phục gọi là Quốc mẫu, "Tiểu Trưng", là nữ kiệt đất Hồng Lam.
Ném pao

Bản làng người Mông nô nức vào hội ném pao

(Baonghean.vn) - Dịp đầu năm mới, khắp các bản làng người Mông ở vùng cao Nghệ An lại nô nức bước vào hội ném pao. Đây là nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng người Mông mỗi dịp Tết đến Xuân về, đồng thời cũng là thời điểm các nam thanh nữ tú tìm hiểu nhau để nên duyên vợ chồng.
Người Mông Nghệ An

Lợn trong đời sống người Mông Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nếu như các dân tộc khác coi việc chăn nuôi lợn là để phục vụ đời sống đồng thời mang lại nguồn thu nhập cho gia đình, thì một số người Mông ở Nghệ An cho rằng lợn chỉ được dùng để giết thịt phục vụ cho các ngày lễ, Tết.
Bà Sầm Thị Vinh (áo trắng, ngoài cùng bên trái) dạy các thành viên trong CLB các làn điệu dân ca Thái. Ảnh: Chu Thanh

Người lưu giữ làn điệu dân ca Thái

(Baonghean.vn) - Đến với bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, già trẻ, trai gái trong bản không ai không biết đến bà Sầm Thị Vinh (1950), một trong số ít người “lưu giữ” được nhiều làn điệu dân ca của đồng bào dân tộc Thái.