Sinh viên ở ghép: 'Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát'

Mỗi bạn sinh viên đều 'thủ' cho mình những bí kíp riêng để sống 'hòa bình' với bạn cùng phòng trọ.

Như đã chia sẻ ở các bài viết trước, cuộc sống ở ghép của các sinh viên chưa bao giờ dễ dàng.

Mỗi người đều có những rắc rối khác nhau, người thì “phát điên” vì bạn cùng phòng tính toán, chi li, người “khổ sở” vì bạn ở ghép lười biếng, kẻ thì “phát ngượng” khi bạn trọ liên tục dẫn người yêu về phòng…

Không ít sinh viên lao đao vì bạn ở ghép quái tính (ảnh minh họa).
Không ít sinh viên lao đao vì bạn ở ghép quái tính (ảnh minh họa).

Không phải mỗi lúc bức xúc hay không vừa ý là các “ét - vê” có thể tính đến chuyện chuyển phòng, bởi việc chuyển trọ liên miên kéo theo rất nhiều rắc rối.

Do vậy, trong cuộc sống “chung đụng” vốn rất phức tạp này, mỗi bạn sinh viên đều “thủ” cho mình những bí kíp riêng để sống “hòa bình” với bạn cùng phòng trọ.

Một số vấn đề cần thống nhất ngay từ đầu

Là người có nhiều kinh nghiệm trong việc ở ghép, Bùi Thị Hạnh (sinh viên năm hai trường ĐH Lao động Xã hội Hà Nội) khẳng định, để có thể chung sống trong “hòa bình”, nhất thiết các bạn sinh viên phải thống nhất một số vấn đề ngay từ đầu.

Những vấn đề mà Hạnh nói đến bao gồm cả thói quen sinh hoạt và chuyện tiền nong. Nữ sinh trường Lao động – Xã hội cho hay, cô ở ghép cùng 3 nữ sinh và ngay từ ngày đầu tiên dọn phòng, cả 4 đã ngồi lại với nhau soạn thảo ra các quy định chung.

“Chúng mình thống nhất đồ của ai người nấy dùng, quần áo ai người nấy giặt, trừ một số vật dụng buộc phải dùng chung thì mới chung.

4 đứa cũng phân công công việc rõ ràng, người này nấu cơm thì người kia rửa bát, người này đi chợ thì người kia phải lau dọn nhà cửa. Đồ đạc của ai cũng phải để thật gọn gàng.

Ai thức khuya, ai dậy sớm cũng phải thật nhẹ nhàng, ý tứ để không làm phiền người khác.”, Bùi Hạnh chia sẻ.

Bùi Hạnh (thứ hai từ trái sang phải) cho rằng, để chung sống hòa bình với nhau, các thành viên trong phòng cần phải thống nhất một số quy định chung
Bùi Hạnh (thứ hai từ trái sang phải) cho rằng, để chung sống hòa bình với nhau, các thành viên trong phòng cần phải thống nhất một số quy định chung

Tuy vậy, nữ sinh năm 2 đại học thừa nhận, việc đưa ra các quy định rõ ràng là rất quan trọng nhưng ý thức của các thành viên mới là yếu tố quyết định.

“Quy định là vậy nhưng nếu ai cố tình phá bĩnh, đảo lộn tất cả mọi thứ thì cũng chịu đấy. Chỉ còn cách nhắc nhở, một vài lần không được thì tính đến chuyện “chia tay”.

Nhưng mình nghĩ, đã là sinh viên thì ai cũng lớn rồi, chẳng lẽ lại không biết cách cư xử, đến mức phải cãi nhau. 4 đứa bọn mình ở với nhau khá lâu rồi, đứa nào cũng biết nhường nhịn, chăm chỉ làm việc nên chưa khi nào xảy ra bất hòa lớn”.

“Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”

Tiền, tình… vốn là hai thứ dễ tác động đến tâm lý của bất kỳ ai, kể cả sinh viên. Đó cũng là nơi khởi nguồn ra hàng loạt những rắc rối khi ở ghép.

Được nghe bạn bè kể nhiều về những rắc rối liên quan đến tình và tiền của bạn ở ghép, Vũ Thị Thanh Hiền (sinh viên năm 3 trường ĐH Sư phạm Hà Nội) đã thủ sẵn vài chiêu “đối phó” khi quyết định chuyển đến ở chung với người lạ.

Hiền cho hay, trước khi sống chung với người lạ, việc đầu tiên cô phải làm là tìm hiểu kỹ về quê quán, gia đình và công việc – học tập của người đó. Chỉ khi cảm thấy tin tưởng, cô mới quyết định chuyển đến ở cùng.

Thanh Hiền chia sẻ, các sinh viên ở ghép nên sòng phẳng trong chuyện tiền nong, mất lòng trước được lòng sau
Thanh Hiền chia sẻ, các sinh viên ở ghép nên sòng phẳng trong chuyện tiền nong, mất lòng trước được lòng sau

Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, Hiền và bạn cùng phòng luôn rõ ràng về chuyện tiền nong.

“Mình và các bạn thường đóng tiền ăn theo tháng. Số tiền chung đó được cất riêng, trích một khoản ra để mua gia vị và đồ dùng chung từ đầu tháng, còn lại sẽ lấy ra đi chợ mua thức ăn hàng ngày theo số tiền đã quy định.

Tháng nào dư thì để vào quỹ của tháng sau, còn tháng nào thiếu thì cả hai bảo nhau đóng thêm. Chúng mình tin tưởng nhau nên ít khi phải ghi sổ từng khoản nhỏ”, Hiền chia sẻ.

Hiền cho biết thêm, cô và bạn cùng phòng thống nhất, nếu sau này, một trong hai người chuyển đi thì tất cả những đồ từng mua chung sẽ để cho một người dùng, người còn lại sẽ trả một khoản tiền hợp lý.

“Mình nghĩ như vậy dễ tính hơn, chứ lúc đó lại ngồi chia nhau từng gói bột canh, chai nước mắm thì kỳ cục lắm. Mình quan niệm, đồ đã qua sử dụng để lại thì còn được dùng chứ bán đi thì không có giá trị.

Do đó, người nào giữ lại đồ chỉ phải trả một khoản tiền nhỏ thôi, còn người kia muốn đem theo một, hai thứ gì thì cứ thẳng thắn nói. Nhẹ nhàng đàm phán với nhau, mọi chuyện sẽ êm đẹp cả”, Hiền chia sẻ.

Về không gian riêng, Ngọc Hà (sinh viên trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) cho rằng, mỗi người đều cần được tôn trọng.

Hà chia sẻ: “Mình không bao giờ ý kiến việc bạn cùng phòng đưa người yêu về nhà chơi nhưng tuyệt đối không được coi phòng trọ như nhà nghỉ.

Khi có mình ở nhà thì phải ý tứ một chút để mình đỡ khó xử, hơn nữa… cũng không nên đưa về nhà quá nhiều. Chuyện này cũng tế nhị nhưng mình vẫn chia sẻ thẳng thắn với bạn cùng phòng, mất lòng trước, được lòng sau”.

Thẳng thắn góp ý và chia sẻ

Dù đã thống nhất với nhau mọi thứ nhưng trong cuộc sống hàng ngày, các “ét-vê” ở ghép cũng không tránh được đôi lúc hậm hực, bất mãn.

Bởi, vợ chồng còn có lúc xô bát, xô đũa… huống hồ, họ là những kẻ xa lạ, vì muốn tiết kiệm chi phí mà chấp nhận sống cùng nhau.

Nguyễn Hoài chọn giải pháp thẳng thắn chia sẻ thay vì im lặng để giải quyết rắc rối với bạn cùng phòng
Nguyễn Hoài chọn giải pháp thẳng thắn chia sẻ thay vì im lặng để giải quyết rắc rối với bạn cùng phòng

Bí quyết để Nguyễn Thị Hoài (sinh năm 1997, hiện đang học tại trường Kinh tế Nghệ An) có được cuộc sống “yên ấm” với bạn cùng phòng chính là thẳng thắn góp ý và chia sẻ.

Hoài cho rằng, trước những bức xúc, bất mãn nếu cứ giữ trong lòng rồi mặt nặng mày nhẹ sẽ khiến không khí trong phòng căng thẳng. Thay vì im lặng, những lúc đó nên thẳng thắn chia sẻ, góp ý với thái độ xây dựng như vậy sẽ hiểu nhau hơn.

Tuy vậy, mỗi người sinh ra đều có cá tính riêng, không phải ai cũng sẵn sàng lắng nghe, thừa nhận việc mình sai và thay đổi.

“Một điều nhịn là chín điều lành, mình thấy cứ hạ thấp cái tôi xuống tí là dễ sống ngay. Nhưng, nếu mình đã nhún nhường rồi mà người kia vẫn cố chấp, bảo thủ rồi làm tới thì có lẽ nên tìm người khác phù hợp hơn.

Với sinh viên, riêng chuyện học hành đã đủ căng thẳng rồi, nếu còn phải vò đầu bứt tóc vì những vấn đề tủn mủn của bạn cùng phòng nữa thì mệt mỏi lắm”, Hoài chia sẻ.

Rắc rối là vậy nhưng hầu hết các sinh viên vẫn tìm người ở ghép, không phải chỉ để giảm chi phí nhà trọ mà còn để có người bầu bạn, chia sẻ, có người chăm sóc lúc ốm, đau.

Ở với người lạ chưa bao giờ là việc đơn giản, tuy vậy, đó lại là trải nghiệm mà bất cứ sinh viên nào cũng muốn được trải qua.

Theo Soha

tin mới

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954/ - 7/5/2024), ngày 3/5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Trong khi hầu hết các câu lạc bộ dân ca cấp xã hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh đều được kiện toàn để tiếp cận với chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 29/2021/NQ-HĐND tỉnh thì đến nay một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được tiếp cận.

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) -Sau khi được tòa án tuyên thắng kiện, lấy lại được ruộng thì chỉ không lâu sau, trên thửa ruộng đó xuất hiện nhiều chông sắt bị kẻ xấu cắm. Khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được thủ phạm, thì trong quá trình canh tác, ruộng lúa này lại nghi bị phá hoại một lần nữa.

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.