Muôn mặt dịch vụ cầm đồ

(Baonghean) - Chuyện cầm cố, thế chấp đã có từ lâu nhưng có lẽ ở tỉnh ta dăm năm lại nay chưa bao giờ các hiệu cầm đồ lại “mọc” nhiều đến thế. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, Nghệ An có xấp xỉ 500 cửa hiệu cầm đồ được cấp giấy phép, trong đó, TP Vinh chiếm tới gần 400 cửa hiệu. Đó là chưa kể tới hàng chục hộ làm chui khác. Cửa hiệu mở nhan nhản, hình thức cầm đồ cũng đủ kiểu, linh hoạt. Từ xe máy, máy vi tính xách tay, điện thoại di động đến đủ loại giấy tờ CMND, bằng tốt nghiệp, đại học. Ngạc nhiên hơn, ở những nơi này còn có cả "Thẻ đảng viên” hay “Giấy chứng nhận quân nhân”.

Cao Khánh Cường, sinh viên một trường đại học phẩy tay với giọng dứt khoát: "Nếu không có hiệu cầm đồ thì bọn cháu "chết"!”. Cậu chàng đẹp trai này là khách hàng quen của vài cửa hiệu cầm đồ ở khu vực Bến Thuỷ. Tài sản mà Cường có thường xuyên là chiếc xe máy 82 cổ lỗ sĩ. Ấy thế nhưng nó đã nhiều lần giúp Cường "thoát hiểm" khi bị "viêm màng túi". “Đối với sinh viên thì chuyện cho xe máy, xe đạp đến láp tốp... nghỉ “trọ” ít ngày ở các hiệu cầm đồ để giải quyết “hoàn cảnh” là một phần "tất yếu của cuộc sống"!” Cường khẳng định.

Cũng như sinh viên, một số người nghèo khi gặp trắc trở, hiệu cầm đồ có khi lại là cứu tinh. Chị Nhung quê ở Thanh Hoá làm nghề thu nhặt phế liệu rong, kể: Có lần đứa con mới mười mấy tuổi đau bụng dữ dội, nghi bị ruột thừa. Lục khắp căn phòng trọ cũng chỉ gom được vài trăm bạc, ở xa quê, người thân không có, biết vay ai, trong lúc bức bách, chị chợt nhớ còn chiếc xe máy cà tàng... Đưa ra hiệu cầm đồ, chốc lát, chị có tiền triệu trong tay. Lãi cao vòi vọi nhưng chị sướng đến phát khóc bởi thằng con chị mà đến viện chậm một tí thì coi như vô phương cứu chữa.

Cơ quan chức năng đang kiểm tra xe cầm đồ

Cũng là chuyện cầm cố, chuyện "tất yếu của cuộc sống" nhưng với Nguyễn Văn Bùi ở phường Cửa Nam (TP Vinh) lại khác. Bùi chỉ nhớ đến các hiệu cầm đồ khi cháy túi trên chiếu bạc hay khi mùa cá độ bóng đá đến. Lúc đó thì đến vợ con nếu các chủ hiệu nhận cầm thì anh ta cũng "giải quyết" luôn, huống chi xe máy, ti vi, điện thoại di động. Thắng thì "chuộc" lại, còn thua thì cho chúng nằm ở đó dài dài.

Cầm đồ là một nghề được cơ quan chức năng xếp vào diện "kinh doanh có điều kiện". Những người từng có tiền án, tiền sự, nhất là vào các dạng như từng trộm cướp, tiêu thụ của gian thì khó mà được cấp giấy phép kinh doanh. Không cấp thì người ta liều lách luật. Bà vợ đứng tên, ông chồng từng ra tù vào tội vài lần làm chủ. Có thế, khách “ba trợn” mới ngán. Với khách là những anh cờ bạc, những gã trộm cắp, biết thừa là của gian, họ vẫn "chơi" theo phương châm "được ăn cả, ngã về không". Còn một số ông chủ, bà chủ có đầy đủ giấy tờ đàng hoàng, nộp thuế không thiếu một cắc, thì cũng phải lắm mẹo. Họ cứ nhè vào những khách có vẻ hiền lành để bắt nạt. Anh nào mà quá hạn thì coi như bị “cắt cổ”, không bị lãi suất cao ngất ngưỡng thì cũng bị "tịch thu" đồ cầm. Bở nhất với họ là cái khoản "tịch thu". Giá trị của vật cầm cố thực bao giờ cũng cao gấp nhiều lần so với tiền cho vay.

Tất nhiên, vì hám tiền, nhiều chủ cầm cố cũng bị hớ. Theo quy định của Nhà nước, chỉ những động sản có giá trị mua bán, trao đổi mới được cầm cố. Cách đây vài năm, một chủ hiệu ở đường Hồ Tông Thốc (Nghi Phú - TP Vinh), liều nhận tới 95 bộ giấy tờ tuỳ thân, từ chứng minh nhân dân đến các loại bằng từ phổ thông đến cao đẳng chuyên nghiệp, từ giấy chứng nhận quân nhân đến giấy đăng ký xe máy.... Ngạc nhiên hơn, có hiệu còn nhận khách "cắm" cả... "Thẻ đảng viên". Cũng có nhiều trường hợp "bà già" gặp phải "kẻ cắp". Trong đợt kiểm tra vừa qua, lực lượng công an và cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư còn phát hiện có người có đến 4, 5 chứng minh nhân dân cắm ở những hiệu khác nhau. Xem kỹ, toàn là giấy tờ giả. Nhiều chủ hiệu biết bị hớ đành ngậm bồ hòn, cất tủ làm "kỷ niệm". Thế vẫn còn may so với mấy anh chủ hiệu nhận "cầm" xe máy, xe đạp gian. Hồi năm 2010, anh Nguyễn Văn Dương - chủ một hiệu cầm đồ ở xã Diễn Thịnh (Diễn Châu) cho một kẻ ở xã Diễn Phúc (cũng là chủ hiệu cầm đồ) dùng sổ đỏ thật cùng CMND của chủ sổ đỏ đó mà anh ta đã thay ảnh mình vào (mà anh ta đang cầm cố) vay tới 800 triệu đồng. Rất may sau đó nhờ sự can thiệp của cơ quan công an, kẻ lừa đảo kia mới lộ mặt.  

Còn chị Phạm Thị Đào, chủ hiệu cầm đồ ở cạnh Trường Đại học Vinh lại khác. Khách của chị phần lớn là sinh viên, hay những người nghèo sống quanh khối phố cả. Nhưng được đâu dăm bảy tháng thì chị có khách sộp. Cậu ta xin cắm "con" @ bóng lộn. Giấy tờ đầy đủ, vẻ ngoài của khách cũng ra dạng dễ coi. Chị gật đầu cái rụp. Ai dè, mươi ngày sau công an đến nhà bảo xe gian. Chốc lát, chị Đào coi như trắng tay. Chị bỏ luôn nghề sau cái đận ấy.

Nhưng, chuyện trên chưa là gì so với chủ hiệu cầm cố có tên là Chức ở phường Cửa Nam (TP Vinh). Nhà ông có mấy đời làm nghề cầm đồ, kinh nghiệm có thừa. Vốn liếng thì... khách có "cắm" cả máy bay ông vẫn đủ tiền. Thế mà có lần ông suýt tử vì nghề. Lần đó, nhìn qua tướng mạo khách ông đã từ chối. Nhưng gã thanh niên cứ một hai: “Bác cầm giùm em đi. Vật kỷ niệm của mẹ em để lại không bán. Vàng ròng đấy. Bác cứ niêm phong lại em ký. Chỉ xin vay bác 10 triệu đồng, trong 1 tuần em hoàn cả vốn lẫn lãi”. Ông chậc lưỡi... Cũng đúng 1 tuần thật nhưng gặp ông là một gã thanh niên dáng bặm trợn ném cho ông tờ biên lai, rồi rất nhanh, hắn rút ra một con dao gọt hoa quả sắc lẹm kề cổ ông “Trả lại không thì bảo. Thằng em mất dạy của tôi dám trộm vàng đi cầm, thế mà ông cũng dám à! Gan ông to đấy!” Sợ quá. Thôi mất tiền vậy, coi như của đi thay người.

Nói gì thì nói, "cầm đồ" là một nghề đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận dân cư và là nghề kinh doanh được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, trong thực tế có những chủ hiệu cầm đồ lợi dụng tính hợp pháp để làm ăn bất hợp pháp như cho vay nặng lãi, chứa chấp tiêu thụ của gian, xiết nợ thậm chí cả lừa đảo... Tóm lại, đó là một nghề mà như ta thường hay nói  là “nhạy cảm”, nhất là về an ninh trật tự. Dù Nhà nước có những quy định về điều kiện bắt buộc nhân thân của chủ hiệu; về điều kiện an toàn phòng chống cháy nổ...  Nhưng xem ra những quy định đó chưa được cả hai bên, cơ quan chức năng và các chủ hiệu dịch vụ cầm đồ thực hiện nghiêm chỉnh.

tin mới

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954/ - 7/5/2024), ngày 3/5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Trong khi hầu hết các câu lạc bộ dân ca cấp xã hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh đều được kiện toàn để tiếp cận với chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 29/2021/NQ-HĐND tỉnh thì đến nay một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được tiếp cận.

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) -Sau khi được tòa án tuyên thắng kiện, lấy lại được ruộng thì chỉ không lâu sau, trên thửa ruộng đó xuất hiện nhiều chông sắt bị kẻ xấu cắm. Khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được thủ phạm, thì trong quá trình canh tác, ruộng lúa này lại nghi bị phá hoại một lần nữa.

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.