Anh rời EU: Không chỉ là "Ngày thứ 6 Đen tối"!

Tỷ phú Geoge Soros từng cảnh báo về "Ngày thứ 6 Đen tối" nếu Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Đồng bảng mất giá và cổ phiếu hỗn loạn. Tuy nhiên, chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý khiến Anh trở thành nước đầu tiên rời khỏi liên minh 28 nước châu Âu. Bên cạnh đó, nó có thể gây ra những hậu quả kinh tế và chính trị to lớn trên khắp châu Âu và các khu vực khác.

Theo CNN, giới lãnh đạo sẽ phải mất ít nhất 2 năm để có thể chính thức thực hiện quyết định. Tuy nhiên, hậu quả của nó sẽ xảy ra gần như ngay lập tức, ngoài những biến động trên thị trường tài chính.

Suy thoái kinh tế, thị trường hỗn loạn

Anh trở thành quốc gia đầu tiên trong 28 nước thành viên rời khỏi EU. Ảnh: Reuters
Anh trở thành quốc gia đầu tiên trong 28 nước thành viên rời khỏi EU. Ảnh: Reuters

EU là đối tác thương mại lớn nhất của Anh. Hiện tại, quyết định rời khỏi khối có thể đẩy nền kinh tế của nước này rơi vào suy thoái hoặc đình trệ.

“Nền kinh tế Anh bước vào một giai đoạn bất ổn lớn – và sự yếu ớt là một kết quả … Tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những tuần tới”, Kit Juckes, chiến lược gia tại Societe Generale, nhận định.

Anh là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Bất cứ suy thoái nào diễn ra tại nền kinh tế này đều làm tổn thương tăng tới tăng trưởng toàn cầu - vốn đã chịu nhiều tác động khác. Mối quan ngại về một tác động kinh tế rộng đã rõ ràng khi giá dầu giảm hơn 5%.

Sau Anh, châu Âu cũng sẽ cảm thấy những hậu quả của “vụ ly dị”. Khu vực này vẫn đang cố gắng phục hồi từ cuộc khủng hoảng nợ.

Mất việc

Brexit cũng có thể đưa hàng nghìn việc làm ra khỏi nước Anh. Suy thoái kinh tế sẽ thúc đẩy tỷ lệ thất nghiệp. Một số ngân hàng và công ty lớn cũng có thể di chuyển nhân viên tới Đức hoặc Pháp để tránh gián đoạn công việc của họ tại EU.

Nhiều công ty và ngân hàng Mỹ và toàn cầu đã đầu tư lớn vào Anh, coi quốc gia này là cánh cửa để đến châu Âu. Trước cuộc bỏ phiếu hôm 23/6, những công ty như Rolls Royce và JPMorgan đã cảnh bảo rằng chuyện rời khỏi EU sẽ đẩy việc làm và vốn đầu tư vào nguy cơ.

Vấn đề thương mại giữa EU và các doanh nghiệp có trụ sở tại Anh trong tương lai có thể gặp nguy hiểm.

“Kinh doanh sẽ muốn nhìn thấy một kế hoạch chi tiết nhằm hỗ trợ nền kinh tế … bởi sự tự tin, vốn đầu tư, việc tuyển dụng và sự tăng trưởng sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc trong một thời gian dài của tình trạng vô định”, Phòng Thương mại Anh cho hay.

Nước Anh bị chia rẽ

Thủ tướng Anh David Cameron, người đã cố gắng vận động Anh ở lại EU, tuyên bố từ chức vào hôm 24/6. Một nhà lãnh đạo mới sẽ phải giải quyết các cuộc đàm phán Brexit.

Điều này có nghĩa, chính phủ Anh sẽ cần ít nhất 3 tháng trước khi các cuộc đàm phán chính thức về mối quan hệ trong tương lai với EU có thể bắt đầu.

Cuộc trưng cầu gây ra sự chia rẽ sâu sắc. Phần lớn người dân Scotland ủng hộ việc Anh ở lại khối và họ có thể muốn một cuộc trưng cầu thứ hai về việc đòi độc lập.

Khủng hoảng mới cho châu Âu

Châu Âu vẫn “mướt mồ hôi” với nền kinh tế yếu kém, tỷ lệ thất nghiệp cao và tác động từ cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới II.

Ngoài việc gây ra một cú sốc đối với tăng trưởng, bỏ phiếu Brexit có thể khuyến khích các đảng chính trị khác tại châu Âu, những người muốn gạt bỏ đồng euro hoặc rời khỏi EU. Phong trào Five Star của Italy và Mặt trận Quốc gia của Pháp đã kêu gọi bỏ phiếu đối với tổ chức này.

“Những gì mà chúng ta đã thấy là nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng chính trị và kinh tế đối với Anh. Và sau đó là EU nói chung”, Holger Schmieding của Ngân hàng Berenberg nhận định.

Theo Zing

tin mới

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?