Bài 6: Bản sắc của người Thổ ở Giai Xuân

(Baonghean) - Dân tộc Thổ là một cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An: Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Thái Hòa và Tân Kỳ... với số lượng khoảng hơn 80.000 người. Có nhiều nhóm người Thổ khác nhau: Kẹo, Mọn, Cuối... và giữa những nhóm ấy, tiếng nói của họ cũng khác nhau.

>>Bài 5: Người Đan Lai trong xu thế hội nhập

Người Thổ có nhiều dòng họ: Trương, Lê, Nguyễn, Lang, Trần, Đinh... Mặc dù có nhiều thành phần phức tạp, các nhóm người Thổ với tên gọi khác nhau, sống tách biệt nhau nhưng những nét văn hoá của họ lại cơ bản giống nhau, và còn giữ được nhiều bản sắc cho tới bây giờ.

Tôi tìm về xã Giai Xuân, là nơi có đông đảo đồng bào dân tộc Thổ sinh sống nhất của huyện Tân Kỳ với hơn 5.500 người, chiếm hơn 70% dân số toàn xã. Anh Nguyễn Văn Hạnh - cán bộ văn hóa lâu năm của xã Giai Xuân, cũng là người dân tộc Thổ, nói: "Chị tìm tài liệu về người Thổ thì ít lắm, không có đâu. Nhưng tìm tài liệu sống thì có ngay, muốn hỏi chi cũng được, tôi sẽ cố gắng trả lời".

Thì ra, anh Hạnh đã có gần 20 năm gắn bó với công tác văn hóa của xã, là người đã tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa dân tộc Thổ mình rất kỹ lưỡng. Theo anh, bản làng của người dân tộc Thổ sống chủ yếu tập trung ở những nơi có mó nước hoặc khe suối, theo từng cụm và theo từng dòng họ nhóm người. Cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác, bà con ngày xưa sản xuất canh tác lúa nương rãy "chọc lỗ tra hạt" là chủ yếu, và một phần lúa nước. Ruộng nước cho trâu dẫm, chứ chưa cày bừa như bây giờ. Công cụ điển hình của người Thổ là chiếc "cày nại" (cần nộn), giống chiếc cày chia đôi của người Kinh. Bên cạnh "cày nại" là gậy chọc lỗ tra hạt. Sau này, khi xã hội phát triển và học hỏi từ nơi khác, người Thổ cũng biết cày cấy lúa nước.

Nhiều người Thổ ở Giai Xuân vẫn thạo đánh cồng chiềng, trống và thổi kèn

Dân tộc Thổ còn nổi tiếng với nghề trồng gai và chế biến các sản phẩm từ cây gai như võng, lưới săn thú, lưới đánh cá... Họ đem những đồ dùng này để đổi lấy thứ mình không làm ra được, chủ yếu là quần áo, vì người Thổ không biết dệt vải.

Người Thổ có tục "ngủ mái". "Bây giờ có nhiều người nghĩ khác đi về cái tục ngủ mái, nhưng cái thời mà tôi lớn lên, ngủ mái nó rất trong sáng. Con trai, con gái nằm ngủ, nói chuyện để hiểu nhau, bố mẹ của cô gái cũng tạo điều kiện, dành một phòng riêng cho 2 người. Từ những đêm "ngủ mái" đó, họ quyết định bạn đời cho mình"- anh Hạnh nói.

Tục cưới xin của người Thổ có rất nhiều nghi lễ như dạm ngõ, đi hỏi, xin cưới, rước dâu... Cô dâu, khi được rước dâu qua cổng nhà chồng thì phải rửa chân, sau đó, mới được vào nhà, làm lễ cúng tổ tiên, ông bà. Trang phục của cô dâu trong ngày cưới bắt buộc phải có nón và dép mới. Hiện, tục lệ này có nhiều đám bỏ, một số đám vẫn giữ nguyên.

Phong tục ma chay của người Thổ ở Giai Xuân trước kia có nhiều nét độc đáo, đặc biệt nhất theo anh Nguyễn Văn Hạnh là múa lang bang khi có người qua đời. Múa lang bang bắt đầu vào lúc 12h đêm, quan tài để trong nhà. Múa lang bang do đội phường thực hiện. Nó giống như một cuộc diễn lại cả cuộc đời của người đã chết, từ lúc sinh ra, lớn lên, lấy vợ, những công việc thường làm... Lúc múa lang bang có kèn, mo, trống, cồng... tạo thành những âm hưởng ai oán, bi thương, cảm động, không ai có mặt xem những hình ảnh đó, nghe những bài nhạc đó mà không khóc. Khi có người trong làng mất, tất cả mọi người đều đến tập trung, mỗi nhà mang theo một con gà, hoặc một con lợn để cúng viếng.

Theo thời gian, một số phong tục, ngày lễ tốn nhiều thời gian, tiền của được bà con giản lược bớt, chỉ giữ lại nghi lễ quan trọng. Nhiều làn điệu dân ca bị mất. Quần áo, trang phục và nhà ở cũng được đồng bào Thổ học theo người Kinh cho thuận tiện. Sự thay đổi đó, nhiều người cho rằng đã làm mất đi bản sắc của người dân tộc Thổ, nhưng khi tiếp xúc với người Thổ ở Giai Xuân mới thấy họ vẫn có những đặc trưng riêng, đang cố giữ.

Những làn điệu ca múa của người Thổ như đu đu điềng điềng, tập tính tập tang, hát đối... nay đã được đưa vào trường học để dạy cho các cháu. Đặc biệt, hát đối, hát giao duyên hầu như người Thổ nào ở Giai Xuân đều hát được, ở bất cứ đâu, như thay cho sự chào hỏi, để trò chuyện với nhau. Thường thì vào những dịp lễ, Tết, có thêm tiếng nhạc, tiếng cồng thì bà con mới theo nhịp mà hát.

Tôi đến nhà ông Trương Công Yến (xóm Bàu Sen, xã Giai Xuân) là người loại nhạc cụ nào cũng chơi được, từ cồng chiêng, trống, kèn... Ông cho biết: "Nếu ở đây, vào dịp từ mùng 1 đến mùng 7 Tết, thì rộn ràng lắm, tiếng cồng chiêng, tiếng kèn, tiếng hát đối, tập tính tập tang... thâu đêm suốt sáng. Thi nhau chơi các trò chơi đánh đu, ném còn... Trẻ con, nhờ những ngày lễ Tết như thế này mà bắt chước, rồi học các điệu hát, chơi các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình, không cần ai phải dạy cả. Ngày xưa, tôi cũng học như thế, giờ con tôi cũng thế, truyền miệng với nhau thôi".

Tết của người Thổ cơ bản cũng được tổ chức như của người Kinh. Dịp Tết, họ còn làm lễ, cho trâu bò ăn bánh, để trả ơn cho con trâu suốt năm vất vả giúp người. Người Thổ coi trọng các lễ kỳ yên trước khi gieo mạ, lễ xuống đồng, lễ đi săn, lễ cơm mới... Gắn với bất kỳ hoạt động sản xuất nào, người Thổ cũng làm lễ rất chu đáo để tạ và cầu thần linh giúp cho mùa màng bội thu.

Bài, ảnh: Hồ Lài

tin mới

Du lịch

Khát vọng phát triển du lịch miền Tây

(Baonghean.vn) - Miền Tây Nghệ An tiếp tục được quan tâm định hướng phát triển du lịch với các chương trình, dự án nhằm mang lại thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân theo tinh thần Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phụ nữ Thái ở Kỳ Sơn xoay xở giữ nghề truyền thống

Phụ nữ Thái ở Kỳ Sơn xoay xở giữ nghề truyền thống

(Baonghean.vn) - Nghề dệt thổ cẩm ở bản Buộc (xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn) có từ trăm năm nay. Và ngày nay, phụ nữ Thái ở bản Buộc hàng ngày vẫn cần mẫn bên khung cửi, tìm cách thay đổi mẫu mã, làm ra các sản phẩm mới để thích ứng với thị trường, giữ nghề truyền thống…

Độc đáo chợ phiên Nga My

Độc đáo chợ phiên Nga My

(Baonghean.vn) -Chợ phiên Nga My  (Tương Dương) là một điểm đến hấp dẫn đối với đông đảo du khách trong và ngoài vùng. Bởi đây không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào.

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Được ví như những người “truyền lửa” thắp sáng những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số, hiện những người cao tuổi ở miền Tây xứ Nghệ vẫn ngày đêm trao truyền những giá trị văn hoá của dân tộc mình với mong ước bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh Thành Chung

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở  miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 30/7, trong chương trình công tác tại Nghệ An, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ, huyện Quế Phong và hộ nghèo tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong.

Điểm tái định cư

Người dân vùng lũ Kỳ Sơn thấp thỏm chờ tái định cư

(Baonghean.vn) - Cơn lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022 đã khiến hàng trăm hộ dân Kỳ Sơn bị mất nhà cửa. Sau gần 1 năm chờ đợi, người dân vùng lũ vẫn chưa có nơi ở mới, nhiều hộ buộc phải dựng nhà tạm để sống trong khi mùa mưa lũ lại sắp cận kề.

Lê rừng

Xã vùng cao Kỳ Sơn vào mùa thu hoạch lê rừng

(Baonghean.vn) - Những ngày này, nhiều hộ dân ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) đang vào mùa thu hái mắc coọc (lê rừng). Đây là một loại cây ăn quả đặc trưng của đồng bào người Mông nên rất được người mua ưa chuộng.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

(Baonghean.vn) - Sáng 14/7, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy tới dự Lễ khánh thành cầu dân sinh bản Phà Mựt và khởi công cầu dân sinh bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Đây là các công trình do lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An kêu gọi, xây dựng hỗ trợ người dân vùng biên.

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

(Baonghean.vn) - Giữa những ngày nắng gắt, 35 hộ đồng bào Đan Lai ở bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông bất ngờ đón niềm vui khi được nhận quà tặng từ đoàn công tác chính quyền các cấp và tấm lòng hảo tâm của Nhóm thiện nguyện Niềm tin.

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) -  Được đưa vào khai thác từ năm 2022, điểm du lịch Hội Nguyên ở xã Yên Thắng, huyện Tương Dương có sức hút đối với nhiều người. Về đây, du khách được hòa mình vào sông nước, núi rừng và có được những giờ phút thư giãn, trải nghiệm thú vị.
Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

(Baonghean.vn) -  Là tộc người đã định cư ở Việt Nam hơn 400 năm, với số dân gần 1,4 triệu người, đông thứ 8 trong các dân tộc ở Việt Nam, nhưng tộc danh của người Mông vẫn chưa được công chúng hiểu và đọc , viết cho đúng. Ở Việt Nam, người Mông thường được gọi là “Hơ-Mông” hoặc “Mèo” ; còn trên các văn bản viết, người ta có khi viết “H’mông”, HMông, có khi lại viết Mông, Mèo. Như vậy, đâu mới là cái tên đúng nhất về dân tộc này và vì sao lại có những cách gọi , đọc, viết khác nhau như vậy? Bài viết dưới đây của một người Mông giải thích rõ về điều này.
Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

(Baonghean.vn) - Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.
ff

'Trốn nắng' ở vùng sinh thái Con Cuông

(Baonghean.vn) - Dòng sông Giăng xanh mát, thác nước Khe Kèm như mát xa vào thân người tắm ở giữa vùng rừng Con Cuông (Nghệ An) là những điểm đến lý thú để du khách "trốn nắng" hiệu quả trong mùa Hè. Đến đây du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc do đồng bào chế biến và hòa mình vào tiếng khèn, khắc luống cùng điệu múa sạp sôi động.
Động lực mới phát triển miền Tây

Động lực mới phát triển miền Tây Nghệ An

(Baonghean) - Động lực mới với chính quyền và người dân nơi miền Tây Nghệ An khi Quốc hội phê duyệt Nghị quyết về “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết triển khai thực hiện.
Món rêu đá ngày Tết

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

(Baonghean) - Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết.