Màu xanh mới ở Tào Sơn

(Baonghean) - Những ngôi nhà cao tầng, những con đường nhựa láng bóng trải dài khắp các ngõ vào xã, những chiếc xe ô tô còn mới tinh…niềm mơ ước tưởng chừng như vời xa giờ đây đã trở thành hiện thực trên mảnh đất Tào Sơn, Anh Sơn. Hiện thực ấy có được từ những mô hình kinh tế mà người dân nỗ lực thực hiện.

Thoát nghèo từ dưa hấu
Dẫn chúng tôi đi gặp anh Đào Văn Bắc - một trong những người mang giống cây dưa hấu về trồng đầu tiên ở đất Tào Sơn, anh Hoàng Văn Cầm - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tào Sơn cho biết: Anh Bắc là một trong những người tiên phong trồng thử nghiệm các loại cây như dưa hấu, bí ở Tào Sơn. Anh làm mô hình một thời gian để bà con thấy, học theo, khi đã có kết quả, anh chuyển sang thu mua nông sản cho họ. Quả thật nhìn cơ ngơi của anh Bắc bây giờ không ai nghĩ nó được gây dựng từ một người làm nông. Anh Bắc cho biết, năm 1994 vì gia cảnh nghèo đói, anh vào Nha Trang làm thuê trong các trang trại dưa hấu. Nhận thấy dưa hấu có thể trồng được ở mảnh đất Tào Sơn nên anh bỏ đất Nha Trang về quê và không quên mang theo một ít giống. Ngày đầu, vì sợ cây dưa hấu không hợp thổ nhưỡng, khí hậu nên anh chỉ dám trồng 1 héc ta. Sau hai tháng, những quả dưa hấu đầu tiên cho thu nhập đã làm anh vui mừng đến phát khóc. Đến năm 1999, anh mạnh dạn phát triển diện tích trồng dưa lên tới 4 héc ta và mang về nguồn thu gần 20 triệu đồng. Thời điểm ấy, đó là số tiền mà người nông dân ở mảnh đất này ít ai dám nghĩ tới.
Mô hình trồng bí xanh ở Tào Sơn.
Mô hình trồng bí xanh ở Tào Sơn.
Từ mô hình trồng dưa mang lại hiệu quả kinh tế cao của anh Đào Văn Bắc, năm 2000, toàn xã Tào Sơn phát động phong trào trồng dưa hấu. Năm 2002, diện tích trồng dưa của xã Tào Sơn đã phát triển lên tới gần 80 héc ta, mỗi mùa cho thu hoạch hàng nghìn tấn dưa. Dưa hấu của nhân dân Tào Sơn được cả tỉnh biết đến. Thương lái từ khắp các nơi đổ về thu mua, họ đặt mua từ khi ruộng dưa còn chưa ra trái. Một không khí làm ăn nhộn nhịp bao trùm toàn xã. Chỉ trong vòng hơn 5 năm thực hiện mô hình này, người dân Tào Sơn đã thoát khỏi cái nghèo thực sự. Các gia đình đua nhau xây dựng lại nhà cửa, mua xe máy, ô tô.
Sau khi thấy nhân dân Tào Sơn trồng thành công cây dưa hấu, một số địa phương khác cũng bắt đầu trồng thử nghiệm. Năm 2006, họ mời anh Đào Văn Bắc đi triển khai mô hình này. Đó là các xã Cẩm Sơn, Đức Sơn (huyện Anh Sơn); Đà Sơn, Tân Sơn, Thuận Sơn (huyện Đô Lương); Thanh Tiên, Thanh Liên (huyện Thanh Chương)…
Làm giàu từ bí xanh
Cây dưa hấu gắn bó với Tào Sơn một thời gian dài và đã đưa một xã nghèo trở thành xã có thu nhập cao của huyện Anh Sơn, nhưng chuyện trồng dưa vui, buồn, được, mất như cơm bữa. Do đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một việc làm cần thiết. Và người đi xung phong trong việc chuyển đổi này cũng không ai khác là anh Đào Văn Bắc.
Anh Bắc bảo rằng, năm 2006, anh vào Đắk Lắc chơi, thấy rất nhiều trang trại ở đây trồng bí xanh và mang lại một nguồn lợi lớn. Thời gian trồng bí chỉ mất 3 tháng, công chăm sóc và vốn không tốn kém như dưa hấu. Về quê hương, anh quyết tâm trồng thử nghiệm 2 héc ta bí xanh có giàn leo. Kết quả sau 3 tháng, mỗi héc ta bí cho sản lượng trên 2 tấn và có thương lái đến tận nơi thu mua. Nhờ kết quả bước đầu ấy, mùa sau anh phát triển diện tích lên đến 7 héc ta. Nhìn vào mô hình của anh, bà con nhân dân bắt đầu học tập và làm theo. Đến năm 2009 xã Tào Sơn bắt đầu đưa mô hình này vào trồng đại trà, diện tích lên tới gần 100ha. 
Anh Hoàng Văn Cầm dẫn chúng tôi đi thăm gia đình anh Phan Văn Định ở thôn 10, một trong những hộ làm giàu từ cây bí xanh và là người được mùa nhất trong vụ bí này. Ngôi nhà anh Định đã được xây dựng lại khang trang từ mấy năm nay, trong nhà đã sắm sửa đầy đủ tiện nghi, ngoài sân vẫn còn chất đầy mấy tấn bí đang chờ thương lái vào thu mua. Anh Định tiếp chúng tôi bên ca trà được sao từ nước bí khô, một loại nước mà theo anh là chỉ có người dân Tào Sơn mới dùng nhiều như vậy. Anh cười bảo rằng: Cách đây 6 năm, khi thấy càng ngày cây dưa hấu càng bấp bênh, rủi ro nhiều nên anh cũng theo bà con chuyển sang mô hình trồng bí xanh. Cây bí xanh không phải đầu tư lớn, đến mùa có thể thu hoạch sớm hay muộn tùy theo thị trường nên không phải lo nghĩ nhiều. Mùa vụ vừa rồi, anh trồng 10 héc ta bí và thu hoạch được hơn 25 tấn, thu về trên 50 triệu đồng. Trừ chi phí và công sức bỏ ra anh còn lãi hơn 40 triệu đồng. Từ khi làm theo mô hình này, đã 6 năm trôi qua, mỗi năm gia đình anh cũng thu về hàng trăm triệu đồng. 
Không chỉ có hộ gia đình anh Phan Văn Định, mà còn rất nhiều hộ trong xã cũng đi lên từ loại cây này như gia đình anh Đào Văn Tứ ở thôn 5, gia đình anh Trần Văn Danh ở thôn 10…Mỗi hộ trồng từ 5 – 8 héc ta và đều cho thu nhập cao. Nhiều người ban đầu trồng bí như hộ anh Đào Văn Bắc, anh Đinh Văn Huynh (thôn 2)…nay chuyển sang thu mua bí cho bà con và cũng phất lên từ đó.
Nhen nhóm mô hình trồng gấc
Trong lúc đi thăm một số mô hình làm ăn của bà con nhân dân xã Tào Sơn, chúng tôi bắt gặp rất nhiều hộ nông dân đang cuốc cỏ chăm bón cho giàn gấc của mình. Tò mò, tôi hỏi anh Hoàng Văn Cầm, sao những hộ gia đình này không trồng bí mà lại trồng gấc, trồng như vậy có ai thu mua cho không? Anh Cầm cười bảo: “Đó là một số hộ gia đình đã thu hoạch bí xong, đang làm gấc đấy. Đây cũng là một mô hình mới do Hội Nông dân phát động. Mới được 2 năm nhưng bà con bắt đầu thực hiện đại trà. Đến nay đã có 102 hộ tham gia trồng và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Mô hình này do Công ty Cổ phần thực phẩm Nghệ An hợp đồng với Hội Nông dân thực hiện. Công ty bao tiêu sản phẩm tại chỗ và cho các hộ trồng đi tham quan mô hình trồng gấc tại Quỳ Châu về nên bà con rất hào hứng.
Tiến lại phía trang trại ông Lê Văn Tuyền (thôn 2) đang chăm sóc cho vườn gấc để hỏi thăm, ông dừng tay cuốc tâm sự: “Chưa biết tương lai ra sao nhưng trước mắt thì như vậy là tốt rồi chú ạ”. Theo lời ông, khi được Hội Nông dân vận động trồng và được đi tham quan mô hình này, ông về chuyển đổi 1 héc ta đất trồng ngô sang trồng gấc với 250 gốc. Ông đầu tư làm giàn kiên cố bằng cọc bê tông cho gấc leo để sử dụng lâu dài. Giống gấc mỗi năm cho thu hoạch một lần, sau đó lại cắt dây để lên chồi tiếp. Cứ thế tuổi đời của một gốc có thể kéo dài tới trên 15 năm. Vui nhất là mùa đầu, có những gốc gấc cho tới 150 kg quả, có quả nặng tới 4 kg. Mùa vừa qua, ông thu hoạch gần 8 tấn quả gấc và mang về trên 20 triệu tiền lãi. Mỗi năm cuốc cỏ vài lần, đến lúc gấc gần cho quả thì bón thêm lân kali cho cây vậy là có thể yên tâm. So với trồng bí thì thu nhập từ gấc chẳng là bao nhưng được cái giá cả ổn định, công sức và chi phí đầu tư không nhiều nên ông cũng yên tâm sản xuất.
Anh Cầm cho biết, hiện tại diện tích trồng gấc của xã là gần 50 héc ta. Sắp tới Hội nông dân sẽ vận động bà con mở rộng diện tích trồng. Bản thân gia đình anh hiện cũng đang trồng gần 1 héc ta héc ta và kết quả cũng rất tốt. Điều quan trọng nhất là tuổi đời của cây gấc được lâu dài, công sức và vốn bỏ ra không cần nhiều và không phải lo đầu ra cho sản phẩm nên nhiều hộ gia đình bắt đầu thực hiện theo mô hình này.
Chia tay Tào Sơn, một màu xanh mới đang phủ lên mảnh đất này trong những ngày hè nắng gắt, màu xanh của những hy vọng...
Đào Thọ

tin mới

Du lịch

Khát vọng phát triển du lịch miền Tây

(Baonghean.vn) - Miền Tây Nghệ An tiếp tục được quan tâm định hướng phát triển du lịch với các chương trình, dự án nhằm mang lại thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân theo tinh thần Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phụ nữ Thái ở Kỳ Sơn xoay xở giữ nghề truyền thống

Phụ nữ Thái ở Kỳ Sơn xoay xở giữ nghề truyền thống

(Baonghean.vn) - Nghề dệt thổ cẩm ở bản Buộc (xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn) có từ trăm năm nay. Và ngày nay, phụ nữ Thái ở bản Buộc hàng ngày vẫn cần mẫn bên khung cửi, tìm cách thay đổi mẫu mã, làm ra các sản phẩm mới để thích ứng với thị trường, giữ nghề truyền thống…

Độc đáo chợ phiên Nga My

Độc đáo chợ phiên Nga My

(Baonghean.vn) -Chợ phiên Nga My  (Tương Dương) là một điểm đến hấp dẫn đối với đông đảo du khách trong và ngoài vùng. Bởi đây không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào.

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Được ví như những người “truyền lửa” thắp sáng những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số, hiện những người cao tuổi ở miền Tây xứ Nghệ vẫn ngày đêm trao truyền những giá trị văn hoá của dân tộc mình với mong ước bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh Thành Chung

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở  miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 30/7, trong chương trình công tác tại Nghệ An, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ, huyện Quế Phong và hộ nghèo tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong.

Điểm tái định cư

Người dân vùng lũ Kỳ Sơn thấp thỏm chờ tái định cư

(Baonghean.vn) - Cơn lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022 đã khiến hàng trăm hộ dân Kỳ Sơn bị mất nhà cửa. Sau gần 1 năm chờ đợi, người dân vùng lũ vẫn chưa có nơi ở mới, nhiều hộ buộc phải dựng nhà tạm để sống trong khi mùa mưa lũ lại sắp cận kề.

Lê rừng

Xã vùng cao Kỳ Sơn vào mùa thu hoạch lê rừng

(Baonghean.vn) - Những ngày này, nhiều hộ dân ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) đang vào mùa thu hái mắc coọc (lê rừng). Đây là một loại cây ăn quả đặc trưng của đồng bào người Mông nên rất được người mua ưa chuộng.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

(Baonghean.vn) - Sáng 14/7, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy tới dự Lễ khánh thành cầu dân sinh bản Phà Mựt và khởi công cầu dân sinh bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Đây là các công trình do lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An kêu gọi, xây dựng hỗ trợ người dân vùng biên.

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

(Baonghean.vn) - Giữa những ngày nắng gắt, 35 hộ đồng bào Đan Lai ở bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông bất ngờ đón niềm vui khi được nhận quà tặng từ đoàn công tác chính quyền các cấp và tấm lòng hảo tâm của Nhóm thiện nguyện Niềm tin.

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) -  Được đưa vào khai thác từ năm 2022, điểm du lịch Hội Nguyên ở xã Yên Thắng, huyện Tương Dương có sức hút đối với nhiều người. Về đây, du khách được hòa mình vào sông nước, núi rừng và có được những giờ phút thư giãn, trải nghiệm thú vị.
Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

(Baonghean.vn) -  Là tộc người đã định cư ở Việt Nam hơn 400 năm, với số dân gần 1,4 triệu người, đông thứ 8 trong các dân tộc ở Việt Nam, nhưng tộc danh của người Mông vẫn chưa được công chúng hiểu và đọc , viết cho đúng. Ở Việt Nam, người Mông thường được gọi là “Hơ-Mông” hoặc “Mèo” ; còn trên các văn bản viết, người ta có khi viết “H’mông”, HMông, có khi lại viết Mông, Mèo. Như vậy, đâu mới là cái tên đúng nhất về dân tộc này và vì sao lại có những cách gọi , đọc, viết khác nhau như vậy? Bài viết dưới đây của một người Mông giải thích rõ về điều này.
Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

(Baonghean.vn) - Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.
ff

'Trốn nắng' ở vùng sinh thái Con Cuông

(Baonghean.vn) - Dòng sông Giăng xanh mát, thác nước Khe Kèm như mát xa vào thân người tắm ở giữa vùng rừng Con Cuông (Nghệ An) là những điểm đến lý thú để du khách "trốn nắng" hiệu quả trong mùa Hè. Đến đây du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc do đồng bào chế biến và hòa mình vào tiếng khèn, khắc luống cùng điệu múa sạp sôi động.
Động lực mới phát triển miền Tây

Động lực mới phát triển miền Tây Nghệ An

(Baonghean) - Động lực mới với chính quyền và người dân nơi miền Tây Nghệ An khi Quốc hội phê duyệt Nghị quyết về “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết triển khai thực hiện.
Món rêu đá ngày Tết

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

(Baonghean) - Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết.