Người giữ hồn văn hoá dân tộc Thái

(Baonghean.vn) - Với mong ước gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa, tinh hoa của dân tộc Thái, giáo dục truyền thống cho thế hệ con cháu, hai cha con ông Vi Văn Phúc - Vi Văn Sơn ở Con Cuông đã âm thầm sưu tầm được hơn 800 hiện vật văn hóa vật thể của dân tộc Thái...

 

Bảo tàng văn hóa thu nhỏ


Bước chân vào ngôi nhà sàn của ông Vi Văn Phúc ở Thị trấn Con Cuông cảm giác như lạc vào một "bảo tàng thu nhỏ" với hơn 800 hiện vật văn hóa vật thể của dân tộc Thái được trưng bày theo nhóm rất phong phú, sinh động. Đó là những vật dụng bình dị chủ yếu làm từ tre, nứa, gỗ... gắn liền với đời sống sinh hoạt của người Thái ở vùng miền Tây xứ Nghệ từ bao đời như: la kéo sợi, bật bông, ít lọc hạt bông, phồn để xe sợi, khung cửi, dụng cụ nuôi tằm, ngâm tẩm sợi... (nhóm thêu thùa); cày, bừa, cuốc, xẻng, guồng nước làm ruộng... (nhóm công cụ sản xuất); súng săn, nỏ, mác, dao quắm, mũi tên, ống đựng tên, sày, lủng, ping để xúc cá tôm... (nhóm săn bắn, đánh bắt); máng cho lợn ăn bằng gỗ, nồi nấu cám, bế để rau, dao thái...(nhóm chăn nuôi). Phong phú nhất là nhóm dụng cụ sinh hoạt gia đình với các vật dụng như: ghế mây, nồi niêu, chum vại, chày, cối đâm bột, những chiếc gùi mây xinh xắn, cà beng dành cho phụ nữ về nhà chồng, giỏ đựng trầu cau, những bầu rượu lớn nhỏ đủ loại, sừng trâu uống rượu cần...

Người giữ hồn văn hoá dân tộc Thái ảnh 1

Ông Vi Văn Phúc giới thiệu với nhà báo những kỷ vật đã sưu tầm


Hàng trăm hiện vật đó rất đỗi bình dị, nhưng cũng có những thứ đến nay không còn thấy nữa, là "gia sản" thiêng liêng nhất mà ông Phúc tìm kiếm và gìn giữ được qua hơn 40 năm. Chiếc guồng nước làm bằng tre cũ kĩ gia đình ông giữ được từ ngày còn sinh sống trong vùng Môn Sơn, Lục Dạ.

Chiếc khung cửi, chiếc quay ngày xưa mẹ ông rồi sau này là vợ ông vẫn dùng để kéo sợi, dệt vải. Hay gần gũi hơn là cái sày, cái lủng... để bắt cá làm bằng tre, mà ngày xưa ông vẫn dùng để lội xuống con suối đầu làng bắt cá. Hay chiếc cà beng nhìn như chiếc rương dưới xuôi được đan bằng mây là "của hồi môn" mà mẹ ông còn giữ được từ ngày mới về nhà chồng. Nâng niu từng vật dụng thân thuộc ấy trên tay, ông nhớ lại: "Khi đó, bà con dân tộc Thái ở vùng Môn Sơn còn nghèo lắm, cuộc sống tự cung tự cấp, chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên nên nhà nào cũng phải có con dao, có cái sày, cái lủng, có cái nỏ, cái mác để bắt cá và săn con thú trên rừng. Giờ thì cuộc sống có khá hơn, nhưng tôi vẫn lưu giữ những vật dụng đó, không phải vì giá trị vật chất mà để nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc mình..."

Cũng vì đam mê sưu tầm nên ông Phúc nhận ra nhiều điều khác biệt trong sinh hoạt của đồng bào dân tộc Thái với dân tộc Kinh. Ví như, cũng đều làm bằng tre nhưng sản phẩm của người Thái thường phong phú hơn người Kinh. Người Thái cũng rất giỏi săn bắn, hái lượm nên chỉ riêng bộ sản phẩm cho hoạt động này đã có tới hàng chục loại khác nhau. Dụng cụ của người Thái làm bằng những nguyên liệu đơn sơ lấy từ trên rừng, nhưng phần đa trước khi làm được ngâm tẩm kĩ càng, lại được phơi trên bếp nhiều năm nên dùng bền và chắc hơn. Ông Phúc cũng có một niềm đam mê rất đặc biệt với đồ trang sức, trang phục và đồng tiền của đồng bào Thái, và ông xem đó là những hiện vật quý nhất trong bộ sưu tập, chỉ những người thân quen, thật đặc biệt mới được ông cho chiêm ngưỡng.

Người giữ hồn văn hoá dân tộc Thái ảnh 2


Trong chiếc gùi mây cỡ lớn, những bộ váy áo, khăn, túi thổ cẩm sặc sỡ, hoa văn cầu kì bắt mắt, các bộ vòng tay, vòng cổ, dây xà tích và cả móng tay, móng chân của các con thú... làm chúng tôi thực sự ngạc nhiên trước sự đa dạng, cầu kì và sắc màu của trang phục Thái ngày xưa. Cũng nhìn vào bộ sưu tập đó, mới chạnh lòng khi nhận ra văn hóa Thái ngày này đã mai một đi rất nhiều. Ông Phúc cho biết, để có được bộ sưu tập này là cả một quá trình kì công bởi chỉ những gia đình giàu có từ lâu đời, những thầy cúng còn lưu giữ những bộ trang phục đặc biệt này. Có những lần, chỉ vì mê một bộ quần áo đẹp, bố con ông đã phải đi theo năn nỉ một thầy cúng mấy ngày mới mua được.Hiện ông Phúc còn giữ nhiều nén bạc, có những nén có niên hiệu từ thời vua Gia Long, ông xem đó là những "kỷ vật" để ông và con cháu mỗi khi mở ra lại nhớ tới một thời huy hoàng của dòng họ mình.

Những hiện vật thuộc nhóm trò chơi dân gian quen thuộc được sử dụng trong những dịp lễ, tết; các dụng cụ phục vụ hoạt động cúng tế thuộc nhóm văn hóa tâm linh hay những hiện vật thuộc nhóm âm thanh nhạc cụ như khèn, trống... và 5 bộ chiêng là đồ gia bảo của gia đình, trong đó có một bộ đã tặng lại cho bản Nam Sơn, xã Môn Sơn quê hương của ông nhân kỷ niệm 10 năm đón nhận danh hiệu Làng văn hóa đã giúp chúng tôi hiểu thêm đời sống văn hoá tinh thần của đông bào Thái.

Điều khiến ông vui hơn cả là hầu như mọi thành viên trong gia đình đều biết chơi các loại nhạc cụ. Đưa chúng tôi ra bên hiên nhà, nơi treo giữ bộ chiêng quý của gia đình, ông tự hào: "Mấy đứa cháu của tôi ai cũng yêu bộ chiêng này. Những ngày lễ, ngày Tết dù có mâm cao cỗ đầy nhưng không có tiếng chiêng, tiếng cồng thì không còn ý nghĩa". Và không để chúng tôi phải đợi lâu, lấy chiếc dùi được cất gần đó, ông "biểu diễn" luôn... Những âm thanh pông pông pùi pông pui... cất lên, vang vọng như tiếng gọi mùa Xuân về...

 

Và tình yêu văn hóa truyền thống


Thực ra, với người dân Con Cuông, cái tên Vi Văn Phúc không còn xa lạ, bởi trước đây ông đã có nhiều năm làm Phó Bí thư, Chủ tịch huyện, rồi Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư của tỉnh. Một người đã làm "quan" nhiều năm như ông, đã được đi nhiều vùng miền, đã được tiếp cận với nhiều nền văn hóa tại sao vẫn một lòng đau đáu với văn hóa Thái? Câu hỏi đó, đôi khi chính ông cũng không trả lời được.


Sinh ra và lớn lên ở Môn Sơn - vùng đất Mường Quạ giàu truyền thống văn hóa và tinh thần cách mạng, ngay từ nhỏ ông đã được ông cố nội vốn là phó tổng phụ trách 2 xã Môn Sơn - Lục Dạ, rồi sau đó là cha mình giáo dục nhiều về truyền thống dân tộc. Có lẽ cũng chính bởi thế nên ngay từ nhỏ, ông Vi Văn Phúc đã có niềm đam mê kì lạ đối với bản sắc văn hóa dân tộc Thái quê mình. Âm thầm lưu giữ những đồ dùng của gia đình từ nhiều năm trước, nhưng ý định sưu tầm và lưu giữ các hiện vật liên quan đến đồng bào Thái chỉ hình thành từ sau năm 1992 khi gia đình chuyển về sinh sống tại Thị trấn Con Cuông.

Ông nhớ lại: "Những tưởng ra huyện, làm "phu nhân", ở nhà cao tầng vợ tôi sẽ mừng. Ai ngờ đã chuyển ra gần một tháng mà đêm nào bà nhà tôi cũng không ngủ được, cứ trằn trọc lăn qua lăn lại. Hỏi ra mới biết vì bà nhớ nhà sàn, nhớ mùi khói bếp ở quê nên đâm ra khó ngủ. Lúc đó, cũng chẳng biết có phải vì chiều vợ hay là vì nỗi "cồn cào" trong chính lòng mình mà tôi liền quay trở vào trong quê, tìm đến chủ nhà mà tôi đã bán căn nhà cũ xin mua lại. Nài nỉ mãi không được, tôi đành mua căn nhà khác. Khi đã thực sự mất căn nhà cũ, tôi chợt xót xa, nếu như sau này văn hóa của dân tộc mình cũng mai một thì sao, biết tìm ai nữa mà mua. Tôi bắt đầu sưu tầm "chuyên nghiệp" từ đó..."


Cần mẫn và chuyên tâm vì quê hương, vì dân tộc như thế nên nhiều người biết ông, nghe tiếng ông đã tự tìm đến để đem cho những đồ dùng đã cũ của gia đình mình. Hơn 800 đồ vật đã sưu tầm, tuy giá trị vật chất không lớn nhưng ông quý trọng và nâng niu lắm. Ông bảo: "Đó không chỉ là những tinh hoa văn hóa của dân tộc mình mà còn là sứ giả đã, đang và sẽ mang những thông điệp lịch sử, văn hóa giáo, dục cho thế hệ con cháu mai sau...". Cũng bởi vậy, khách đến nhà có thể xem bộ sưu tập, nhưng dù muốn cũng không thể mua bất cứ thứ gì vì chủ nhà không bao giờ bán. Niềm đam mê đó cũng truyền lửa sang mấy người con, đặc biệt là cậu con trai cả Vi Văn Sơn. "Nó còn say mê, tích cực hơn cả cha trong việc lưu giữ các hiện vật liên quan đến văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào Thái. Đi đâu thấy có gì hay, vất vả, khó khăn mấy cũng tha về cho bằng được..." - ông Phúc tự hào khoe với chúng tôi.   


Với suy nghĩ con người sinh ra phải có nguồn gốc, lá rụng về cội, không chỉ lưu giữ, bảo tồn văn hóa vật thể, ông còn nhắc nhở cháu con phải luôn có ý thức trân trọng, giữ gìn ngôn ngữ, phong tục, tập quán của dân tộc, nề nếp gia phong của dòng họ. Ngôi nhà sàn ngày xưa mà ông cất công đem về dựng ở thị trấn, nay không những là nơi cất giữ các kỷ vật sưu tầm mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, hội họp quen thuộc. Ông cũng dành chiếc giường duy nhất ở nhà sàn để tiếp khách, tiếp bà con trong xã ra mỗi khi gia đình, dòng họ có việc ra thị trấn để họp bàn về chuyện học hành con trẻ, việc cưới, việc tang, mừng thọ người cao tuổi... Ông cũng đặc biệt lưu tâm đến việc gìn giữ tiếng nói dân tộc.

Vì thế, con cháu ông dùchức vị cao đến đâu, thì về đến nhà vẫn trò chuyện với nhau bằng tiếng Thái, mặc đồ của dân tộc Thái. Ngày Tết, gia đình ông là nơi hội tụ con em trong dòng họ, mọi người sẽ cùng đến, cùng nhau đánh chiêng, mổ lợn làm vía, uống rượu cần, chơi khắc luống tại nhà. Ngay cả bếp núc cũng được chia làm hai không gian, một không gian hiện đại, tiện nghi và một không gian mang đậm dấu ấn của người Thái với mâm mây, ghế mây, vò rượu từ bầu khô gác bếp, chõ hông xôi, nồi đồng nấu bánh chưng, chậu đồng... những bó hạt khô treo trên vách, những bông ngô gác bếp... Dù đã rời quê lên thị trấn nhiều năm, từng trải qua nhiều chức vụ, nhưng đến nay phong thái, lời ăn, tiếng nói của ông vẫn giữ nguyên như ngày còn ở Môn Sơn.


Chia tay ông, chia tay với "bảo tàng dân tộc Thái", trong chúng tôi dường như vẫn còn vẹn nguyên hình ảnh của một người cần mẫn say mê với kỷ vật cũ, vẫn còn lưu luyến mãi về những giá trị truyền thống mà bằng lòng đam mê kì lạ ông Phúc đã cất công tìm kiếm và lưu giữ từ nhiều năm qua.


Khánh Ly- Mỹ Hà

tin mới

Du lịch

Khát vọng phát triển du lịch miền Tây

(Baonghean.vn) - Miền Tây Nghệ An tiếp tục được quan tâm định hướng phát triển du lịch với các chương trình, dự án nhằm mang lại thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân theo tinh thần Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phụ nữ Thái ở Kỳ Sơn xoay xở giữ nghề truyền thống

Phụ nữ Thái ở Kỳ Sơn xoay xở giữ nghề truyền thống

(Baonghean.vn) - Nghề dệt thổ cẩm ở bản Buộc (xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn) có từ trăm năm nay. Và ngày nay, phụ nữ Thái ở bản Buộc hàng ngày vẫn cần mẫn bên khung cửi, tìm cách thay đổi mẫu mã, làm ra các sản phẩm mới để thích ứng với thị trường, giữ nghề truyền thống…

Độc đáo chợ phiên Nga My

Độc đáo chợ phiên Nga My

(Baonghean.vn) -Chợ phiên Nga My  (Tương Dương) là một điểm đến hấp dẫn đối với đông đảo du khách trong và ngoài vùng. Bởi đây không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào.

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Được ví như những người “truyền lửa” thắp sáng những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số, hiện những người cao tuổi ở miền Tây xứ Nghệ vẫn ngày đêm trao truyền những giá trị văn hoá của dân tộc mình với mong ước bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh Thành Chung

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở  miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 30/7, trong chương trình công tác tại Nghệ An, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ, huyện Quế Phong và hộ nghèo tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong.

Điểm tái định cư

Người dân vùng lũ Kỳ Sơn thấp thỏm chờ tái định cư

(Baonghean.vn) - Cơn lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022 đã khiến hàng trăm hộ dân Kỳ Sơn bị mất nhà cửa. Sau gần 1 năm chờ đợi, người dân vùng lũ vẫn chưa có nơi ở mới, nhiều hộ buộc phải dựng nhà tạm để sống trong khi mùa mưa lũ lại sắp cận kề.

Lê rừng

Xã vùng cao Kỳ Sơn vào mùa thu hoạch lê rừng

(Baonghean.vn) - Những ngày này, nhiều hộ dân ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) đang vào mùa thu hái mắc coọc (lê rừng). Đây là một loại cây ăn quả đặc trưng của đồng bào người Mông nên rất được người mua ưa chuộng.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

(Baonghean.vn) - Sáng 14/7, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy tới dự Lễ khánh thành cầu dân sinh bản Phà Mựt và khởi công cầu dân sinh bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Đây là các công trình do lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An kêu gọi, xây dựng hỗ trợ người dân vùng biên.

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

(Baonghean.vn) - Giữa những ngày nắng gắt, 35 hộ đồng bào Đan Lai ở bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông bất ngờ đón niềm vui khi được nhận quà tặng từ đoàn công tác chính quyền các cấp và tấm lòng hảo tâm của Nhóm thiện nguyện Niềm tin.

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) -  Được đưa vào khai thác từ năm 2022, điểm du lịch Hội Nguyên ở xã Yên Thắng, huyện Tương Dương có sức hút đối với nhiều người. Về đây, du khách được hòa mình vào sông nước, núi rừng và có được những giờ phút thư giãn, trải nghiệm thú vị.
Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

(Baonghean.vn) -  Là tộc người đã định cư ở Việt Nam hơn 400 năm, với số dân gần 1,4 triệu người, đông thứ 8 trong các dân tộc ở Việt Nam, nhưng tộc danh của người Mông vẫn chưa được công chúng hiểu và đọc , viết cho đúng. Ở Việt Nam, người Mông thường được gọi là “Hơ-Mông” hoặc “Mèo” ; còn trên các văn bản viết, người ta có khi viết “H’mông”, HMông, có khi lại viết Mông, Mèo. Như vậy, đâu mới là cái tên đúng nhất về dân tộc này và vì sao lại có những cách gọi , đọc, viết khác nhau như vậy? Bài viết dưới đây của một người Mông giải thích rõ về điều này.
Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

(Baonghean.vn) - Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.
ff

'Trốn nắng' ở vùng sinh thái Con Cuông

(Baonghean.vn) - Dòng sông Giăng xanh mát, thác nước Khe Kèm như mát xa vào thân người tắm ở giữa vùng rừng Con Cuông (Nghệ An) là những điểm đến lý thú để du khách "trốn nắng" hiệu quả trong mùa Hè. Đến đây du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc do đồng bào chế biến và hòa mình vào tiếng khèn, khắc luống cùng điệu múa sạp sôi động.
Động lực mới phát triển miền Tây

Động lực mới phát triển miền Tây Nghệ An

(Baonghean) - Động lực mới với chính quyền và người dân nơi miền Tây Nghệ An khi Quốc hội phê duyệt Nghị quyết về “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết triển khai thực hiện.
Món rêu đá ngày Tết

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

(Baonghean) - Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết.