Lễ hội hoa anh đào- Nét đẹp Nhật Bản giữa lòng Hà Nội

 Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản 2015 diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội đã thu hút hàng nghìn du khách đến thăm quan.
Đây là hoạt động do Hội Giao lưu văn hóa Việt Nam- Nhật Bản tổ chức để giới thiệu những giá trị văn hóa độc đáo của đất nước mặt trời mọc tới người dân Thủ đô và du khách quốc tế.
Đến với Lễ hội Hoa Anh đào năm nay, khách tham quan không chỉ được nhìn ngắm, chụp ảnh bên những cành hoa anh đào rực rỡ mà còn được hòa mình trong điệu múa truyền thống yosakoi, biểu diễn cosplay, trình diễn võ thuật Nhật Bản.
Khách thăm quan chụp hình với những cô gái trong trang phục kimono truyền thống của Nhật Bản.
Khách thăm quan chụp hình với những cô gái trong trang phục kimono truyền thống của Nhật Bản.
Gian hàng ẩm thực theo phong cách Nhật Bản.
Gian hàng ẩm thực theo phong cách Nhật Bản.
Tại lễ hội, nhiều hoạt động giới thiệu văn hóa truyền thống của đất nước mặt trời mọc cũng được tổ chức như: trưng bày, giới thiệu các loại hoa Sakura, các món ăn đặc trưng của Nhật như: Okonomi-yaki, Tako-yaki… Ngoài ra, khu vực tư vấn du học của các trường đại học tại Nhật Bản cung cấp những thông tin hữu ích cho những người dân Việt Nam có nhu cầu sang học tập tại đây.
Ông Vũ Khắc Liên, Chủ tịch Hội Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản cho biết: “Đây là kênh chia sẻ văn hóa rất hiệu quả, đã có đông người đến xem. Đặc biệt là các bạn trẻ đến tìm hiểu và thấy được giá trị văn hóa của Nhật Bản. Chúng ta có giới thiệu nhưng không nhiều lắm ở các lễ hội như này, chủ yếu là các bạn mang sang. Ví dụ như biểu diễn sumo- một môn thể thao rất đặc biệt của Nhật, rất ít khi họ đưa ra nước ngoài thì lần này họ đưa sang đây.”
Lễ hội hoa anh đào được tổ chức từ 11/4 đến 12/4 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.
Lễ hội hoa anh đào được tổ chức từ 11/4 đến 12/4 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.
Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản được tổ chức lần đầu tại Việt Nam vào năm 2007, mỗi năm thu hút hàng nghìn người tham gia, đặc biệt là các bạn trẻ.
Lễ hội Hoa Anh đào Nhật Bản 2015 là hoạt động thiết thực kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015) và 42 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Nhật./
Theo VOV.VN

tin mới

Trần Thị Trâm.

Người mẹ được cụ Phan gọi là Quốc mẫu và chuyện chiếc khăn tay tiễn con xuất dương

(Baonghean.vn) - Một người phụ nữ nhỏ bé, được giáo dục dưới sở học và lễ nghĩa phong kiến, nhưng bằng tài hoa, khí phách và lòng yêu nước vô bờ, đã vượt qua bao gian truân để 3 lần sang Xiêm mua vũ khí cho nghĩa quân. Đó là bà Trần Thị Trâm - người được cụ Phan Bội Châu khâm phục gọi là Quốc mẫu, "Tiểu Trưng", là nữ kiệt đất Hồng Lam.
Ném pao

Bản làng người Mông nô nức vào hội ném pao

(Baonghean.vn) - Dịp đầu năm mới, khắp các bản làng người Mông ở vùng cao Nghệ An lại nô nức bước vào hội ném pao. Đây là nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng người Mông mỗi dịp Tết đến Xuân về, đồng thời cũng là thời điểm các nam thanh nữ tú tìm hiểu nhau để nên duyên vợ chồng.
Người Mông Nghệ An

Lợn trong đời sống người Mông Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nếu như các dân tộc khác coi việc chăn nuôi lợn là để phục vụ đời sống đồng thời mang lại nguồn thu nhập cho gia đình, thì một số người Mông ở Nghệ An cho rằng lợn chỉ được dùng để giết thịt phục vụ cho các ngày lễ, Tết.
Bà Sầm Thị Vinh (áo trắng, ngoài cùng bên trái) dạy các thành viên trong CLB các làn điệu dân ca Thái. Ảnh: Chu Thanh

Người lưu giữ làn điệu dân ca Thái

(Baonghean.vn) - Đến với bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, già trẻ, trai gái trong bản không ai không biết đến bà Sầm Thị Vinh (1950), một trong số ít người “lưu giữ” được nhiều làn điệu dân ca của đồng bào dân tộc Thái.