Khắc phục rào cản trong chuyển giao công nghệ

(Baonghean) - Theo số liệu Bộ Khoa học Công nghệ công bố, tỷ trọng doanh nghiệp Việt Nam có công nghệ cao mới đạt khoảng 20,6%, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Philipines 29,1%, Indonesia 29,7%, Thái Lan 30,8%, Malaysia 51,3%, Singapore 73%). Trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (chiếm khoảng 1/3 tổng số doanh nghiệp), nhóm doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến chỉ khoảng 12% (chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), còn lại 88% thuộc loại trung bình và lạc hậu.
Tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đạt dưới 0,5% doanh thu (trong khi Hàn Quốc là 10%). Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2014, Việt Nam đứng thứ 68 trên tổng số 144 quốc gia được xếp hạng chỉ số cạnh tranh toàn cầu; trong đó mức độ sẵn sàng về công nghệ đứng thứ 99, vai trò các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) trong chuyển giao công nghệ đứng thứ 93, mức độ hấp thu công nghệ của doanh nghiệp đứng thứ 121, khả năng tiếp thu công nghệ mới của doanh nghiệp đứng thứ 123.
 Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng trên đây là do đa số doanh nghiệp Việt Nam chưa có tầm nhìn dài hạn, đang thiếu nhân lực trình độ cao và tiềm lực tài chính để đổi mới, nâng cấp công nghệ; doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ còn thấp. Việt Nam hiện có 1.200 tổ chức khoa học công nghệ (KHCN) gấp 2,5 lần so với năm 1995, trong đó 60% thuộc sở hữu nhà nước. Mặc dù số lượng tăng nhanh nhưng chất lượng hoạt động và khả năng sáng tạo của các tổ chức KHCN còn thấp. Trong khi đó chưa có những cơ chế hợp lý để đưa tiến bộ KHCN vào doanh nghiệp. 
 Sở dĩ doanh nghiệp Việt Nam lạc hậu về trình độ công nghệ là do đang có nhiều rào cản trong chuyển giao công nghệ. Đạt tới trình độ công nghệ tiên tiến chủ yếu là các doanh nghiệp FDI. Nhưng việc đổi mới, nâng cấp công nghệ ở các doanh nghiệp này (là công ty con) lại do các công ty mẹ ở nước ngoài quyết định. Các công ty nước ngoài đưa công nghệ vào Việt Nam chủ yếu là đầu tư dây chuyền gia công lắp ráp sản phẩm qua các doanh nghiệp FDI. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong quá trình chuyển giao công nghệ, do không có năng lực tài chính và do nhiều nguyên nhân khác (trong đó có sự chi phối của nhóm lợi ích, sự thao túng của những phần tử tham nhũng) đã dẫn đến tình trạng nhập các thiết bị giây chuyền công nghệ lạc hậu. Theo khảo sát của các chuyên gia kỹ thuật, ngành cơ khí của Việt Nam lạc hậu tới 4 thập kỷ so với mặt bằng kỹ thuật của thế giới. Công nghệ trong các ngành cơ khí sử dụng để sản xuất máy công cụ, máy động học, hàng tiêu dùng… hầu hết đều ra đời từ trước năm 1980, có tới 30% thiết bị tuổi thọ hơn nửa thế kỷ.
 Việc phân công lại lao động sau khi chuyển giao công nghệ cũng là một lực cản mà nhiều doanh nghiệp chưa vượt qua được. Do công nghệ lạc hậu, chất lượng lao động thấp nên lực lượng lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam (kể cả doanh nghiệp FDI) chủ yếu là lao động phổ thông. Khi chuyển giao công nghệ, những thiết bị hiện đại sẽ “đào thải” hàng loạt lao động chất lượng thấp ra khỏi dây chuyền. Đối với các doanh nghiệp tư nhân thì đó là chuyện bình thường. Còn đối với các doanh nghiệp nhà nước (hoặc doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa) thì giải quyết việc làm cho người lao động sau khi chuyển giao công nghệ là một gánh nặng. Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp không mặn mà với việc chuyển giao công nghệ, có doanh nghiệp khi chuyển giao công nghệ đã không lắp đặt một số thiết bị hiện đại, vẫn duy trì lao động thủ công để công nhân có việc làm. 
 Các chuyên gia kinh tế cho rằng, vấn đề cơ bản của Việt Nam hiện nay là phải đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển mô hình tăng trưởng bằng khai thác tài nguyên thiên nhiên, tận dụng lao động giá rẻ, tăng vốn đầu tư… sang mô hình tăng trưởng bằng công nghệ hiện đại, đi tắt đón đầu để theo kịp trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới. Muốn đạt mục tiêu đó thì Nhà nước phải có những cơ chế, chính sách cụ thể nhằm gạt bỏ rào cản, thúc đẩy doanh nghiệp chuyển giao công nghệ theo hướng ngày càng hiện đại. Cộng đồng các doanh nghiệp phải xem việc đầu tư đổi mới, nâng cấp công nghệ là giải pháp cơ bản, để tăng lợi nhuận, tăng năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững hơn.
Trần Hồng Cơ

tin mới

Người chăn nuôi bò sữa ở Nghệ An đang thực hiện công đoạn hút sữa. Ảnh: Việt Long

Khoảng trống thông tin

(Baonghean.vn) - Việc chạy theo thông tin mạng xã hội, đưa tin thiếu sự đào sâu, tìm hiểu về Clip người đàn ông đổ sữa là còn thiếu trách nhiệm với doanh nghiệp, với người chăn nuôi bò sữa, và với độc giả.
Ảnh đại diện Biến đặc sản thành hàng hóa

Biến đặc sản thành hàng hóa

(Baonghean.vn) - Nghệ An nổi tiếng với rất nhiều loại đặc sản ở khắp các vùng, miền. Tuy nhiên, việc biến đặc sản trở thành hàng hóa, góp phần phát triển sinh kế bền vững cho người dân bản địa thì vẫn đang dừng lại ở dạng tiềm năng...
mục đích cuối cùng

Mục đích cuối cùng

(Baonghean) - Suy cho cùng, người ta bán hàng đểu hay đánh thuế kiểu tận thu cũng đều nhắm tới một cái đích duy nhất là túi tiền của người dân.
Phòng thủ

Phòng ngự

(Baonghean.vn) - Phá đi “sự phòng ngự” chính là “vượt qua chính mình”, tự khẳng định mình và thể hiện vai trò, trách nhiệm, lương tâm, tình cảm của mình với Đảng, với Nhân dân.
báo chí điện tử đăng tải liều lượng mặt trái, mặt xấu

Liều lượng!

(Baonghean) - Phải có những hình thức phê bình, kiểm điểm, đánh giá và nhận xét xác đáng đối với những tờ báo, những địa chỉ báo chí điện tử đăng tải liều lượng mặt trái, mặt xấu.
Người tiêu dùng ở huyện Tương Dương hiện đang chỉ được một chọn lựa duy nhất là dùng xăng A95. Ảnh: Hồ Phương

Xăng E5 không lên núi?

(Baonghean.vn) - Ngược huyện núi 30a Tương Dương dịp này, lạ kỳ khi thấy ở các cửa hàng xăng dầu vắng bóng xăng sinh học E5. Chỉ duy nhất xăng A95 được bán với giá ngất ngưởng 20.690 đồng/lít.
Kiềm chế 'nhân tai'

Kiềm chế 'nhân tai'

(Baonghean) - Đợt mưa lũ đang diễn ra đã gần ở mức thảm họa; bởi diện ảnh hưởng rộng lớn từ miền Trung ra tới miền Bắc, thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Đau đớn nhất là có gần 100 người chết và mất tích.
Đôi điều về ý thức 'chung tay'

Đôi điều về ý thức 'chung tay'

(Baonghean.vn) - Ở quê, sau bão người dân tự giác dọn dẹp, mọi thứ đều sạch sẽ, gọn gàng. Ở phố, có nơi người dân chung tay thì công nhân môi trường bớt mệt, có nơi họ coi đó là việc của người khác.
Đi thảo cầm viên

Đi thảo cầm viên

(Baonghean) - Ngày lễ 2/9 vừa qua, gia đình mình không đi đâu xa mà chỉ loanh quanh trong thành phố. Cứ nghĩ mọi người đi chơi hết nên thành phố sẽ vắng, mọi người quyết định đưa bé Bim đi thảo cầm viên chơi. 
'Góp gió' để thành 'bão'

'Góp gió' để thành 'bão'

(Baonghean) - Nhiều người nói là công cuộc phòng chống tham nhũng của ta chưa khi nào làm mạnh và đạt được kết quả to lớn như thời gian vừa qua, ông thấy thế nào?
Để 'tàu 67' không rỉ

Để 'tàu 67' không rỉ

(Baonghean) - Phải nói ngay rằng: Nghị định 67 của Chính phủ về việc hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép để đánh bắt xa bờ là một chủ trương đúng khi tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp. Vấn đề là trong khi chúng ta không hề thiếu những chuyên gia hàng hải được đào tạo bài bản, nhưng suốt từ ngày có Nghị định 67, chưa hề thấy một chuyên gia nào cảnh báo về việc chuyển từ tàu thuyền đánh cá truyền thống sang tàu vỏ sắt thì sẽ như thế nào?
'Vô tính'

'Vô tính'

(Baonghean) - Trong đội ngũ có không ít người sống kiểu 'mũ ni che tai” phó mặc tất cả. Ai muốn làm gì thì làm, đúng hay sai mặc kệ miễn là không ảnh hưởng đến cá nhân mình. 
'Trích ngang' có quan trọng?

'Trích ngang' có quan trọng?

(Baonghean) - Có một thời quá nặng về “chủ nghĩa lý lịch”, dẫn đến một số địa phương, một số cơ sở… thực hiện “chủ nghĩa lý lịch” một cách máy móc, làm cho không ít người gặp khó khăn, vướng mắc.
Để nông nghiệp tỉnh nhà vượt qua thách thức hội nhập

Để nông nghiệp tỉnh nhà vượt qua thách thức hội nhập

(Baonghean) - Là một địa phương có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, dân số đông, phần lớn sống ở nông thôn và còn dựa nhiều vào sản xuất nông nghiệp, những năm qua, sản xuất nông nghiệp của Nghệ An đạt được những tiến bộ cả về sản lượng, năng suất, chất lượng. Tuy vậy, nhìn chung, năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp của Nghệ An chưa cao, chưa có thương hiệu mạnh, sức cạnh tranh còn nhiều hạn chế, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, xuất khẩu ra thị trường ngoài nước còn yếu.
Thi nhau… nhận khuyết điểm!

Thi nhau… nhận khuyết điểm!

(Baonghean) - Tránh tình trạng thi đua nhận khuyến điểm, nhưng sau đó là im lặng, các khuyết điểm không những không hạn chế, khắc phục, mà lại có nguy cơ tăng thêm.
Để huyện quê Bác phát triển xứng tầm, bền vững

Để huyện quê Bác phát triển xứng tầm, bền vững

(Baonghean) - Để Nam Đàn phát triển, cần phải thay đổi tư duy, tầm nhìn tạo ra bước đột phá trong phát triển du lịch; cùng đó là cần có cơ chế, thể chế để thay đổi “đẳng cấp” cho Nam Đàn, Tiến sỹ Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh.
Tẩu tán nhân sự

Tẩu tán nhân sự

Trong lịch sử tư pháp của nước ta, có lẽ đây là lần đầu tiên người ta nghe đến cụm từ “tẩu tán nhân sự”.
Hãy vì đại cục

Hãy vì đại cục

(Baonghean) - Đề xuất của Bộ Nội vụ về việc sáp nhập một số sở, ngành trong dự thảo Nghị định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các tỉnh, thành phố đã trở thành tâm điểm của dư luận.
Tội phạm 'chống lưng'

Tội phạm 'chống lưng'

(Baonghean) - Cách đây hơn một tuần, trong hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồng chí Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực nội chính đã yêu cầu xử lý nghiêm những hành vi bảo kê, “chống lưng” cho tội phạm. Nhưng qua những sự việc xảy ra gần đây cho thấy, cũng cần xử lý kiên quyết những hành vi “chống lưng” cho sai phạm.
Cần có cơ quan độc lập giám định quỹ BHYT

Cần có cơ quan độc lập giám định quỹ BHYT

(Baonghean) - Giải trình vấn đề thông tuyến khám chữa bệnh BHYT trước Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội trong ngày 1/3/2017, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Minh đã nêu lên một thực trạng buồn về sự cạnh tranh không lành mạnh của các cơ sở khám chữa bệnh (KCB), nhất là các cơ sở tư nhân như khuyến mãi, thu hút người bệnh bằng quà tặng, chỉ định nhiều dịch vụ kỹ thuật... khiến nhu cầu KCB tăng ảo. 
Phát triển doanh nghiệp gắn với nông nghiệp

Phát triển doanh nghiệp gắn với nông nghiệp

(Baonghean) - Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay doanh nghiệp là cơ sở, là một trong những động lực quyết định tốc độ và chất lượng của phát triển. Nguyên lý này càng có ý nghĩa đối với tỉnh Nghệ An, hay nói cách khác, phát triển doanh nghiệp gắn với kinh tế nông nghiệp, nông thôn là sự lựa chọn cần thiết trong chiến lược phát triển của Nghệ An.