Trò đánh thầy: Ai đau hơn ai?

(Baonghean) Bước vào năm học 2012-2013, trong khi toàn ngành Giáo dục tỉnh nhà đang nỗ lực khắc phục về khó khăn do thiên tai, mưa lũ gây ra để thi đua dạy tốt, học tốt, thì đã xảy ra một số chuyện buồn, trong đó buồn nhất là chuyện trò đánh thầy. Ấy là vào đầu tháng 10 này đã có đến hai vụ trò đánh thầy bị công luận và dư luận lên án gay gắt.


Ngày 2/10, thầy Hoàng Xuân Đông (Trường THPT Đặng Thai Mai, Thanh Chương) trên đường đi dạy về thì bị học trò Trần Văn Việt (SN 1995, học sinh lớp 12C3) tổ chức các đối tượng xấu để “trả thù” vì bị thầy nhắc nhở để đầu trọc. Ngày 7/10/2012, thầy giáo Vũ Hữu Thành đang ở trong Trường THPT Quỳnh Lưu 3 thì bị các học sinh Ngô Thành Đạt (SN 1995), Ngô Quang Đức (SN 1994) xông vào trường đuổi đánh tới tấp. Các vụ việc nói trên do có người can ngăn kịp thời nên chưa nguy hiểm đến tính mạng, mới chỉ xâm phạm và gây thương tích trên thân thể của các thầy giáo, nhưng thực sự đã gây tổn thất nặng nề về tâm lý, làm ảnh hưởng nghiêm trọng mối quan hệ thầy trò vốn dĩ rất tốt đẹp tại 2 ngôi trường này, rộng ra thì có ảnh hưởng ít nhiều đến hình ảnh truyền thống thầy trò tốt đẹp của đất học xứ Nghệ.


Hoạt động dạy và học ở ta không chỉ là hoạt động giáo dục đơn thuần, mà nó được nâng lên thành đạo học để biểu thị sự tôn kính đặc biệt. Đạo học tồn tại với đạo làm thầy, đạo làm trò. Đạo học không chỉ được lưu truyền bằng ca dao, tục ngữ, thành ngữ (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy; Không thầy đố mày làm nên; Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ mùng ba tết thầy…) mà bằng cả các công trình kiến trúc có vị trí đặc biệt trong đời sống cộng đồng. Tại trung tâm Kinh đô Thăng Long xưa, Hà Nội nay, Văn Miếu - Quốc Tử giám là trường đại học đầu tiên của nước ta, cũng là nơi thờ các tiên thánh, tiên sư của đạo Nho, thể hiện tình cảm, sự tôn kính đặc biệt của người Việt với đạo học. Điều đó cũng được tìm thấy tại các làng quê qua hình ảnh kiến trúc của các nhà văn thánh. Tất cả đều là sự cụ thể hóa của tâm lý, thái độ tôn vinh, tôn thờ đạo học đã thành truyền thống từ lâu đời ở ta.


Xã hội có nhiều đổi thay, mặt phải và mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường đồng thời thâm nhập mọi ngõ ngách của cuộc sống, làm thay đổi và chuyển hóa một số giá trị, đáng buồn thay, nó cũng không bỏ qua “ngôi đền thiêng” là môi trường sư phạm, hoạt động giáo dục, quan hệ thầy trò.


Trò đánh thầy, bất luận vì lý do gì, trước hết phải là lỗi của trò, là trò vô giáo dục, vô đạo. Đối với những học trò hư hỏng như thế này nếu không xử lý nghiêm, không có biện pháp nghiêm trị cứng rắn (được thực hiện đồng bộ ở gia đình, nhà trường, xã hội) thì sẽ có ảnh hưởng rất xấu, không chỉ trong nhà trường mà còn là ẩn họa khôn lường cho gia đình, xã hội sau này khi có những học trò cạo trọc đầu, bỏ học, uống rượu, chơi bời lêu lổng,… sΩn sàng cho thầy “biết tay”, “biết mặt” bằng quyền cước, gậy gộc, thì những ai có lương tri không khỏi lo lắng, xót xa.


Thầy bị trò đánh, trong hai trường hợp trên, được xác địnhkhông phải bị đánh nhầm, lỗi trò thì đã rõ, nhưng người ta không thể không tìm hiểu cả hai phía. Nghĩa là còn phải tìm hiểu nguyên nhân, cơn cớ sâu xa cả ở phía người thầy. Như một lẽ thường tình, điều mà người ta thường băn khoăn, không thể không nghĩ đến là vì sao làm thầy mà lại bị đánh (nhắc lại: trừ trường hợp bị đánh nhầm).

Nếu là một người thầy mẫu mực, có uy tín, đức cao vọng trọng, có phương pháp giáo dục, mô phạm và mực thước… lẽ nào vô cớ bị học sinh mình đuổi đánh hoặc tổ chức người đón đánh? Có thể, bản thân người thầy giáo đó không có lỗi và cũng là một thầy giáo mẫu mực, đức độ. Nhưng, khi học trò lớn lên đã phải nghe, phải đọc, phải nhìn thấy vô số những câu chuyện gần xa như: giáo viên đổi tình lấy điểm; giáo viên gạ tình không được thì trộm cắp tài sản; giáo viên tổ chức và tham gia đánh bạc; giáo viên đánh đồng nghiệp; giáo viên giết người;… Rồi hằng ngày phải tiếp xúc, chứng kiến những lời ăn tiếng nói, hành vi, cử chỉ “phi giáo dục” từ ngay chính một số người làm công tác giáo dục… Thì tránh sao được ảnh hưởng thiếu tích cực trongcái nhìn, trong tâm tư, tình cảm, ý thức, thái độ của học trò đối với người giáo viên, hình ảnh người giáo viên? Sự kính trọng, ngưỡng mộ, e rằng khó có thể là tình cảm, thái độ được mặc định sΩn để học sinh dành cho mọi giáo viên. Thay vào đó ít nhiều là tâm lý hoài nghi, dò xét, đánh giá, và những bùng nổ, những hành vi, biểu hiện bất thường của học trò...


Lâu nay, người ta bàn nhiều chuyện về giáo dục, chuyện nào cũng đáng ngẫm ngợi. Chuyện trò đánh thầy, càng ngẫm ngợi càng thấy đau. Cái đau đó, đâu chỉ đau cho thầy, mà đau cả cho trò, rộng ra là đau cho cả đạo học trong xã hội ngày nay.

Ngô Kiên

tin mới

Ảnh đại diện Biến đặc sản thành hàng hóa

Biến đặc sản thành hàng hóa

(Baonghean.vn) - Nghệ An nổi tiếng với rất nhiều loại đặc sản ở khắp các vùng, miền. Tuy nhiên, việc biến đặc sản trở thành hàng hóa, góp phần phát triển sinh kế bền vững cho người dân bản địa thì vẫn đang dừng lại ở dạng tiềm năng...
mục đích cuối cùng

Mục đích cuối cùng

(Baonghean) - Suy cho cùng, người ta bán hàng đểu hay đánh thuế kiểu tận thu cũng đều nhắm tới một cái đích duy nhất là túi tiền của người dân.
Phòng thủ

Phòng ngự

(Baonghean.vn) - Phá đi “sự phòng ngự” chính là “vượt qua chính mình”, tự khẳng định mình và thể hiện vai trò, trách nhiệm, lương tâm, tình cảm của mình với Đảng, với Nhân dân.
báo chí điện tử đăng tải liều lượng mặt trái, mặt xấu

Liều lượng!

(Baonghean) - Phải có những hình thức phê bình, kiểm điểm, đánh giá và nhận xét xác đáng đối với những tờ báo, những địa chỉ báo chí điện tử đăng tải liều lượng mặt trái, mặt xấu.
Người tiêu dùng ở huyện Tương Dương hiện đang chỉ được một chọn lựa duy nhất là dùng xăng A95. Ảnh: Hồ Phương

Xăng E5 không lên núi?

(Baonghean.vn) - Ngược huyện núi 30a Tương Dương dịp này, lạ kỳ khi thấy ở các cửa hàng xăng dầu vắng bóng xăng sinh học E5. Chỉ duy nhất xăng A95 được bán với giá ngất ngưởng 20.690 đồng/lít.
Kiềm chế 'nhân tai'

Kiềm chế 'nhân tai'

(Baonghean) - Đợt mưa lũ đang diễn ra đã gần ở mức thảm họa; bởi diện ảnh hưởng rộng lớn từ miền Trung ra tới miền Bắc, thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Đau đớn nhất là có gần 100 người chết và mất tích.
Đôi điều về ý thức 'chung tay'

Đôi điều về ý thức 'chung tay'

(Baonghean.vn) - Ở quê, sau bão người dân tự giác dọn dẹp, mọi thứ đều sạch sẽ, gọn gàng. Ở phố, có nơi người dân chung tay thì công nhân môi trường bớt mệt, có nơi họ coi đó là việc của người khác.
Đi thảo cầm viên

Đi thảo cầm viên

(Baonghean) - Ngày lễ 2/9 vừa qua, gia đình mình không đi đâu xa mà chỉ loanh quanh trong thành phố. Cứ nghĩ mọi người đi chơi hết nên thành phố sẽ vắng, mọi người quyết định đưa bé Bim đi thảo cầm viên chơi. 
'Góp gió' để thành 'bão'

'Góp gió' để thành 'bão'

(Baonghean) - Nhiều người nói là công cuộc phòng chống tham nhũng của ta chưa khi nào làm mạnh và đạt được kết quả to lớn như thời gian vừa qua, ông thấy thế nào?
Để 'tàu 67' không rỉ

Để 'tàu 67' không rỉ

(Baonghean) - Phải nói ngay rằng: Nghị định 67 của Chính phủ về việc hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép để đánh bắt xa bờ là một chủ trương đúng khi tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp. Vấn đề là trong khi chúng ta không hề thiếu những chuyên gia hàng hải được đào tạo bài bản, nhưng suốt từ ngày có Nghị định 67, chưa hề thấy một chuyên gia nào cảnh báo về việc chuyển từ tàu thuyền đánh cá truyền thống sang tàu vỏ sắt thì sẽ như thế nào?
'Vô tính'

'Vô tính'

(Baonghean) - Trong đội ngũ có không ít người sống kiểu 'mũ ni che tai” phó mặc tất cả. Ai muốn làm gì thì làm, đúng hay sai mặc kệ miễn là không ảnh hưởng đến cá nhân mình. 
'Trích ngang' có quan trọng?

'Trích ngang' có quan trọng?

(Baonghean) - Có một thời quá nặng về “chủ nghĩa lý lịch”, dẫn đến một số địa phương, một số cơ sở… thực hiện “chủ nghĩa lý lịch” một cách máy móc, làm cho không ít người gặp khó khăn, vướng mắc.
Để nông nghiệp tỉnh nhà vượt qua thách thức hội nhập

Để nông nghiệp tỉnh nhà vượt qua thách thức hội nhập

(Baonghean) - Là một địa phương có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, dân số đông, phần lớn sống ở nông thôn và còn dựa nhiều vào sản xuất nông nghiệp, những năm qua, sản xuất nông nghiệp của Nghệ An đạt được những tiến bộ cả về sản lượng, năng suất, chất lượng. Tuy vậy, nhìn chung, năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp của Nghệ An chưa cao, chưa có thương hiệu mạnh, sức cạnh tranh còn nhiều hạn chế, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, xuất khẩu ra thị trường ngoài nước còn yếu.
Thi nhau… nhận khuyết điểm!

Thi nhau… nhận khuyết điểm!

(Baonghean) - Tránh tình trạng thi đua nhận khuyến điểm, nhưng sau đó là im lặng, các khuyết điểm không những không hạn chế, khắc phục, mà lại có nguy cơ tăng thêm.
Để huyện quê Bác phát triển xứng tầm, bền vững

Để huyện quê Bác phát triển xứng tầm, bền vững

(Baonghean) - Để Nam Đàn phát triển, cần phải thay đổi tư duy, tầm nhìn tạo ra bước đột phá trong phát triển du lịch; cùng đó là cần có cơ chế, thể chế để thay đổi “đẳng cấp” cho Nam Đàn, Tiến sỹ Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh.
Tẩu tán nhân sự

Tẩu tán nhân sự

Trong lịch sử tư pháp của nước ta, có lẽ đây là lần đầu tiên người ta nghe đến cụm từ “tẩu tán nhân sự”.
Hãy vì đại cục

Hãy vì đại cục

(Baonghean) - Đề xuất của Bộ Nội vụ về việc sáp nhập một số sở, ngành trong dự thảo Nghị định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các tỉnh, thành phố đã trở thành tâm điểm của dư luận.
Tội phạm 'chống lưng'

Tội phạm 'chống lưng'

(Baonghean) - Cách đây hơn một tuần, trong hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồng chí Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực nội chính đã yêu cầu xử lý nghiêm những hành vi bảo kê, “chống lưng” cho tội phạm. Nhưng qua những sự việc xảy ra gần đây cho thấy, cũng cần xử lý kiên quyết những hành vi “chống lưng” cho sai phạm.
Cần có cơ quan độc lập giám định quỹ BHYT

Cần có cơ quan độc lập giám định quỹ BHYT

(Baonghean) - Giải trình vấn đề thông tuyến khám chữa bệnh BHYT trước Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội trong ngày 1/3/2017, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Minh đã nêu lên một thực trạng buồn về sự cạnh tranh không lành mạnh của các cơ sở khám chữa bệnh (KCB), nhất là các cơ sở tư nhân như khuyến mãi, thu hút người bệnh bằng quà tặng, chỉ định nhiều dịch vụ kỹ thuật... khiến nhu cầu KCB tăng ảo. 
Phát triển doanh nghiệp gắn với nông nghiệp

Phát triển doanh nghiệp gắn với nông nghiệp

(Baonghean) - Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay doanh nghiệp là cơ sở, là một trong những động lực quyết định tốc độ và chất lượng của phát triển. Nguyên lý này càng có ý nghĩa đối với tỉnh Nghệ An, hay nói cách khác, phát triển doanh nghiệp gắn với kinh tế nông nghiệp, nông thôn là sự lựa chọn cần thiết trong chiến lược phát triển của Nghệ An.